« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÃ HỘI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ BẮC TRUNG BỘ


Tóm tắt Xem thử

- Trong mối quan hệ đó, văn hóa được coi là nhân tố cơ bản đảm bảo cho ba thành tố nêu trên (kinh tế, tự nhiên và xã hội ) hỗ trợ, tác động lẫn nhau.
- Ở đây, văn hóa không phải là cái đi sau, đi cùng mà là cái đi trước, là động lực, nền tảng cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, là mục tiêu và là hệ điều tiết cho sự phát triển xã hội.
- Mayo đã viết: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều… văn hóa cần coi mình như một nguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội”.
- 1 Bộ Văn hóa – thông tin (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội, tr.
- Những tác động của văn hóa truyền thống đến sự phát triển bền vững xã hội các dân tộc thiểu số Bắc Trung bộ trong giai đoạn hiện nay.
- Ở miền núi Bắc Trung bộ trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội là quá trình giao lưu và hội nhập văn hoá giữa các tộc người thiểu số với nhau và giữa các tộc người thiểu số với văn hoá người Việt, với văn hoá phương Tây và với văn hoá thế giới.
- Theo đó, văn hoá truyền thống các tộc người dân tộc thiểu số nơi đây đã diễn ra các quá trình biến đổi khác nhau, như quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người trong khu vực, hội nhập và ảnh hưởng văn hóa hiện đại, đồng hoá văn hóa, phục hồi văn hoá truyền thống, mai một đứt gãy văn hóa truyền thống...Trong quá trình đó, văn hóa truyền thống đã tạo nên những tác động tích cực và tiêu cực cho sự phát triển bền vững xã hội.
- Văn hóa truyền thống định hướng cho sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa, đó là tiếp nhận có chọn lọc những giá trị văn hóa bên ngoài để không làm lai căng, nhiễu loạn văn hóa truyền thống.
- bên cạnh đó, phải phát huy các giá trị văn hóa lâu bền của cộng đồng bản địa sao cho phù hợp với thời đại mới, như xây dựng nhà văn hóa cộng đồng dựa trên cơ sở nhà roong, nhà gươl, ngôi nhà làng truyền thống, hình thức quản lý hành chính kết hợp với quản lý cộng đồng, các hình thức hôn nhân, lễ hội kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
- còn quá trình biến đổi văn hóa tác động đến sự phát triển bền vững xã hội là phải dựa trên các giá trị truyền thống để tự.
- “thanh lọc” các hủ tục lạc hậu, nhằm biến đổi văn hóa truyền thống phù hợp với xu thế chung của thời đại, như những hủ tục trong ma chay, trong hôn nhân, trong những kiêng kỵ, điềm lành điềm dữ liên quan đến sản xuất và đời sống hằng ngày..
- Văn hóa truyền thống với những kinh nghiệm bảo vệ môi trường như những tri thức dân gian đã được cụ thể hóa bằng hình thức chế tài luật tục về bảo vệ rừng thiêng, rừng đầu nguồn, về những quy ước trong sản xuất nương rẫy, trong săn bắn, đánh cá, hái lượm… Đặc biệt là lối sống của con người hòa vào cảnh vật thiên nhiên, văn hóa thảo mộc, đã tạo nên một lối ứng xử của các cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây về việc bảo vệ môi trường vùng rừng núi.
- Vì vậy, văn hóa truyền thống của các DTTS nơi đây có tác dụng bảo vệ môi trường.
- Theo đó có thể hiểu, đối với các tộc người thiểu số sống ở vùng rừng núi, sự thu hẹp rừng, mất rừng, có nghĩa văn hóa của họ cũng sẽ bị suy kiệt, tàn lụi, vì bản chất văn hóa của họ là “ văn hóa rừng”..
- Dẫu bị mai một, thoái hoá nhưng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây vẫn còn bảo lưu ở mức độ đậm nhạt khác nhau các yếu tố truyền thống.
- Phải nói rằng, trên địa bàn vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây, tuy có giao lưu hội nhập, nhưng do rừng núi khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn nên quá trình đó diễn ra có phần chậm chạp, các yếu tố văn hoá độc hại ở bên ngoài ít.
