« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của toàn cầu hóa đến vai trò kinh tế của nhà nước và gợi ý đối với các quyốc gia đang phát triển


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI.
- Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường từ thế kỷ XV đến nay cho thấy luôn tồn tại một mối quan hệ rất cơ bản giữa một bên là thị trường và một bên là nhà nước.
- Tuy nhiên bản thân mối quan hệ cơ bản này không hề tồn tại trong trạng thái tĩnh mà nó liên tục vận động, biến đổi trong các không gian kinh tế cũng như thời gian khác nhau.
- Trong gần hai thập kỷ vừa qua, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có sự gia tăng mạnh mẽ, diễn ra toàn diện trên nhiều lĩnh vực: thương mại, tài chính, đầu tư, cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường… với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau, tạo ra những mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, sâu sắc và tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế trên thế giới.
- Quá trình toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên nền tảng các công cụ mới, với sự xuất hiện của những nhân vật mới, những thị trường mới, giá trị mới và vận động dựa trên khuôn khổ những quy tắc điều chỉnh mới 1 .
- Chính những yếu tố mới này đã và đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng đối với vai trò kinh tế của nhà nước..
- Trên cơ sở khái quát hướng tiếp cận của một số lý thuyết kinh tế chính về vai trò của nhà nước, bài viết góp phần làm rõ tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh hiện nay, từ đó rút ra một số hàm ý đối với các quốc gia đang phát triển trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường..
- Khái quát hướng tiếp cận của các lý thuyết kinh tế chính về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Nhìn một cách khái quát, mặc dù các trường phái lớn đều quan tâm đến mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước hay vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhưng cách tiếp cận cũng như các quan điểm cụ thể của các trường phái là rất khác nhau.
- Sự khác biệt này thường là do các điều kiện lịch sử cụ thể của kinh tế thị trường trong từng giai đoạn chi phối..
- Khi kinh tế thị trường xuất hiện với tư cách là một mô thức phát triển thì lúc đó tư duy của các nhà Trọng thương nghiêng về hướng đề cao một cách thái quá vai trò của nhà nước, thậm chí đến mức về sau này khi nghiên cứu lý thuyết của các nhà Trọng thương, A.Smith cho rằng nên đặt cho trường phái này tên gọi khác là “Chủ nghĩa can thiệp công cộng”.
- Trong giai đoạn kế tiếp bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII, đến đầu thế kỷ XIX, khi kinh tế thị trường được xác lập với tư cách là một mô thức phát triển vận hành theo cơ chế mang tính điển hình của thời điểm này gọi là kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, cách nhìn của phái Trọng nông và phái Cổ điển Anh về vai trò của nhà nước lại thay đổi căn bản theo hướng giảm càng nhiều càng tốt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và nới lỏng càng nhiều càng tốt khoảng không tự do để các quan hệ thị trường phát huy tối đa khả năng điều tiết của nó.
- XIX kéo dài tới trước cuộc Đại suy thoái khi mà kinh tế thị trường với tư cách là mô thức phát triển đã ăn sâu, bám rễ một cách vững chắc không chỉ ở khu vực Tây Âu mà còn được nhân rộng ra ở các châu lục khác như Bắc Mỹ, Úc, châu Á (Nhật Bản) thì cách nhìn của các đại biểu Tân cổ điển về vai trò của nhà nước lại thay đổi khác hẳn so với cách nhìn của các trường phái trước.
- Tân cổ điển một mặt vẫn nhất quán với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa tự do kinh tế do A.Smith khởi xướng, nhưng mặt khác lại thừa nhận những trục trặc, đổ vỡ lớn đã xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở giai đoạn cận và hiện đại.
- Và khi hệ thống kinh tế thị trường phương Tây vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế chúng ta lại thấy xuất hiện cách tiếp cận hệ thống lý thuyết và quan điểm mới của J.M.
- Ông cố cắt nghĩa những căn nguyên dẫn đến đại khủng hoảng và tìm thấy căn nguyên đó từ những khuyết tật có thật của thị trường.
