« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của việc giảm nợ đối với các nước nghèo qua sáng kiến HIPC


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM NỢ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC NGHÈO QUA SÁNG KIẾN HIPC.
- Bài viết này phân tích tác động của việc giảm nợ của các quốc gia có thu nhập thấp dưới sáng kiến HIPC qua mô hình đầu tư và tăng trưởng.
- Nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực của việc giảm nợ đối với đầu tư và tăng trưởng của 53 nước nghèo có thu nhập thấp thông qua sáng kiến HIPC..
- Tác động của việc giảm nợ đối với các nước nghèo qua sáng kiến HIPC.
- kinh tế của các nước dẫn đến vấn đề gánh nặng nợ ngày càng tăng, bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế, làm cho các nước mắc nợ không thể thoát khỏi đói nghèo.
- Vì vậy, người ta tin rằng việc giảm các khoản nợ nước ngoài sẽ khuyến khích đầu tư, tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống.
- Niềm tin này dẫn đến việc áp dụng sáng kiến HIPC..
- Sáng kiến HIPC I đã được đưa ra bởi Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) vào năm 1996, với mục tiêu đảm bảo rằng không một quốc gia nghèo phải đối mặt với gánh nặng nợ..
- Kể từ đó, cộng đồng tài chính quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương và Chính phủ đã làm việc với nhau để giảm mức bền vững những gánh nặng nợ nước ngoài của các nước nghèo mắc nợ nhiều nhất..
- Năm 1999, sau một đánh giá toàn diện đã đưa ra sáng kiến HIPC II nâng cao cho phép cung cấp nhanh hơn, sâu hơn, rộng hơn về giảm nợ và tăng cường sự liên kết giữa việc giảm nợ, xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội.
- Các nước nghèo phải đáp ứng tiêu chí nhất định, cam kết giảm nghèo thông qua những thay đổi chính sách và thể hiện một theo dõi quản lý cải cách tốt theo thời gian.
- MDRI cho phép giảm 100% nợ đủ tiêu chuẩn bởi ba tổ chức đa phương IMF, WB và AfDF cho nước hoàn tất quá trình sáng kiến HIPC..
- Mục tiêu đầu tiên sáng kiến HIPC là để giảm nợ xuống mức cần thiết để khôi phục lại tính bền vững nợ và do đó loại bỏ nhô nợ do một gánh nặng nợ cao gây ức chế đầu tư, tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Thêm vào đó, giảm nợ sẽ làm tăng nguồn lực ngân sách sẵn có ở nước tiếp nhận, mục đích là để đảm bảo rằng các khoản tiết kiệm tài nguyên được sử dụng để tăng trưởng nền kinh tế..
- Hơn nữa, các nhà tài trợ luôn gắn liền việc nhận giảm nợ của các nước với các điều kiện bắt buộc nhằm tăng cường khả năng đạt được mục tiêu mong muốn..
- 1.1 Mục tiêu nghiên cứu.
- Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm được bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của việc giảm nợ đến đầu tư và tăng trưởng qua sáng kiến HIPC, từ đó làm cơ sở cho các nhà quản trị rút kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp, những chính sách quản lý vay nợ nước ngoài một cách có hiệu quả, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai..
- Tác giả nghiên cứu trên 53 quốc gia đang tham gia sáng kiến HIPC và các nước không thuộc sáng kiến HIPC nhưng thỏa điều kiện của Quỹ giảm.
- nghèo và tăng trưởng tín thác (PRGT) tại khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và Trung Đông trong giai đoạn giai đoạn mà hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và 2008.
- Dữ liệu 53 quốc gia có thu nhập thấp chia thành 4 nhóm dựa trên tình trạng tham gia sáng kiến HIPC của các nước trong cuối năm 2012: các nước chưa đủ điều kiện tham gia sáng kiến HIPC, các nước đang ở điểm trước quyết định, các nước đang ở điểm quyết định, các nước đang ở điểm hoàn thành.
- Danh sách các nước được liệt kê tại Bảng 1..
- 1.3.1 Lý thuyết “ngưỡng nợ” (Debt overhang) Sachs (1985), Krugman (1988), Dooley (1989) và Claessens (1990) trình bày mô hình giải thích tác động khuyến khích của việc giảm nợ cho các nước gặp phải vấn đề nhô nợ.
- Nhô nợ giảm sẽ kích thích tăng trưởng thông qua ưu đãi về đầu tư và dòng vốn tiềm năng.
- Clements, Bhattacharya và Nguyễn, 2003) tìm thấy rằng mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng qua đường cong hình chuông, nếu vượt ngưỡng nhất định, tác động của nợ đến tăng trưởng sẽ trở nên tiêu cực.