- vì vậy văn hoá truyền thống của đồng bào ít bị đánh mất, bị đẩy lùi trước cơ chế thị trường hiện nay..
- Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, trong những năm gần đây, văn hoá truyền thống đang đứng trước những tác động tiêu cực, những thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
- Và với những nguyên nhân đó, các dân tộc thiểu số Bắc Trung bộ đang chịu một quá trình rơi rụng, mất mát văn hoá truyền thống..
- Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc văn hoá truyền thống đứng trước nguy cơ tiếp tục bị mai một, rơi rụng, mà hệ quả của nó là vai trò già làng, tính cộng đồng làng bản, những tri thức luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, quan hệ giữa người và người có nguy cơ bị mai một, những tệ nạn xã hội sẽ có điều kiện nảy sinh..
- Có điều là văn hóa truyền thống của cư dân nghìn đời nay quen sống với rừng, với cái “ hồn nhiên, hoang dã” của rừng, với cái tùy tiện tự do của văn hóa rừng, với cái thuần phác đến mức ngờ nghệch, cái đơn giản đến mức ngây ngô của con người quen sống với kinh tế nương rẫy và hái nhặt các sản vật của tự nhiên.
- nay với quá trình CNH-HĐH, lối sống đó, văn hóa đó cản trở ít nhiều đến sự phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây.
- điều đó cũng đồng nghĩa với sự tác động tiêu cực của văn hóa truyền thống đến sự phát triển bền vững.
- xã hội..
- Rõ ràng là trên bình diện phát triển bền vững, văn hoá truyền thống ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Bắc Trung bộ vừa mang yếu tố tích cực và cả những mặt tiêu cực tác động đến sự phát triển bền vững xã hội.
- Tích cực là văn hoá truyền thống đi liền với bảo vệ môi trường vùng rừng núi, bảo vệ thiết chế già làng, hội đồng già làng, tình làng nghĩa xóm….
- tiêu cực là quá trình mai một, đứt gãy văn hoá truyền thống càng có nguy cơ ngày một đậm nét hơn, như sự mai một vai trò già làng, quan hệ cộng đồng và đặc biệt là mai một lễ hội, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, truyện cổ, các loại hình ca múa nhạc, luật tục, tri thức bản địa và cả lối sống, văn hóa chưa thể ngày một ngày hai thích nghi với lối sống mới hiện nay..
- Trên tinh thần đó, theo chúng tôi, để bảo đảm cho văn hóa truyền thống các DTTS Bắc Trung bộ tác động tích cực đến sự phát triển bền vững xã hội, trước hết chúng ta cần tiến hành những định hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và biến đổi một số yếu tố văn hoá lỗi thời lạc hậu của đồng bào các tộc người thiểu số nơi đây..
- Những định hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững vùng đồng bào các DTTS Bắc Trung bộ.
- Định hướng thứ nhất: Vấn đề đầu tiên theo chúng tôi là tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân các dân tộc thiểu số về phát triển kinh tế nhưng không làm tổn hại đến các giá trị văn hoá truyền thống..
- Điều đó có nghĩa phải tạo nên sự nhận thức đúng vai trò của văn hoá trong sự phát triển bền vững xã hội cho toàn Đảng, toàn dân.
- Nếu không chú trọng đến văn hoá truyền thống và điều tiết văn hoá truyền thống một cách hợp lý thì cái giá chúng ta phải trả không phải là một năm, một thế hệ mà có thể là chúng ta đánh mất tất cả..
- Phát triển xã hội mà chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế, làm giàu bằng mọi giá mà không tính đến bảo vệ văn hoá truyền thống, đảm bảo công bằng xã hội thì sự phát triển đó chỉ mang tính nhất thời..
- Văn hoá là hệ điều tiết xã hội, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội.
- tận bản sắc văn hoá các tộc người.
- Nhưng sự hiểu biết đó không phải chỉ đến từ trong sách vở, trong tư duy của nhà nghiên cứu, nó phải trở thành nhận thức của chính cộng đồng, có nghĩa là chính người dân phải hiểu biết được những di sản, giá trị, bản lĩnh, bản sắc tộc người của cộng đồng mình để từ đó có thái độ, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá đó, và cũng trên cơ sở đó mà họ có đủ bản lĩnh để tiếp nhận văn hoá bên ngoài, văn hoá hiện đại.
