« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của văn hóa doanh nghiệp và quản trị chất lượng đến hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy ở khu vực miền Trung


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.025 TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN TẠI CÁC CÔNG TY LẮP MÁY Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG Bùi Thị Minh Thu 1* và Lê Nguyễn Đoan Khôi 2.
- 1 Nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Phân hiệu Quảng Nam.
- Hiệu quả dự án, quản trị chất lượng toàn diện, văn hóa doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) được nghiên cứu từ năm 1992 với khái niệm đầu tiên là văn hóa nhóm, đến nay dưới tác động của toàn cầu hóa, VHDN đã được nghiên cứu thường xuyên ở các công ty đa quốc gia gọi là quản lý bằng văn hóa.
- Bài nghiên cứu này khảo sát mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực miền Trung nơi mà các công ty trúng thầu các dự án lớn về lắp máy với những hợp đồng có giá trị cao.
- Kết quả cho thấy VHDN và quản lý chất lượng toàn diện có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án, từ đó đề ra những biện pháp về công tác quản trị tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty lắp máy khu vực miền Trung của LILAMA và ứng dụng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam..
- Tác động của văn hóa doanh nghiệp và quản trị chất lượng đến hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy ở khu vực miền Trung.
- Theo nghiên cứu của Noe (2013), văn hóa doanh nghiệp (VHDN) ngày nay được xem là một phần trong vốn xã hội tạo nên tài sản vô hình quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp..
- Những nghiên cứu chỉ ra rằng có các nhân tố đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả dự án.
- Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự thành công của dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như:.
- Nghiên cứu của Parolia et al.
- (2011) cho rằng quản trị chất lượng toàn diện là làm cho toàn bộ tổ chức hoạt động với mục tiêu chất lượng của sản phẩm, đưa chất lượng vào sản phẩm và đánh giá sản phẩm để đạt được yêu cầu về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng quản trị chất lượng và hiệu quả dự án trong môi trường văn hóa thì hiếm xảy ra.
- Vì thế, bài viết đi sâu vào mục tiêu nghiên cứu là xác định mối liên hệ giữa.
- VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty Lắp máy khu vực miền Trung, đặc biệt tìm ra mức độ quan trọng của quản trị chất lượng toàn diện đối với hiệu quả của dự án..
- 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, GIẢ THIẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Mô hình này đã được 5.000 DN và nhiều nhà nghiên cứu áp dụng trong hơn 20 năm qua..
- 2.1.2 Quản trị chất lượng toàn diện.
- Hendricks and Singhal (2001) chỉ ra rằng việc ứng dụng kết quả quản trị chất lượng toàn diện (TQM) trong cải thiện hiệu quả tài chính và TQM đảm bảo chất lượng sản phẩm cao hơn.
- (2006) đề nghị bảy yếu tố để đánh giá việc thực hiện TQM, cụ thể là: chất lượng số liệu và báo cáo, vai trò của quản lý, nhân viên quan hệ, quản lý chất lượng nhà cung cấp, đào tạo, chất lượng chính sách và quy trình quản lý.
- Dựa trên các nghiên cứu trên, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình sửa đổi một số thành phần, bao gồm khả năng lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực, quy trình quản lý, quản lý hợp tác, liên tục cải tiến chất lượng và thông tin..
- 2.1.3 Hiệu quả của Dự án (Project performance_PP).
- Nghiên cứu của Kaplan and Norton (1992) đưa ra bảng điểm cân bằng (BSC) để quản lý dự án bao gồm: Khách hàng, tài chính, quy trình kinh doanh, đổi mới và tăng trưởng.
- Trong việc đánh giá tác động của khả năng năng động PP, Wu and Tsai (2006) đã kiểm tra PP theo sáu cấp độ: phân tích chi phí, phân tích lợi ích, tỷ lệ thành công, chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình và đổi mới công nghệ.