- Do vậy, ông đã đưa ra một cách thức mới về vai trò của nhà nước thông qua những chương trình, chính sách công cộng, thông qua việc sử dụng chính sách vĩ mô, đặc biệt là sự điều tiết của nhà nước đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
- Luận thuyết của Keynes trên thực tế khi ứng dụng vào các nước phương Tây đã có tác dụng điều chỉnh một cách hiệu quả các hoạt động kinh tế.
- Chính từ đây các nhà kinh tế hiện đại đi theo khuynh hướng tự do kinh tế mới lại cho rằng căn gốc của cuộc khủng hoảng mới xét về phương diện lý luận là do Chính phủ các nước phương Tây đã lạm dụng thái quá cách thức điều tiết chủ quan của Keynes đến mức phình sự can thiệp của nhà nước quá giới hạn cần thiết của nó.
- Hai dòng lý thuyết kinh tế lớn theo chủ nghĩa tự do mới và theo trào lưu chính hiện đại đã gặp nhau và giao thoa.
- Từ việc hệ thống hóa cách tiếp cận của một số trường phái kinh tế lớn về vai trò của nhà nước, có thể khẳng định rằng không có một khuôn mẫu lý thuyết nào mang tính vạn năng có thể giải quyết trọn vẹn mọi tình huống cụ thể liên quan đến sự xung đột giữa thị trường và nhà nước.
- Bởi lẽ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong bối cảnh đương đại của thế giới hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đã phủ kín trên quy mô toàn cầu cùng với sự xuất hiện của những nhân tố mới đã thay đổi một cách căn bản so với cách đây vài chục năm..
- Toàn cầu hóa với vai trò kinh tế của nhà nước.
- Xuất phát từ lịch sử phát triển của kinh tế thị trường từ trước đến nay có thể nhận thấy, kinh tế thị trường dù có đa dạng đến mấy thì trên thực tế nó không thể tách rời vai trò của nhà nước.
- Sự khác biệt giữa các giai đoạn lịch sử, giữa các quốc gia ở chỗ tính chất của Nhà nước như thế nào, mức độ, phạm vi can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế ra sao và hệ quả từ việc can thiệp đó trên cơ sở chức năng cơ bản của nhà nước: đảm bảo tính hiệu quả (mà thực chất là “sửa chữa” các thất bại của thị trường), bảo đảm tính công bằng và sự ổn định vĩ mô 2.
- 2 Martin Wolf (2002), “Liệu Nhà nước quốc gia có thể tồn tại cùng với toàn cầu hoá không.
- Vì vậy, làm tốt 3 chức năng này cũng có nghĩa là Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc điều tiết nền kinh tế..
- Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với nó là sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang tạo ra những tác động sâu sắc tới vai trò kinh tế của nhà nước theo hai khía cạnh:.
- Thứ nhất, những điều kiện kinh tế mới, điều kiện thị trường và công nghệ mới đã và đang làm thay đổi tính chất của những thất bại của thị trường, đặt ra những vấn đề mới về phạm vi và mức độ can thiệp của nhà nước trong việc giải quyết các thất bại của thị trường..
- Ngày nay, tại nhiều quốc gia, chính phủ đã bắt đầu rút dần khỏi một số hoạt động, nhường chỗ cho các thị trường hoạt động tương đối hiệu quả phát triển trong các khu vực này.
- Tại Trung Quốc, Malaysia và Philipin, các nhà đầu tư tư nhân đã lập các dự án phát điện độc lập và làm tăng thêm công suất phát điện, góp phần làm giảm nhẹ những thiếu thốn nghiêm trọng về điện và khiến các nguồn tài chính tư nhân có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn lực nhà nước.
- Quá trình toàn cầu hóa cùng với những khía cạnh đa dạng của nó đang mở ra những thay đổi to lớn về cách thức mà thị trường hoạt động hoặc có thể hoạt động.
- Sự cạnh tranh từ bên ngoài có thể làm cho các thị trường trong nước trở nên hiệu quả hơn bằng cách tăng cường sức ép cạnh tranh đối với những cái mà trước đây là độc quyền nội địa.
- Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa làm cho đường biên giới giữa các quốc gia mờ đi và ít bị giới hạn hơn, từ đó mở ra cho các cá nhân cũng như cho nhà nước nhiều khả năng lựa chọn hơn.