- Nếu không có sự hiểu biết và không có thái độ trân trọng những giá trị văn hoá của cộng đồng mình, người dân rất dễ bị cuốn theo văn hoá hiện đại, lãng quên và quay lưng lại với văn hóa truyền thống.
- Bởi vậy vấn đề đầu tiên cho định hướng và bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống là vấn đề xây dựng ý thức trân trọng các giá trị truyền thống của ông cha.
- Đây là một vấn đề của toàn xã hội, của tự thân chủ thể văn hoá các tộc người thiểu số, nhưng cũng đồng thời là vấn đề thuộc về đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, của các tổ chức chính trị xã hội ở các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú.
- Rõ ràng không thể bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống nếu người dân và cán bộ địa phương ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây không có sự hiểu biết kiến trúc làng bản, nhà cửa truyền thống của đồng bào.
- không hiểu biết các quan hệ cộng đồng, luật tục, các loại hình dân ca, dân vũ của đồng bào thì sẽ không thể nói đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
- Việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống vì vậy phải được thể hiện trong những hiểu biết cụ thể về các di sản văn hoá của từng tộc người.
- Những việc làm như tạo dựng những ngôi nhà chung – nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng theo hình thức nhà đất kiên cố, trống vắng và khô cứng cho nhiều làng bản các DTTS Bắc Trung bộ, hay tổ chức liên hoan văn hoá các tộc người nhưng không tìm được đâu là trang phục, nhạc cụ, dân ca, dân vũ truyền thống của từng tộc người, hay việc phục hồi già làng, luật tục như hương ước của người Việt nhưng không hiểu biết được vai trò ý nghĩa của nó, hay như khuyến khích người dân tổ chức lễ hội mà không hiểu hết nội dung của nó,… đều là những việc làm có thể dẫn đến tính chất lai căng, nhiễu loạn cho quá trình biến đổi văn hoá truyền thống..
- Thông qua già làng, hội đồng già làng, tổ chức giáo dục tuyên truyền sự hiểu biết về văn hoá và bảo tồn văn hoá truyền thống cho người dân, đặc biệt là tầng.
- lớp thanh thiếu niên bằng các hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
- hoặc lồng ghép các nội dung xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới với việc tuyên truyền giáo dục văn hoá truyền thống, như vậy người dân sẽ nhận thức được những yếu tố truyền thống có giá trị cần được giữ gìn và bảo lưu, những hiện tượng văn hoá tiêu cực hạn chế cần phải loại bỏ.
- Cho nên, việc bảo tồn và phát huy vai trò cộng đồng, tổ chức già làng trong đời sống các tộc người thiểu số là hết sức quan trọng..
- Thường xuyên tổ chức các lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật cũng như các phong tục về cưới hỏi, tang ma truyền thống, thông qua đó vừa phục hồi các giá trị truyền thống, vừa giáo dục để thanh thiếu niên hiểu biết những phong tục lễ hội truyền thống của cộng đồng..
- Tổ chức nghiên cứu để tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết các giá trị văn hoá truyền thống của từng tộc người, vừa lưu giữ lại các giá trị bằng văn bản (sách vở), bằng hình ảnh, băng hình, vừa bằng hiện vật cụ thể (xây dựng các phòng bảo tàng, phòng truyền thống đến tận cấp xã)..
- Định hướng thứ hai: Cần phải xác định việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong xu hướng biến đổi và hội nhập hiện nay là công việc tự thân của chính các cộng đồng tộc người thiểu số..
- Chỉ có như thế mới tạo nên sức sống bền vững cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, để cho việc bảo tồn và phát huy đó thực sự từ người dân, của người dân, do người dân làm nên.
