« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG CỦA TRỒNG LÚA ĐẾN NUÔI TÔM TỪ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG LÚA ? TÔM VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA TRỒNG LÚA ĐẾN NUÔI TÔM TỪ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG.
- LÚA – TÔM VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của việc trồng lúa đến hiệu quả nuôi tôm trong hệ thống lúa tôm quảng canh cải tiến ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể tại xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
- Nghiên cứu được thực hiện bằng điều tra với phiếu câu hỏi có cấu trúc trên 120 hộ đang canh tác mô hình này ở nhiều mức độ trồng lúa khác nhau.
- Kết quả phân tích cho thấy rằng trồng lúa có tác động kinh tế tích cực đến hiệu quả nuôi tôm cũng như hiệu quả toàn hệ thống lúa tôm khi so sánh với mô hình chỉ nuôi tôm độc canh (không trồng lúa trên ruộng lúa – tôm).
- Các chính sách khuyến khích và biện pháp giúp người dân trồng lúa luân canh hiệu quả trên ruộng lúa – tôm, nhất là sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu mặn và tập huấn các kỹ thuật canh tác cho người dân là cần thiết thực hiện, góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ven biển..
- Từ khóa: hệ thống lúa – tôm, tác động, phát triển bền vững.
- có những chuyển biến đáng kể, từ sản xuất lúa mùa một vụ và khai thác thủy sản tự nhiên chiếm đại đa số đến canh tác lúa 2 – 3 vụ, hoa màu, và đặc biệt là hệ thống canh tác kết hợp lúa – tôm sú (gọi tắt là hệ thống lúa – tôm).
- Hệ thống canh tác lúa – tôm được sản xuất với mức độ quảng canh và quảng canh cải tiến, đến nay diện tích của hình thức sản xuất này lên đến 120.000 ha và sẽ phát triển đến 200.000 ha trong các năm tiếp theo như kế hoạch của ngành nông nghiệp (Bộ NN&PTNT 2004).
- Hệ thống canh tác này đã mang lại lợi ích kinh tế cho người dân ở vùng này nhờ giá trị cao của tôm sú, đồng thời có thêm nguồn thu nhập từ lúa trong hệ thống.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy năng suất tôm của hệ thống này có thể đạt 300 đến 450 kg/ha và giá tôm sú tại ruộng từ 120.000 đến 130.000 đồng/kg, trong khi năng suất lúa cũng được cải thiện đáng kể, đạt từ 4,5 tấn/ha đến 5,0 tấn/ha, làm cho lợi nhuận trung bình của toàn hệ thống đạt từ 20 – 30 triệu đồng/ha (Thao 2010, Tâm 2010)..
- Tuy nhiên, hệ thống này vẫn thường gặp rủi ro từ hai thành phần lúa và tôm.
- Nắng hạn bất thường trong vụ lúa, nhất là giai đoạn đầu vụ làm chết lúa và mặn xâm nhập sớm cuối vụ làm lúa giảm năng suất.
- Theo số liệu khí tượng của tỉnh Bạc Liêu, có khoảng 60% khả năng xảy ra hạn hán hàng năm ảnh hưởng cục bộ giảm năng suất lúa (Sa 2008).
- Dịch bệnh tôm do chất lượng môi trường nước xấu làm tôm chết hàng loạt là rủi ro quan trọng nhất làm giảm lợi nhuận của người dân, thậm chí nếu xảy ra nhiều năm dẫn đến nợ nần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghèo đói (Dũng 2009, Brennan D 2003, Sinh 2005, Hossain 2006).
- Độ biến động năng suất và lợi nhuận của tôm được nghiên cứu trong giai đoạn lần lượt là 190% và 307% (Khiêm 2007).
- Dù do yếu tố nào thì kết quả sau cùng của hệ thống được lượng giá bằng các chỉ số năng suất lúa, tôm và lợi nhuận của hệ thống.
- Chính vì vậy, nghiên cứu này không đi sâu phân tích các chỉ số sinh hóa môi trường đất và nước mà tập trung phân tích tác động của trồng lúa đến năng suất và lợi nhuận của tôm nuôi trong hệ thống canh tác lúa – tôm thông qua các chỉ số kinh tế.
- Nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2011 tại xã Thuận Hòa, một địa bàn điển hình cho mô hình sản xuất lúa – tôm quảng canh cải tiến của huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang..
- Kinh tế chủ yếu của huyện là nông – lâm – ngư nghiệp.
- hệ thống này gia tăng trung bình lần lượt là 98% và 199% hàng năm trong hơn 10 năm qua (Hình 2)..
- Hình 2: Phát triển nuôi tôm trong hệ thống lúa – tôm huyện An Minh (Nguồn: Số liệu của Phòng NN&PTNT An Minh).