- Điều này cho thấy rằng việc giảm nợ xuống dưới mức ngưỡng nợ sẽ làm tăng trưởng tăng, giúp khuyến khích thúc đẩy đầu tư.
- (2002) dự đoán rằng giảm một nửa gánh nặng nợ nần của các nước nghèo mắc nợ trong năm 2000 sẽ làm tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế tăng khoảng một điểm phần trăm.
- Nhưng tác động khuyến khích của việc giảm nợ đã không được chấp nhận bởi Easterly (2002), ông chỉ ra rằng nhiều nước nghèo đã được cung cấp giảm nợ, nhưng dẫn đến tích lũy thêm nợ và nghèo hơn.
- Trong tình huống này, sẽ có lợi cho con nợ và chủ nợ nếu con nợ bắt đầu cải cách, trong khi chủ nợ cung cấp giảm nợ theo quy định của sáng kiến HIPC..
- Giảm nợ làm tăng tốc độ tăng trưởng bằng cách giải phóng các nguồn lực được sử dụng để đầu tư sản xuất (Cohen, 1993).
- Trong trường hợp của một quốc gia có gánh nặng nợ cao, các khoản thanh toán nợ dịch vụ chèn lấn đầu tư và do đó cản trở sự phát triển.
- Dưới những điều kiện này, giảm nợ sẽ làm tăng đầu tư công và thúc đẩy tăng trưởng bằng.
- 1.3.3 Sáng kiến HIPC (Highly Indebted Poor Countries) Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây.
- Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đánh giá tác động của việc giảm nợ và áp dụng sáng kiến HIPC tại các quốc gia mắc nợ cao..
- Depetris và Kraay (2005), Hepp (2005), Johansson (2007) và Presbitero (2008) đánh giá một cách rõ ràng hiệu quả của việc giảm nợ thúc đẩy tăng trưởng hoặc đầu tư ở các nước có thu nhập thấp..
- Depetris và Kraay (2005) kết luận rằng sự thiếu vắng của một tác động tích cực của việc giảm nợ đối với tăng trưởng là kết quả của các giá trị giảm nợ nhỏ so với các hình thức khác của viện trợ phát triển hoặc các biện pháp để tăng doanh thu trong nước.
- Presbitero (2008) kết luận rằng giảm nợ có thể kích hoạt sự tăng trưởng kinh tế độc quyền ở các nước có kinh tế và tổ chức chính trị tốt..
- Bandiera, Cuaresma và Vincelette (2009) nhận thấy rằng giảm mức nợ tổng thể sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ cho nước nghèo mắc nợ cao sau điểm hoàn thành, do nhóm này đáp ứng nhiều hơn để cải thiện sức khỏe, đầu tư và xuất khẩu.
- Hussain và Manager (2005) cho thấy giảm nợ theo sáng kiến HIPC đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trung bình 2.9 phần trăm mỗi năm.
- Clements, Bhattacharya và Nguyễn (2005) cho thấy đối với các nước tham gia vào sáng kiến HIPC, nợ nước ngoài giảm sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thêm 0.8-1.1 phần trăm so với các nước không tham gia..
- Nếu hơn 1/2 khoảng giảm nợ được chuyển vào đầu tư công thì tăng trưởng có thể tăng 0.5 điểm phần trăm một năm..
- Fonchamnyo (2009) tìm thấy bằng chứng các nước nghèo mắc nợ áp dụng sáng kiến HIPC thì tốt hơn so với không áp dụng, đồng thời cho thấy các quốc gia đạt điểm hoàn tất của sáng kiến HIPC có cải thiện nhiều về đầu tư, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tăng trưởng GDP bình quân đầu người.
- Mẫu nghiên cứu của tác giả này bao gồm 60 quốc gia có thu nhập thấp chia ra 4 nhóm dựa vào tình trạng HIPC của họ: các nước chưa đủ điều kiện tham gia sáng kiến HIPC, các nước đang ở điểm trước quyết định, các nước đang ở điểm quyết định, các nước đang ở điểm hoàn thành.
- trong giai đoạn thông qua mô hình đầu tư và tăng trưởng..
- 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.
- dụng hai phương trình GMM, một phương trình đầu tư và một phương trình tăng trưởng, được ước tính để điều tra về tác động của việc giảm nợ HIPC trên hiệu quả kinh tế.
- Các đặc điểm kỹ thuật của mô hình đầu tư cũng giống như các mô hình tăng trưởng.
- Mô hình tăng trưởng được sử dụng để ước tính tác động của việc giảm nợ HIPC vào tăng trưởng kinh tế và sử dụng tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế là biến phụ thuộc.