- Dựa trên nghiên cứu tài liệu trên, hiện nay nghiên cứu sử dụng năm yếu tố, cụ thể là phân tích chi phí / lợi ích, tỷ lệ thành công, chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình và đổi mới công nghệ để đo lường PP..
- 2.2 Giả thiết nghiên cứu.
- 2.2.1 Mối quan hệ giữa VHDN và quản lý chất lượng toàn diện.
- Nhiều nghiên cứu chứng minh sự thành công của thực hiện quản lý chất lượng toàn diện phần lớn phụ thuộc vào VHDN.
- Rad (2012) đã xác định tác động của các giá trị VHDN đối với sự thành công của việc thực hiện quản lý chất lượng toàn diện tại một bệnh viện ở Iran.
- Kết quả cho thấy rằng quản lý chất lượng toàn diện đòi hỏi một nền VHDN được tổ chức theo định hướng chất lượng được hỗ trợ bởi sự cam kết và tham gia quản lý cấp cao, tổ chức học tập, tinh thần kinh doanh, làm việc nhóm và sự hợp tác, chấp nhận rủi ro, liên tục cải tiến, tập trung khách hàng, quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, theo dõi và đánh giá chất lượng.
- Prajogo and MCDermott (2005) đã phát hiện ra rằng sự khác nhau của việc thực hiện quản lý chất lượng toàn diện được xác định bởi sự khác nhau của các nền VHDN..
- Đặc biệt, các nền VHDN có phân chia thứ bậc đã chỉ ra được mối quan hệ đáng kể với thực tiễn của việc quản trị chất lượng toàn diện..
- Theo các nghiên cứu đã trình bày ở trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau đây:.
- Giả thuyết 1: VHDN ảnh hưởng tích cực đến quản lý chất lượng toàn diện.
- 2.2.2 Mối quan hệ giữa VHDN và hiệu quả dự án Jabnoun and Sedrani (2005) cho thấy những tác động kết hợp của VHDN và quản lý chất lượng toàn diện ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả dự án.
- Như vậy, có mối quan hệ giữa VHDN và hiệu quả dự án, giả thuyết nghiên cứu như sau:.
- Giả thuyết 2: VHDN ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự án..
- 2.2.3 Mối quan hệ giữa quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án..
- Trong nghiên cứu mô hình phát triển năng lực, Subramanian (2007) đã phát hiện ra rằng mức độ của mô hình phát triển năng lực thì có liên quan tới quá trình chiến lược thực hiện và mô hình phát triển năng lực ở mức cao hơn thì liên quan chất lượng và hiệu quả dự án.
- Cải thiện hiệu quả dự án là mong muốn của mỗi công ty và quản lý dự án.
- Bryde and Robinson (2007) đã tìm ra ảnh hưởng của quản lý chất lượng toàn diện ở mức độ cao trong hoạt động quản lý dự án và cũng thấy được quản lý chất lượng toàn diện đã cải thiện được hiệu quả dự án thông qua việc coi trọng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Giả thuyết 3: Quản lý chất lượng toàn diện có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự án..
- 2.3 Mô hình nghiên cứu.
- Dựa theo các giả thiết nghiên cứu và tổng quan tài liệu, mô hình nghiên cứu được đề xuất:.
- Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Để phân tích mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) được ứng dụng..
- Do các công ty Lắp máy khu vực miền Trung có số lượng nhân viên đông nên nghiên cứu này lấy nhiều số liệu quan sát để đảm bảo tính chính xác hơn cho dữ liệu nghiên cứu, cuối cùng tổng quan sát thu được là 251 quan sát là phù hợp với nghiên cứu..
- Đối tượng tham gia trong nghiên cứu này bao gồm người lao động của các công ty Lắp máy khu vực miền Trung: Công ty cổ phần LILAMA 45.3 và Công ty Cổ phần LILAMA 7 của LILAMA tại Việt Nam.