- Trong một số lĩnh vực, việc tiếp cận với các thị trường nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn mới bên cạnh những cái trước đây theo truyền thống là do thị trường nội địa cung cấp hoặc chủ yếu do khu vực công cộng cung cấp..
- Ngày nay, một chính phủ không cần thiết phải can thiệp vào thị trường với tư cách là nhà cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó khi mà các cá nhân trong nước có thể tiếp cận với nhiều sự lựa chọn từ bên ngoài một cách dễ dàng hơn và với giá rẻ hơn.
- Những bước phát triển này đang làm giảm đáng kể sự biện hộ cho việc can thiệp của nhà nước vào thị trường với vai trò một nhà cung cấp hay với tư cách là một nhà độc quyền trong rất nhiều lĩnh vực.
- Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch, khả năng có thể kiểm soát và nghĩa vụ cung cấp các thông tin đáng tin cậy của thị trường..
- Sự phát triển lớn mạnh của các thị trường tài chính, bao gồm sự vận động ngày càng gia tăng của các luồng vốn quốc tế, cũng đang dần loại bỏ cơ sở lý lẽ cho rằng nhà nước cần đảm đương công việc phân bổ các khoản tiết kiệm và tín dụng tư nhân như vẫn thường diễn ra ở nhiều quốc gia cho đến một vài thập kỷ gần đây.
- Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ không có chỗ cho cái mà các nhà kinh tế gọi là "các khoản cho vay chính sách".
- Trong các thị trường tài chính cũng như trong các khu vực đã đề cập, nhà nước phải thực hiện một chức năng đặc biệt quan trọng đó là giám sát và điều chỉnh.
- Chức năng này không thể hoặc không nên để cho khu vực tư nhân đảm nhận mà nhà nước cần thực hiện nó một cách nghiêm túc.
- Đây phải được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà nước..
- Thứ hai, toàn cầu hóa đang làm gia tăng mạnh mẽ sự mở cửa, đan xen và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
- Quá trình này đang dẫn đến việc xem xét lại khái niệm và vai trò của nhà nước, vốn theo truyền thống dựa trên ba nguyên tắc cấu thành: chủ quyền, lãnh thổ và an ninh.
- Sự phát triển nhanh chóng và sự bành trướng mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, sự vận động liên tục của các luồng tài chính, sức ép cạnh tranh, vai trò của các tổ chức phi chính phủ, cùng những quy tắc, luật lệ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ làm thay đổi vị thế và vai trò của nhà nước quốc gia..
- Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tài chính khổng lồ đang chi phối các hoạt động kinh tế toàn cầu.
- Bằng sức mạnh của mình, chúng đang thao túng, khống chế, thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác dụng của các chính sách kinh tế của các nhà nước quốc gia riêng rẽ.
- Bên cạnh đó, sự can thiệp và những điều kiện của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, sự chi phối, khống chế của các cường quốc lớn (chủ yếu là các nước G7), sự vận động, gây sức ép của các tổ chức phi chính phủ cũng đang tạo ra những áp lực, ảnh hưởng, làm giảm sút vai trò của nhà nước, gây nên sự bất lực của nhiều chính phủ trước sự vận động của quá trình toàn cầu hóa..
- Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, khả năng kiểm soát và điều tiết cấp vĩ mô, cái vốn được coi là đặc quyền của nhà nước, cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
- Việc quốc tế hóa kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt để giành giật đầu tư nước ngoài, cùng với sự hiện diện của những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp cũng khiến cho nhà nước không thể hy vọng đánh thuế thu nhập cá nhân và công ty theo các thuế suất cao hơn nhiều mức chuẩn mực toàn cầu mà vẫn thu hút được đầu tư.
- Điều này cũng cho thấy việc điều tiết nền kinh tế quốc dân của nhà nước bằng chính sách bảo hộ mậu dịch và thuế quan đã giảm hiệu lực đáng kể.
- Việc giảm các nguồn thu từ thuế đang làm giảm khả năng của nhà nước trong việc thực hiện nhiều hoạt động đòi hỏi nguồn chi tiêu công cộng lớn.