- Các mô hình đầu tư cung cấp đánh giá về hiệu quả của việc giảm nợ về khối lượng đầu tư, đầu tư là biến phụ thuộc cũng là một phần của GDP.
- Chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu được bao gồm trong các hồi quy để thể hiện ảnh hưởng của một gánh nặng nợ cao đến tăng trưởng và đầu tư.
- Để đánh giá hiệu quả của việc giảm nợ đối với tăng trưởng và đầu tư, tác giả sử dụng các biến giả HIPC như một chỉ số cho sự xuất hiện của giảm nợ, trong đó cung cấp giải thích về các yếu tố báo hiệu, chẳng hạn như cải thiện các chính sách kinh tế vĩ mô và năng lực thể chế để quản lý nợ, duy trì các khoản nợ ở mức bền vững, và lần lượt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như đã nhấn mạnh trong lý thuyết nhô nợ và lý thuyết hiệu ứng lấn át..
- Mô hình đầu tư:.
- Mô hình tăng trưởng:.
- INVEST it : đầu tư, được tính bằng logarit tự nhiên của tỷ lệ đầu tư trên GDP hàng năm..
- INVEST it-1 : giá trị trễ 1 năm của đầu tư so với thời điểm t..
- năm của tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ..
- OPEN it : độ mở thương mại, đo lường bằng tổng giá trị xuất và nhập khẩu trên GDP, thể hiện mức độ cởi mở của các quốc gia sẽ thu hút nước ngoài đầu tư..
- GDPGR it là tốc độ tăng trưởng GDP.
- Z it là biến giả thể hiện tác động của sáng kiến HIPC đến đầu tư.
- HIPCYR it đánh giá hiệu quả đầu tư của giai đoạn áp dụng sáng kiến HIPC II.
- HIPC it đánh giá hiệu quả đầu tư các quốc gia bao gồm trong chương trình từ năm 1999.
- HIPC it = 1 nếu nước này đã thuộc sáng kiến HIPC từ năm 1999, ngược lại = 0..
- COMPLETION it đánh giá hiệu quả đầu tư các quốc gia đã xây dựng cải cách và nhận được giảm nợ một phần hoặc toàn phần khi tham gia sáng kiến HIPC.
- Dựa trên năm hoàn thành của các quốc gia tham gia sáng kiến HIPC, từ năm hoàn thành trở đi thì COMPLETION it = 1, trước đó = 0..
- Bài nghiên cứu tính logarit tự nhiên cho biến số đầu tư nhằm giảm thiểu độ chệch của các quan sát với giá trị trung bình so với độ.
- Các biến độc lập nợ nước ngoài trên xuất khẩu, đầu tư, GPD bình quân đầu người thực được lấy trễ 1 năm nhằm thể hiện tác động của các giá trị quá khứ đến hiện tại.
- Căn cứ vào kết quả hồi qui của mô hình đầu tư được đề cập trong Bảng 3, dấu của hệ số hồi qui phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu.
- Cột (1) cho thấy, gia tăng một đơn vị tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu sẽ làm đầu tư giảm khoảng 0.000098.
- Các hệ số về độ mở thương mại có mối tương quan thuận và có ý nghĩa ở mức 5%, gia tăng một đơn vị độ mở thương mại sẽ làm đầu tư tăng khoảng 0.00118.
- Các kết quả cũng cho thấy một đơn vị thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ làm đầu tư tăng khoảng 0.00772.
- Như đã đề cập trước đó, biến giả HIPC được bao gồm trong phương trình nhằm nắm bắt được hiệu quả của các sáng kiến về đầu tư.
- Các kết quả của hồi quy phần nào ủng hộ giả thuyết rằng giảm nợ HIPC có mối tương quan thuận.
- Tuy nhiên, không có bằng chứng ý nghĩa thống kê giảm nợ có hiệu lực thông qua tăng cường đầu tư, mặc dù có mối tương quan thuận trong tất cả nhóm nước.
- Cột (2) cho thấy giai đoạn sáng kiến HIPC II đã đẫn đến một sự cải thiện trung bình đầu tư khoảng 0.0186%.
- Trong cột (3), biến giả HIPC để đánh giá liệu các quốc gia thuộc sáng kiến HIPC từ năm 1999 có cải thiện về đầu tư hay không, kết quả thực nghiệm là tích cực.
- Lưu ý rằng không phải tất cả các nước tham gia trong chương trình thực sự nhận được giảm nợ hoàn toàn từ sáng kiến HIPC, do một số nước sẽ chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu.
- ra của sáng kiến.