- Diện tích sản xuất nông nghiệp là 6.078 ha, được phân thành 4 vùng sinh thái, gồm (i) vùng tôm – lúa có diện tích 4.312 ha.
- Vùng (i) được quy hoạch cho hệ thống lúa – tôm nhờ có hệ thống đê bao Canh Nông trong hệ thống đê bao ngăn mặn của huyện và có hệ thống cống điều tiết nước mặn ngọt theo mùa cho nuôi tôm và trồng lúa.
- Tôm nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến trong vùng này đạt năng suất từ 234 kg/ha đến 290 kg/ha, trong khi lúa có năng suất rất thấp và không ổn định, biến động giữa các hộ nuôi.
- Thậm chí một số hộ không trồng lúa hoặc trồng lúa nhưng không thu hoạch được do hạn hán và nhiễm mặn cuối vụ.
- Tuy nhiên cũng có hộ trồng lúa và thu hoạch đạt năng suất khá cao trên dưới 3 tấn/ha (Báo cáo hàng năm của Ủy ban Nhân dân xã Thuận Hòa, 2010)..
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 120 hộ sản xuất mô hình lúa – tôm quảng canh cải tiến trên 8 ấp trải đều trong xã Thuận Hòa, tương ứng 15 nông hộ trên mỗi ấp.
- Đặc biệt, số liệu thu thập chú ý đến giống lúa được trồng, phương thức thu hoạch tôm liên quan đến cách thả giống tôm (thu tỉa và thả giống bổ sung định kỳ.
- vật nuôi Tôm - Tôm – Tôm Lúa .
- Các chỉ số trung bình của năng suất lúa, tôm, chi phí, tổng thu, lợi nhuận trên đơn vị diện tích được so sánh và xử lý thống kê bằng kiểm định trung bình t – test hoặc phân tích phương sai có giả định phương sai không đồng nhất để tìm sự khác biệt giữa các nhóm nghiệm thức đem so sánh.
- Các nghiệm thức được phân tích để thấy được tác động của trồng lúa đến năng suất và lợi nhuận tôm trên đơn vị diện tích, chúng được tóm tắt như mô tả dưới đây..
- Hình 4: Các nghiệm thức phân tích.
- 3.1 Hiệu quả sản xuất lúa trong hệ thống lúa tôm.
- Lợi nhuận toàn hệ thống lúa – tôm (1.000 đ/ha).
- Nghiệm thức so sánh Kết quả cần kiểm định.
- (i) Không trồng lúa.
- (ii) Có trồng lúa, năng suất lúa = 0 (iii) Có trồng lúa, năng suất lúa >.
- Năng suất tôm (kg/ha) Lợi nhuận tôm (1000 đ/ha).
- Có 12 hộ không trồng lúa trên ruộng tôm trong vụ mùa vừa qua.
- Do yếu tố hạn hán và xâm nhập mặn cuối vụ mà năng suất lúa trung bình rất thấp, mặc dù có vài hộ có năng suất lúa khá cao, cao nhất 4,65 tấn/ha.
- Do tâm lý sợ bị mất mùa nên nhìn chung người dân đã đầu tư thấp cho việc trồng lúa.
- Với cách đầu tư lao động và vật tư thấp như nói ở trên cộng thêm rủi ro về thời tiết nên năng suất lúa trung bình rất thấp, kéo theo trung bình tổng thu thấp và lợi nhuận bị âm..
- Bảng 1: Các chỉ số kinh tế và năng suất lúa trồng trên ruộng tôm.
- Các chỉ số Đơn vị Giá trị (n=106).
- Chi phí giống 1.000 đ/ha 1.254.488 Lao động đầu tư Ngày/ha 17 Chi thuê mướn 1.000 đ/ha 1.521.877 Chi phân bón và thuốc 1.000 đ/ha 1.888.455 Năng suất trung bình Kg/ha 544 Năng suất cao nhất Kg/ha 4.615 Tổng chi phí 1.000 đ/ha 4.953.689.
- Tổng thu 1.000 đ/ha 3.094.697.
- Lợi nhuận 1.000 đ/ha -1.858.993.
- 3.2 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của các phương thức thả giống tôm.
- Tôm là nguồn thu nhập chính trong hệ thống lúa – tôm.
- Do giá trị tôm cao trên thị trường, ngày càng có nhiều nông hộ mong muốn nuôi tôm nhiều hơn trong hệ thống cả về khía cạnh thời gian và lượng giống.
- Chính vì vậy, trong cộng đồng được khảo sát có 2 nhóm phương thức khác nhau trong cách thu hoạch và thả giống tôm.