- Chính điều này đang đặt ra áp lực đòi hỏi các chính phủ phải gọn nhẹ hơn và hiệu quả hơn, đồng thời các chương trình hành động của chính phủ phải được cân nhắc kỹ càng và tập trung vào các chức năng thực sự cơ bản và chính đáng của nhà nước..
- Việc xây dựng năng lực của nhà nước có nghĩa là xây dựng sự cộng tác và những thể chế tổ chức có hiệu quả hơn trên phạm vi quốc tế cũng như trong nước.
- Hoà bình thế giới, một môi trường toàn cầu bền vững, một thị trường toàn cầu về hàng hóa dịch vụ và tri thức cơ bản là những ví dụ về hàng hóa công cộng toàn cầu..
- Các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, tội phạm, bùng nổ dân số, HIV/AIDS và các chính sách kinh tế vĩ mô.
- Không chỉ chịu sức ép cạnh tranh và sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên phạm vi quốc tế, ngay trong phạm vi quốc gia, nhà nước cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm đương vai trò điều tiết của mình.
- Nhà nước đang ngày càng phải chứng kiến nhiều luồng chu chuyển đủ loại đi qua lãnh thổ nước mình, trong khi bản thân Nhà nước thì ngày càng mất dần khả năng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phân luồng và khi cần thì ngăn chặn: đó là các luồng di cư, luồng hàng hóa, tiền tệ, và đặc biệt là luồng thông tin..
- Việc dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội đã nâng cao vị thế và tiếng nói của người dân và các cộng đồng dân sự.
- Như vậy, vai trò của nhà nước quốc gia, tính độc lập của các chính sách quốc gia đang có sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Hơn lúc nào hết, vai trò của nhà nước phải trở nên tinh vi hơn, và đạt đến một tính chất mới.
- Nhà nước phải là người tạo ra và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho các chủ thể của nền kinh tế hoạt động hiệu quả..
- Một số gợi ý về chính sách đối với các nước đang phát triển trong việc xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là tốc độ biến đổi, vận động nhanh chóng của các quá trình kinh tế - xã hội, sự thay đổi vị thế, vai trò của các nhân tố trong nước và quốc tế, nhà nước tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề như sự phổ biến nhanh chóng của công nghệ, áp lực về dân số ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, giảm nghèo khổ hay sự hội nhập toàn cầu ngày càng sâu sắc của các thị trường và việc chuyển sang những hình thức chính phủ dân chủ hơn 4 .
- Vấn đề được đặt ra hiện nay là cần xác định mối tương quan giữa nhà nước và thị trường, trong đó nhà nước đóng vai trò như thế nào.
- Trước hết cần phải khẳng định, không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững nếu không có một nhà nước hoạt động có hiệu quả.
- Một nhà nước có hiệu quả, chứ không phải một nhà nước với vai trò chi phối nền kinh tế.
- Hay nói cách khác, nhà nước phải hoạt động để bổ sung cho các thị trường chứ không phải là thay thế cho các thị trường đó.
- Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia trên thế giới cần đến một kiểu nhà nước có khả năng linh hoạt cao hơn.
- Tuy nhiên, sự lựa chọn và sự ưu tiên cho chức năng này hay chức năng khác của nhà nước đối với từng xã hội là khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia..
- Đối với các nước phát triển, quá trình giảm điều tiết của nhà nước bằng cách đa dạng hóa hệ thống dịch vụ công cộng, chuyển dần hệ thống đó vào tay khu vực tư nhân là một đòi hỏi tất yếu.
- của nhà nước lại tăng lên đáng kể..
- Trong khi đó, với các nước đang phát triển, vấn đề đặt ra đối với vai trò của Nhà nước tại các nước này đã trở nên phức tạp hơn nhiều.
- Hầu hết các nước đang phát triển đều đang trong một quá trình kép: vừa tiến hành xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, vừa.
- tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới biến đổi nhanh.
- Đây là hai nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi nhà nước ở các quốc gia này phải có những chức năng nhạy bén, uyển chuyển cao hơn trước..
- Thứ nhất, nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các quan hệ thị trường:.