- Kỹ thuật phân tích của nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) và sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22 và phần mềm AMOS (analysis of moment structures).
- Kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu sự phát triển của trẻ em và trong lĩnh vực quản lý.
- Như vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm AMOS để kiểm tra SEM với các thông số phù hợp mô hình và hệ số tương quan >.
- Bảng câu hỏi bao gồm bốn phần: VHDN, quản lý chất lượng toàn diện, hiệu quả dự án và nền tảng cá nhân được trả lời bằng cách sử dụng thang đo Liker 5 điểm sau:.
- Quản lý chất lượng toàn diện.
- Demirbag et al., 2006), quản trị chất lượng toàn diện đã được đo lường bằng:.
- (1)Khả năng lãnh đạo: đề cập đến mức độ mà việc quản lý chất lượng kinh doanh để tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau, các dự án được tạo điều kiện..
- (3) Quy trình quản lý: đề cập đến mức độ mà công ty xây dựng trao quyền cho lãnh đạo dự án hoặc các chuyên gia để quản lý thực hiện dự án trong quá trình lập kế hoạch và thiết kế..
- (4) Quản lý hợp tác với các công ty: đề cập đến mức độ đo lường mối quan hệ hợp tác với các liên minh bên ngoài, về trách nhiệm nâng cao chất lượng, các kênh truyền thông, cũng như cung cấp các hướng dẫn rõ ràng về yêu cầu chất lượng để hợp tác với các công ty..
- (5) Liên tục cải thiện chất lượng và các thông tin:.
- đề cập đến chiến lược của công ty trong việc liên tục cải tiến chất lượng..
- Hiệu quả dự án.
- Wu và Tsai (2006) đã đưa ra 4 vấn đề liên quan đến hiệu quả dự án:.
- (2) Tỷ lệ thành công: đề cập đến tỷ lệ thành công tự đánh giá dự án một cách chủ quan và thời gian tụt hậu so với vấn đề nghiên cứu như những hạn chế của nghiên cứu..
- (3) Chất lượng sản phẩm: đề cập đến chất lượng của dự án cốt lõi, chức năng sản phẩm, và chức năng lợi ích cho khách hàng..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu Đặc điểm mẫu điều tra.
- Bảng 1 trình bày đặc điểm nhân khẩu học của mẫu, các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các câu trả lời từ những người lao động trong công ty cổ phần LILAMA 7 và LILAMA 45.3 có 251 phiếu, số liệu tương đối phù hợp..
- Trong nghiên cứu này, một Cronbach của mỗi cấu trúc lớn hơn 0,8, sẽ có độ tin cậy cho công cụ khảo sát.
- Quản lý chất.
- Quy trình quản lý .
- Cải thiện thông tin chất lượng Quản lý sự hợp tác doanh nghiệp Hiệu quả dự án 0,775.
- Chất lượng sản phẩm .
- Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) là một kỹ thuật thống kê đa biến để thử nghiệm lý thuyết cấu trúc Trong mô hình đề xuất (Hình 1), VHDN được coi là một biến ngoại sinh, và hiệu quả dự án được xem là một biến nội.
- Quản lý chất lượng toàn diện phục vụ cả hai là một biến nội sinh (VHDN) và biến ngoại sinh (hiệu quả dự án).
- Hình 2: Mô hình SEM thể hiện mối quan hệ VHDN, quản trị chất lượng và hiệu quả dự án Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của tác giả năm 2018.
- H1 VHDN ảnh hưởng đến quản trị chất lượng toàn diện Có ý nghĩa thống kê.
- H2 VHDN ảnh hưởng đến hiệu quả dự án Có ý nghĩa thống kê.
- H3 Quản trị chất lượng toàn diện (TQM) ảnh hưởng đến hiệu quả dự án (PP) Có ý nghĩa thống kê Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của tác giả năm 2018.