- Phương thức thứ hai (PT2) là thả từng đợt đi đôi với thu hoạch dứt điểm, sau đó cải tạo mương rồi mới thả tiếp đợt giống khác để rồi thu hoạch tôm đợt sau cùng vào cuối mùa nắng.
- Bảng 2: Các chỉ số kỹ thuật chủ yếu trong nuôi tôm theo cách thu hoạch tôm Các chỉ số Thu tỉa.
- Số lần thả giống .
- Bảng 3 trình bày sự không khác biệt về năng suất và lợi nhuận ròng của PT 1 và PT 2 trong sản xuất tôm.
- PT 1 có khuynh hướng cho năng suất tôm trên hectare cao hơn chút ít so với PT 2 nhưng sự chênh lệch năng suất này không khác biệt thống kê.
- Ngược lại PT 1 cho lợi nhuận ròng thấp hơn so với PT 2 sự chênh lệch này không nhiều và không khác biệt thống kê.
- Tổng thu và lợi nhuận cao ở PT 2 so với PT 1 là do tổng chi phí của phương thức này thấp hơn, trong đó chi phí con giống ít hơn và kích cỡ của tôm thương phẩm thu hoạch to hơn nên bán với giá cao hơn..
- Bảng 3: Các chỉ số kinh tế và kỹ thuật của nuôi tôm theo cách thu hoạch tôm Các chỉ số Đơn vị Thu tỉa.
- T Khác biệt (α=5%) Diện tích Ha ns.
- Năng suất Kg/ha ns.
- Tổng biến phí 1000đ/ha ns Tổng thu 1000đ/ha ns Lợi nhuận 1000đ/ha ns 3.3 Tác động của trồng lúa đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm và toàn hệ thống Qua phân tích hiệu quả kinh tế của trồng lúa trong hệ thống lúa – tôm cho thấy rằng lúa không mang lại lợi nhuận cao, thậm chí lỗ vốn khi chỉ xét riêng lẻ.
- Vì vậy một số hộ không trồng lúa trong ruộng tôm.
- Tuy nhiên khi xét trên bình diện hệ thống, lúa có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của nuôi tôm.
- Bảng 4 so sánh các chỉ số kinh tế và kỹ thuật của các mức độ trồng lúa lên hiệu quả kinh tế của từng thành phần lúa, tôm cũng như toàn hệ thống lúa – tôm..
- Ở nghiệm thức không trồng lúa thì năng suất tôm có khuynh hướng thấp hơn so với nghiệm thức có trồng lúa, chỉ đạt 233 kg/ha.
- Năng suất này không khác biệt có ý nghĩa so với năng suất tôm ở 2 nghiệm thức có trồng lúa.
- Tuy nhiên do giá tôm thương phẩm bán tại ruộng của nghiệm thức không trồng lúa thấp hơn rất nhiều so với nghiệm thức có trồng lúa và cho thu hoạch.
- Sự chênh lệch về giá tôm thương phẩm của 2 nghiệm thức này là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Điều này được lý giải do kích cỡ tôm trong nghiệm thức có trồng lúa to hơn so với kích cỡ tôm trong nghiệm thức không trồng lúa.
- Kích cỡ tôm to hơn trong nghiệm thức có trồng lúa có lẽ nhờ dinh dưỡng ở ruộng tôm được tốt hơn do có rơm rạ phân hủy của mùa.
- Giữa hai nghiệm thức có trồng lúa không cho thu hoạch và có trồng lúa có cho thu hoạch thì không khác biệt ý nghĩa thống kê ở cả 2 chỉ số năng suất và lợi nhuận từ nuôi tôm.
- Tuy nhiên khi cộng thêm lợi nhuận có được từ trồng lúa với khoảng 2 triệu đồng cho một hectare mặt nước nên đã làm cho lợi nhuận của toàn hệ thống lúa – tôm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không trồng lúa hoặc trồng lúa mà không thu hoạch..
- Như vậy, lợi nhuận toàn hệ thống của 3 nghiệm thức (i) không trồng lúa, (ii) trồng lúa không cho thu hoạch và (iii) trồng lúa có cho thu hoạch lần lượt là 19 triệu, 25,5 triệu và 54,2 triệu đồng trên một hectare mặt nước.
- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, đồng thời có tác dụng thực tiễn rất lớn cho chính sách khuyến khích trồng lúa trong hệ thống lúa tôm..
- Bảng 4: Các chỉ tiêu kinh tế của hệ thống theo các nghiệm thức canh tác lúa Các chỉ số Đơn vị không trồng.
- lúa (n=12) có trồng lúa,.