- Nếu thiếu điều đó, mọi mong đợi tốt đẹp của chúng ta hoặc là chỉ đạt được một cách khiên cưỡng hoặc là không đạt được, ví như trong những năm gần đây chúng ta tổ chức phục hồi vai trò của già làng, xây dựng những tiêu chí làng bản văn hoá như hương ước của người Việt, hoặc xây dựng những ngôi nhà văn hoá cộng đồng ở các bản làng… Đó là những chính sách đúng đắn nhưng hiệu quả mà nó mang lại còn hạn chế.
- luật tục bản làng lại không kế thừa luật tục truyền thống và việc soạn thảo không dựa trên ý nguyện của người dân.
- việc xây dựng nhà văn hoá cộng đồng cũng không phải do người dân làm nên;… và tất yếu là kết quả của nó không như mong đợi.
- huy giá trị văn hoá truyền thống của các tộc người thiểu số nơi đây theo định hướng trên, chúng ta cần có các giải pháp sau đây:.
- Mọi nội dung thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống cần phải được sự bàn bạc thống nhất của tất cả các thành viên cộng đồng, trên cơ sở đó dựa vào tổ chức tự quản của người dân đặc biệt là vai trò của già làng, trưởng họ để động viên tuyên truyền người dân thực hiện các chủ trương chính sách đã đề ra..
- Mọi hoạt động về phục hồi và phát huy các giá trị văn hoá như xây nhà văn hoá cộng đồng, tổ chức lễ hội, liên hoan văn hoá nghệ thuật các tộc người,… phải được sự tham gia đầy đủ và nhiệt tình của cả cộng đồng, tuyệt đối không thực hiện một lập trình khiên cưỡng, duy ý chí của các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu..
- Các cộng đồng dân cư mà cụ thể là các bản làng tự quyết định cho mình cách thức, nội dung, lựa chọn các di sản văn hoá cần bảo tồn.
- đồng thời cũng tự chọn lọc các giá trị văn hoá bên ngoài, các tinh hoa văn hoá của nhân loại để bổ sung và tham gia hội nhập.
- Các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu chỉ tuyên truyền và định hướng cho đồng bào, còn người dân tự quyết định cách thức bảo tồn và biến đổi văn hoá của mình.
- Cho nên vai trò của già làng, của toàn thể cộng đồng làng bản có ý nghĩa to lớn trong việc phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống..
- Định hướng thứ ba: Theo chúng tôi môi trường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các tộc người chính là làng bản với cấu trúc cộng đồng tự trị, quan hệ xã hội, chuẩn mực đạo đức, giá trị nhân bản của chính các cộng đồng tộc người thiểu số đó..
- Bởi vậy, muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của tộc người chúng ta cần phải bảo tồn các thiết chế kinh tế - văn hoá - xã hội truyền thống của các làng bản..
- Mất bản làng, hay nói cách khác là mất các hệ điều tiết truyền thống của nó thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Đây được coi là định hướng bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống trong môi trường “động” của cộng đồng (khác với môi trường “tĩnh” là bảo tồn và phát huy trong sách vở, trong chủ trương, trong kịch bản.
- Bảo tồn và phát huy các cấu trúc văn hoá sản xuất trong đời sống cộng đồng.
- Bởi vậy trong nền kinh tế thị trường hiện nay dẫu rằng các tộc người thiểu số trong khu vực nghiên cứu phải chuyển biến cơ cấu kinh tế, tiến hành các hoạt động nông nghiệp ruộng nước, phát triển vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng, chăn nuôi để tạo ra những sản phẩm hàng hoá, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà các cấu trúc văn hoá sản xuất truyền thống, như kinh tế nương rẫy, săn bắn, đánh cá, hái lượm với những kinh nghiệm sản xuất, với những tri thức địa phương bị quên lãng, mai một.
- Phải coi những hoạt động sản xuất truyền thống là tiềm năng thế mạnh, là cơ sở để từ đó phát triển kinh tế hàng hoá, như phát triển chuyên canh và luân canh các loại cây trồng trên nương rẫy cố định với các loại cây trồng đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ (lúa, ngô, khoai, sắn.
- Đồng thời kết hợp những tri thức bản địa, những kinh nghiệm sản xuất với tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp phương thức canh tác truyền thống với việc đổi mới phương thức canh tác đó… Làm được như vậy là chúng ta duy trì được các cấu trúc văn hoá sản xuất truyền thống trong xã hội hiện đại..