- Giả thuyết H1 cho rằng VHDN ảnh hưởng đến quản trị chất lượng toàn diện.
- Sau khi kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả ước lượng SEM cho thấy VHDN ảnh hưởng đến quản trị chất lượng toàn diện đạt ý nghĩa thống kê tại p = 0,000.
- Kết quả nghiên cứu hiện tại ủng hộ những phát hiện của những nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của VHDN đối với TQM (Rad, 2012).
- Trong nghiên cứu tại các nhà thầu ở Nhật Bản, những nhà thầu rất thành công trong các dự án ở nước ngoài, kết quả cho thấy: Sự thành công trong hiệu quả dự án ở ngành công nghiệp bị hạn chế bởi thị trường quốc gia nơi những khách hàng, nhà thầu phụ và nhân công địa phương cùng chịu ảnh hưởng VHDN như nhau.
- Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng kết luận rằng VHDN có ảnh hưởng tích cực lên quản trị chất lượng toàn diện..
- Giả thuyết H2 cho rằng VHDN ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, như vậy qua H1 và H2 thì VHDN ảnh hưởng cả hiệu quả dự án và quản trị chất lượng toàn diện.
- Cụ thể các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những công ty đã bổ sung những kĩ năng, kinh nghiệm và nguồn lực với những đối tác của họ để hoàn thành một cách thành công một dự án xây dựng thông qua việc lập ra liên minh..
- Kết quả hoạt động của liên minh được quyết định bởi quản lý chất lượng toàn diện của những công ty với nhau.
- Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự tương đồng trong VHDN của đối tác có một ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến quan hệ chất lượng toàn diện.
- Do đó, những nghiên cứu tồn tại ủng hộ H1 và H2, kết luận rằng VHDN đóng một vai trò quan trọng trong phát triển TQM và PP trong doanh nghiệp..
- Giả thuyết H3 cho rằng Quản lý chất lượng toàn diện ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự án.
- Bên cạnh đó, nó tăng cường ảnh hưởng của VHDN đối với hiệu quả dự án.
- Những nghiên cứu chứng minh.
- ảnh hưởng sâu sắc của TQM đến hiệu quả dự án (Subramanian et al., 2007), đặc biệt tại những nước đang phát triển.
- Trong nghiên cứu của Arditi and Lee (2003) đã đánh giá những dự án của những nhà thầu thiết kế xây dựng và tìm ra rằng quản lý chất lượng toàn diện của dự án phải chứa đựng VHDN..
- Do đó, trong tài liệu hiện hữu, cùng với H3, kết luận quản trị chất lượng toàn diện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dự án của doanh nghiệp..
- Nghiên cứu của Dulaimi et al.
- (2005) cho thấy rằng VHDN và quản lý chất lượng toàn diện là những nhân tố quan trọng trong việc đạt được những hiệu quả dự án của công ty.
- Nghiên cứu của Jabnoun and Sedrani (2005) cũng cho ra kết luận những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án cũng chính là những nhân tố trong quản trị chất lượng toàn diện và VHDN của công ty.
- Nghiên cứu đã phát hiện ra những nhân tố tích cực và những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả dự án.
- Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với phát hiện của các tác giả trước rằng VHDN là một nhân tố quan trọng nhưng ngấm ngầm trong việc tác động đến hiệu quả dự án và TQM là một nhân tố quan trọng thực hiện một dự án có chất lượng..
- Như vậy qua nghiên cứu này đã chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở phần trước rằng VHDN là tài sản vô hình, là tài sản tinh thần, là nguồn lực để doanh nghiệp phát triển bền vững..
- VHDN tốt cũng thúc đẩy quản trị chất lượng toàn diện và tạo điều kiện tốt cho dự án đạt hiệu quả cao.
- Cuối cùng, mặc dù các kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này chủ yếu hỗ trợ cho mô hình hiện tại, có ít nhất 2 hạn chế cần được xem xét kỹ lưỡng