- thất thu (n=68) có trồng lúa, có thu (n=39) Năng suất tôm Kg/ha 233 a 320 a 375 a Giá tôm thương phẩm 1.000 đ/kg 134 b 145 ab 161 a Lợi nhuận từ tôm 1.000 đ/ha 19.088 b 29.594 ab 52.253 a Lợi nhuận từ lúa 1.000 đ/ha 0 -4.081 b 2.001 a Lợi nhuận hệ thống 1.000 đ/ha 19.088 bc 25.513 b 54.254 a.
- Như vậy nếu trồng lúa mà thất thu (năng suất bằng không) thì lúa bị lỗ khoảng 4 triệu đồng/ha nhưng bù lại lợi nhuận từ tôm trong nghiệm thức này cao hơn so với lợi nhuận tôm ở nghiệm thức không trồng lúa là 10,5 triệu đồng/ha, làm cho lợi nhuận toàn hệ thống của nghiệm thức này cao hơn so với nghiệm thức không trồng lúa là 6,4 triệu đồng/ha..
- Trong nghiệm thức trồng lúa và có cho thu hoạch (năng suất lúa lớn hơn không) thì cho thấy rằng việc trồng lúa có hiệu quả kinh tế tích cực đến lợi nhuận của tôm so với nghiệm thức không trồng lúa, với trên 33 triệu đồng/ha.
- Cộng với một ít lợi nhuận từ lúa, khoảng 2 triệu đồng/ha làm cho lợi nhuận toàn hệ thống của nghiệm thức có trồng lúa và cho thu hoạch cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận toàn hệ thống của nghiệm thức không trồng lúa (Hình 5)..
- Phương thức thả tôm giống kết hợp với thu hoạch có tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% (Pearson Chi Square Test) đối với các mức độ trồng lúa cho thu hoạch ở các mức năng suất khác nhau.
- Hay nói cách khác phương thức thả giống tôm kết hợp với thu hoạch tôm có tương quan với thái độ của người dân quan tâm đến việc trồng lúa.
- Phương pháp thu tỉa kết hợp với bổ sung con giống tôm định kỳ (PT 1 ) có tỉ lệ không trồng lúa là 12%.
- Bên cạnh đó, với PT 1 này nếu người dân có trồng lúa chăng nữa thì tỷ lệ trồng lúa bị thất thu là rất cao, với 62% số hộ..
- Ngược lại phương thức thả giống tôm từng đợt và thu hoạch tôm dứt điểm (PT 2 ) thường đi đôi với 100% số hộ có quan tâm đến việc trồng lúa.
- Trong số hộ có trồng lúa thì có đến 65% số hộ có thu hoạch lúa với năng suất lớn hơn không..
- Như vậy, giữa phương thức nuôi tôm (thả giống và thu hoạch tôm) đã có sự hỗ tương nhất định đến thái độ trồng lúa của người dân, đồng thời có tác động tích cực đến năng suất lúa của mùa sau trên cùng thửa ruộng..
- Bảng 5: Tương quan giữa phương pháp thu hoạch tôm và tỷ lệ trồng lúa.
- trồng lúa Có trồng lúa,.
- không thu hoạch Có trồng lúa, có.
- thu hoạch Tổng cộng.
- Trồng lúa trong hệ thống lúa – tôm hiện nay đang cho năng suất và lợi nhuận trung bình thấp, mặc dù tiềm năng của lúa thực tế còn cao hơn khi lúa được canh tác đúng kỹ thuật và được đầu tư đúng mức..
- Mặc dù cho năng suất thấp, thậm chí bị lỗ khi xét riêng lẻ, lúa có tác động rất tích cực đến năng suất tôm ở vụ mùa nắng liền sau đó nhờ các tác dụng về môi trường nước và dinh dưỡng trên ruộng tôm tốt hơn.
- Đặc biệt khi trồng lúa và có cho thu hoạch thì càng cho hiệu quả nuôi tôm cao hơn, mang lại lợi nhuận toàn hệ thống tốt hơn rất nhiều so với không trồng lúa..
- Nhà nước có chính sách phát triển hệ thống quảng canh cải liến lúa – tôm ở vùng ven biển, thì các biện pháp làm gia tăng hiệu quả trồng lúa như giống và kỹ thuật canh tác cũng như các dịch vụ đầu vào, đầu ra hỗ trợ sản xuất lúa cần được chú ý thực hiện quyết liệt..
- Thái độ của người dân quan tâm đến trồng lúa trong hệ thống lúa – tôm là rất quan trọng, vì vậy công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tính bền vững của hệ thống cũng cần được chú ý thực hiện.
- Phương thức thả giống tôm thu hoạch tôm dứt điểm cũng có tác dụng đến thái độ của người dân thực hiện trồng lúa..
- Đánh giá hệ thống lúa – tôm vùng nước lợ thuộc tỉnh Sóc Trăng