- Để nắm bắt được điều này, biến giả Completion trong cột (4) bao gồm các quốc gia đã hoàn thành sáng kiến HIPC từ năm hoàn thành trở đi, kết quả thực nghiệm hệ số biến giả Completion có mối tương quan thuận tuy không có ý nghĩa thống kê..
- Các kết quả cho mô hình tăng trưởng của các quốc gia được thể hiện đầy đủ trong Bảng 4.
- Cột (1) chỉ ra rằng tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực và mạnh mẽ đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người.
- Khả năng trả nợ nước ngoài có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng bởi lấn át đầu tư tư nhân hoặc làm thay đổi các thành phần của chi tiêu công.
- có thể tăng lãi suất hoặc lấn át tín dụng có sẵn cho đầu tư tư nhân, làm giảm tăng trưởng kinh tế.
- Việc thanh toán nợ làm giảm nguồn lực đầu tư trong nước nên việc gia tăng tỷ lệ này làm giảm tăng trưởng kinh tế là phù hợp.
- Kết quả cho thấy GDP đầu người sẽ giảm 0.001% nếu tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng 1 đơn vị..
- Điều này phù hợp với các công trình gần đây cho thấy mối tương quan thuận của chính sách tài khóa tốt đến tăng trưởng (Gupta và ctv., 2005).
- Hầu hết hệ số đầu tư là rất lớn và có ý nghĩa.
- Kết quả này khẳng định lại rằng tỷ lệ đầu tư so với GDP là một yếu tố quyết định quan trọng của tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế, như mặc nhiên đã được công nhận trong các lý thuyết trước đây của Fonchamnyo (2009).
- Hiệu quả đầu tư từ việc sử dụng các nguồn lực để duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, nhằm tạo ra nhiều hàng hóa có giá trị, dịch vụ tốt hơn, góp phần nâng cao giá trị sinh hoạt đời sống..
- Theo ước tính của mô hình này, tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng lớn hơn so với đầu tư.
- Kết quả tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu cũng là tiêu cực và có ý nghĩa trong các cột khi các biến giả cho sáng kiến HIPC được sử dụng..
- Nhìn chung, các bằng chứng cho thấy rằng giảm nợ tác động tích cực đến đầu tư và tăng trưởng, giảm nợ đã giúp các nước tham gia HIPC đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn.
- Do giới hạn về số lượng và chất lượng của số liệu nên bài nghiên cứu của tác giả rất tiếc đã không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê mạnh để ủng hộ cho lập luận và kết quả nghiên cứu sáng kiến HIPC thực nghiệm trước đó..
- Trong nhiều thập kỷ, tại các nước nghèo với điều kiện tiết kiệm trong nước bị hạn chế thì vay nợ nước ngoài đã là một yếu tố quan trọng của hỗ trợ cho mục đích phát triển.
- Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình thể hiện tác động của nợ nước ngoài đến đầu tư và tăng trưởng ở các nước mắc nợ thông qua các dữ liệu trong quá khứ.
- Kết quả nghiên cứu cho tác động tích cực của việc giảm nợ đến đầu tư và tăng trưởng cho các phân nhóm của 53 quốc gia.
- đồng thời thấy được tác động tích cực, mạnh mẽ, và có ý nghĩa thống kê của đầu tư đến tăng trưởng.
- hiện của tác giả trong bài nghiên cứu này đã cho thấy được việc áp dụng sáng kiến HIPC sẽ giúp cho các nước nghèo mắc nợ có cơ hội thoát khỏi việc gia hạn nợ, giảm tỷ lệ đói nghèo và đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn..
- Nghiên cứu của tác giả đã tìm được bằng chứng cho thấy nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến đầu tư và tăng trưởng, do vậy việc quản lý nợ tại mỗi quốc gia cần được kiểm soát và cân nhắc.
- Các quốc gia cần định hướng, hoạch định chính sách để giảm gánh nặng nợ nước ngoài đủ điều kiện để đạt được một mức độ bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Nếu các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp đều tin rằng các chính sách của Chính phủ sẽ có hiệu quả trong việc giảm nợ nước ngoài nâng cao mức sống cho người dân, thì mục tiêu này sẽ đạt được tương đối nhanh chóng và ít gây tổn thương cho nền kinh tế.
- Nhưng nếu họ không tin tưởng vào các chính sách này hoặc nghi ngờ Chính phủ sẽ thay đổi sang chính sách khác, thì mục tiêu giảm nợ có lẽ sẽ còn kéo dài rất dai dẳng và tốn nhiều công sức, của cải.
- Cái giá phải trả cho việc giảm nợ càng cao, thời gian để đạt được nó càng dài thì Chính phủ càng dễ buông xuôi chính sách và các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình càng mất niềm tin rằng chính sách sẽ thành công