- Đối với văn hoá đảm bảo đời sống, đây là một trong những lĩnh vực thể hiện sự biến đổi văn hoá truyền thống một cách mạnh mẽ nhất, như nhà cửa, trang phục, ăn uống, phương tiện vận chuyển, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình.
- Đó là hệ quả của quá trình giao lưu và tiếp nhận văn hoá.
- với các giá trị văn hoá truyền thống.
- Cần phải giữ lại những gì là hệ các giá trị đặc trưng của văn hoá đảm bảo đời sống của cộng đồng dân cư nơi đây, như những ngôi nhà sàn lưng tựa vào núi, mặt hướng ra thung lũng đầy thơ mộng trữ tình, phù hợp mới môi trường vùng rừng núi.
- những món ăn truyền thống mang đậm chất núi rừng.
- động viên người dân sống trong những ngôi nhà sàn vừa mang yếu tố truyền thống và hiện đại… Đó là những việc làm cần thiết để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người..
- Đối với văn hoá chuẩn mực xã hội, những nét đẹp trong lĩnh vực văn hoá này được thể hiện qua mối quan hệ cộng đồng, dòng họ, quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa người với người… Đó là lòng yêu quê hương, yêu lao động, sự gắn bó của con người với núi rừng, sự mến khách với tình cảm chân thành mộc mạc, là tính bình đẳng, dân chủ, trọng người già… Những mối quan hệ đó được thể chế hoá bằng tổ chức xã hội truyền thống với vai trò của những người già trong làng, những trưởng họ, với hệ thống luật tục, phong tục tập quán trong dòng họ, hôn nhân, gia đình.
- Chúng ta phải nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có dựa trên quan hệ cộng đồng truyền thống để tiếp nhận các nhân tố mới phát sinh của nền kinh tế thị trường, thì cấu trúc bản làng mới được giữ gìn, xã hội mới được bình ổn.
- Và như là một tất yếu, mất bản làng cũng đồng nghĩa với việc các cấu trúc văn hoá truyền thống không còn chỗ để tồn tại..
- Đối với văn hoá phi vật thể: Những giá trị văn hoá phi vật thể của các cộng đồng tộc người thiểu số nơi đây thể hiện khá đa dạng và phong phú, thông qua các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội.
- trong nghệ thuật tạo hình, kho tàng truyện cổ, dân ca, dân nhạc, dân vũ… Đó là phần sâu lắng của đời sống văn hoá tinh thần, nó đáp ứng như cầu.
- Điều đáng mừng là các tộc người thiểu số nơi đây còn bảo lưu được nhiều di sản văn hoá truyền thống như những ngôi nhà sàn, hệ thống lễ hội chu kỳ trong năm để cúng rừng thiêng, cúng phát rẫy, cúng gieo hạt, cúng cơm mới, kho tàng truyện cổ, những làn điệu dân ca,… Tuy nhiên, với tác động của quá trình giao lưu và hội nhập văn hoá, những loại hình văn hoá phi vật thể bên ngoài, kể cả các loại hình văn hoá hiện đại đang càng ngày hàng giờ thâm nhập vào đời sống cộng đồng của các cư dân nơi đây, việc người dân tiếp nhận những loại hình văn hoá hiện đại là điều tất yếu.
- Nhưng dẫu tiếp nhận ồ ạt và mạnh mẽ đến đâu cũng không được lãng quên, đánh mất các giá trị văn hoá phi vật thể của tộc người mình bởi đó là phần hồn, phần thiêng của sắc thái văn hoá các tộc người.
- Vì vậy, các bản làng cần phải duy trì các hình thức lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán truyền thống, những loại hình nghệ thuật tạo hình, những loại hình dân ca, dân vũ, nhạc cụ và bảo tồn kho tàng văn học dân gian truyền thống của mình.
- Định hướng thứ tư: Coi trọng mục tiêu cải thiện đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng các tộc người thiểu số nơi đây, thông qua đó văn hoá truyền thống mới có điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị..