- Nhà nước cần cung cấp cho thị trường một khung pháp lý vững chắc, không chỉ bao gồm hệ thống luật và quy định, mà còn bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế thi hành luật, giải quyết tranh chấp như: toà án.
- Mặt khác, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhà nước phải tái cấu trúc, tức là phải biến đổi sao cho có một cơ chế hoạt động tương đồng với hệ thống pháp luật và thông lệ quốc tế thông qua các ràng buộc trong các hiệp định song phương, đa phương và với những yêu cầu chung từ phía các nước phát triển..
- Nhà nước cũng cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính, củng cố khu vực tài chính trong nước, tránh bóp méo giá cả, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư.
- Sự ổn định kinh tế vĩ mô có quan hệ mật thiết với tăng trưởng.
- Việc duy trì thương mại tự do, thị trường vốn và các quy định đầu tư cũng là những yêu cầu đặt ra đối với nhà nước.
- Các thị trường mở cung cấp những cơ hội tốt cho người dân và doanh nghiệp trong việc tăng khả năng tiếp cận với nguồn cung ứng thiết bị, công nghệ, tài chính cũng như trình độ quản lý hiện đại.
- Tuy nhiên, một nền kinh tế mở hơn cũng đi liền với việc phải tiếp xúc nhiều hơn với những rủi ro từ bên ngoài, làm cho các chính phủ theo đuổi những chính sách không nhất quán càng phải trả giá nhiều hơn.
- Điều này đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước trong việc phải thiết lập và duy trì một hệ thống chính sách phù hợp, nhất quán nhưng phải bảo đảm tính linh hoạt để sẵn sàng đối phó với nhiều thay đổi và rủi ro có thể xảy ra..
- Đối với các nước đang phát triển hiện nay, việc để cho thị trường vận hành hiệu quả chiếm vị trí ưu tiên so với việc làm cho thị trường vận hành hiệu quả.
- Đối với Nhà nước, việc giải toả những biến dạng thị trường do chính sách của nhà nước gây ra và xây dựng nền tảng định chế của nền kinh tế thị trường là quan trọng hơn nhiều so với việc tìm kiếm và sửa chữa những thất bại cố hữu của thị trường..
- Thứ hai, nhà nước can thiệp vào thị trường trong bối cảnh hiện nay cần phải tính đến các tính chất mới của các thất bại thị trường:.
- Trước hết, nhà nước không cần tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà thị trường có khả năng cung cấp hoặc có thể nhập khẩu.
- Tuy nhiên, Nhà nước cần huy động thêm nguồn lực cần thiết để thực hiện bằng cách giải phóng tiềm năng của khu vực tư nhân, không phải để thay thế mà là để bổ sung cho khu vực nhà nước trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ này..
- đã làm thay đổi quan hệ giữa Nhà nước và thị trường..
- Đối với các ngành này, vai trò của Nhà nước là tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.
- Các thị trường nước ngoài đã trở nên dễ tiếp cận hơn, ngày càng minh bạch nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet và sự vận động tự do của các luồng vốn..
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho các Chính phủ cũng như người dân nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mà trước đây không có hoặc rất đắt đỏ trong thị trường nội địa.
- Do đó, nhà nước cần tính đến các yếu tố này trong quá trình can thiệp và đưa ra chính sách phù hợp đối với các lĩnh vực này, bao gồm cả giáo dục, y tế và lương hưu..
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, một trong các thất bại của thị trường vẫn cần đến sự can thiệp và kiểm soát của Nhà nước.
- Cơ chế thị trường không đánh giá các nguồn tài nguyên môi trường một cách thoả đáng, các đánh giá về môi trường không được xem xét đầy đủ trong những quyết định về sản xuất và tiêu dùng.
- Mặt khác, các nước đang phát triển đang trong quá trình hội nhập kinh tế, do đó, nền kinh tế của các quốc gia này càng phải tiến gần hơn đến chuẩn mực quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường.
- Do đó, Nhà nước tại các quốc gia này sẽ có khả năng thành công cao hơn trong việc ngăn chặn sự phá hoại môi trường của các thị trường tư nhân tự do nếu dựa vào các thông tin công cộng, sự tham gia của người dân và những quy định pháp luật.