- Hiện nay đang tồn tại hai xu hướng quan niệm về vai trò của kinh tế đối với văn hoá truyền thống: Quan niệm thứ nhất cho rằng, kinh tế thị trường ít tác động đến cộng đồng dân cư, kinh tế của họ, vẫn là một nền kinh tế trông nhờ vào tự nhiên, thì văn hoá truyền thống được giữ gìn, bảo lưu, còn nếu kinh tế hàng hoá tác động vào cộng đồng dân cư, đời sống được nâng cao, văn hoá truyền thống theo đó cũng biến đổi, đứt gãy, mai một.
- quan niệm thứ hai lại cho rằng, sự nghèo nàn lạc hậu khiến người dân chỉ nghĩ đến việc chống lại nghèo đói nên điều kiện phục hồi, bảo lưu văn hoá truyền thống gặp nhiều khó khăn, như tổ chức lễ hội, cưới hỏi, tang ma, ca múa nhạc truyền thống, nếu có điều kiện về kinh tế, người dân không còn lo toan thường nhật cái ăn, cái mặc, họ sẽ tổ chức phục hồi, phục dựng các giá trị văn hoá truyền thống..
- Thực tế trong những năm gần đây, có xu hướng là các cộng đồng dân cư tổ chức phục hồi các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống.
- mặc dù có những biến đổi nhất định, nhưng việc phục hồi các hoạt động đó đã tạo nên sức sống cho các giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại.
- được đạo”, nên muốn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống chúng ta cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Có như vậy các cộng đồng dân cư, mới tự mình thanh lọc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những mê tín dị đoan, những tập quán pháp tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của cộng đồng các tộc người thiểu số nơi đây.
- Cũng nhờ giao lưu, học hỏi, tiếp nhận văn hoá bên ngoài mà người dân sẽ tự ý thức được các giá trị văn hoá của tộc người mình đồng thời thấy được cái hay cái đẹp của văn hoá bên ngoài.
- Bởi vậy quá trình giao lưu và hội nhập văn hoá vừa là quá trình tự khẳng định mình cũng vừa là quá trình tiếp nhận tinh hoa văn hoá của các tộc người khác, của thời đại mới..
- Để thực hiện định hướng phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu và hội nhập nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, theo chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp sau đây:.
- Bên cạnh đó tăng cường quy mô các trường dân tộc nội trú, dự bị đại học để tạo điều kiện cho con em các tộc người thiểu số có cơ hội giao lưu, học hỏi văn hoá bên ngoài góp phần tạo nên đội ngũ trí thức con em dân tộc vừa am hiểu văn hoá truyền thống của tộc người mình vừa có tri thức mới của xã hội hiện đại, đủ khả năng chuyển đổi các giá trị văn hoá truyền thống trong một xã hội hiện đại, để các tiềm năng văn hoá cổ truyền được tái hiện, hồi sinh trong diện mạo một nền văn hoá mới, vừa dân tộc vừa hiện đại..
- Định hướng thứ năm: Biến đổi văn hóa truyền thống nhằm từng bước loại bỏ những hủ tục lạc hậu, lối sống tự do hoang dã vùng rừng núi để phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại – xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
- Xây dựng qui ước làng văn hóa với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, loại bỏ những hủ tục lạc hậu và bổ sung thêm những yếu tố văn hóa mới phù hợp với thời đại, nhưng không đi ngược với văn hóa truyền thống..
- Xây dựng văn hóa lối sống mới: lối sống cơ chế thị trường, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, như nâng cao trình độ dân trí, cập nhật các tri thức khoa học kỹ thuật, làm quen với lối sống kỷ cương nề nếp, theo qui ước pháp luật..
- Tóm lại, trên cơ sở khảo sát, điều tra tổng thể kho tàng văn hoá các tộc người, xác định các mặt tích cực, tiêu cực của văn hóa truyền thống tác động đến sự phát triển xã hội, chúng ta cần tìm ra định hướng mang tính chiến lược và giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
- Các định hướng và giải pháp như chúng tôi đã nêu ở trên thiết nghĩ sẽ đáp ứng phần nào mục tiêu phát triển bền vững xã hội các tộc người thiểu số miền núi Bắc Trung bộ..
- Bộ Văn hóa – thông tin (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội.