« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐA TÁC NHÂN Ở TỈNH BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN.
- CỨU MÔ HÌNH ĐA TÁC NHÂN Ở TỈNH BẠC LIÊU.
- Mâu thuẫn về nhu cầu nước, nghèo đói tiềm tàng kết hợp với phân hóa kinh tế, mặn hóa là 3 tác động do canh tác lúa-tôm gây ra tại tỉnh duyên hải Bạc Liêu thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam.
- Phương pháp mới tạm dịch là Mô hình đa tác nhân được sử dụng để lượng hóa 3 tác động nói trên.
- Các bài học rút ra từ trò chơi phân vai và 5 năm trong mô phỏng đã cho thấy rằng: mâu thuẫn về nhu cầu nước xảy ra khi cả lúa và tôm đều được canh tác sau tháng 9 vốn là thời điểm thích hợp khuyến cáo cho sản xuất.
- Ở vùng hạ lưu nơi gần nguồn nước mặn, mâu thuẫn tiềm tàng nhiều hơn trong tình huống nước mặn cao hơn 5 phần ngàn được cung cấp vào tháng 12 trong khi người sản xuất không lưu tâm đến điều kiện môi trường.
- Nghèo đói tiềm tàng và phân hóa kinh tế xảy ra khi lúa ít được quan tâm canh tác trong hệ thống lúa-tôm, đặc biệt ở vùng hạ lưu;.
- Tuy nhiên, sản lượng lúa giảm sút do mặn và hạn hán có thể được tránh khỏi khi lúa trong hệ thống lúa-tôm được canh tác hàng năm.
- Lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm là một nguồn thu nhập làm giảm mức độ rủi ro và phân hóa kinh tế tiềm tàng.
- Nghiên cứu này nhận thấy rằng, phương pháp mô hình đa tác nhân là một kỹ thuật mới thích hợp cho các nhóm người liên quan có cơ hội chia sẻ kiến thức, quan điểm và hợp tác trong quản lý điều hành cung cấp nước cho sản xuất bền vững..
- Từ khóa: mâu thuẫn, mô hình đa tác nhân, cực nghèo, phân hóa kinh tế, sản xuất lúa-tôm, mặn hóa.
- Theo Ribot (2004), chỉ việc phân quyền chưa phải là giải pháp toàn diện cho quản lý tài nguyên vì tính đa dạng trong sử dụng đất đai, nhanh chóng chuyển dịch mục đích sử dụng đất trong đó đôi khi có mâu thuẫn giữa lợi tức kinh tế và môi trường bền vững (Trung et al., 2006).
- Diện tích gieo trồng lúa đạt đến 3,985 triệu ha vào năm 1999 (GSO, 2006) và giảm xuống do chính sách nhà nước chuyển từ sản xuất lúa với bất cứ giá nào trước đó sang chiến lược sản xuất theo lợi thế so sánh vào đầu những năm 2000.
- Thay vào đó, diện tích thủy sản nội địa đã gia tăng đến 0,63 triệu ha tương đương 20% diện tích nông nghiệp của ĐBSCL (GSO, 2006.
- White, 2002), trong đó diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng, đạt đến 330.000 ha vào năm 2005..
- Tại Bạc Liêu do mâu thuẫn giữa canh tác lúa và thủy sản, sau năm 2002 dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, tỉnh đã phân chia đất sản xuất thành 6 tiểu vùng với các mô hình canh tác được đề xuất hợp lý (Gallop et al., 2003.
- Tuy nhiên, đến nay ở tiểu vùng hạ lưu, vốn được đề xuất canh tác kết hợp lúa-tôm, đã có khuynh hướng chuyển sang canh tác độc canh tôm vì yếu tố kinh tế, làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
- Mâu thuẫn tiềm tàng giữa lúa và tôm về chất lượng nước được cung cấp cho 2 kiểu canh tác khác nhau trong cùng cộng đồng và giữa các cộng đồng, bản thân canh tác tôm độc canh đối mặt với rủi ro do dịch bệnh và môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến mặn hóa đất đai khi canh tác tôm độc canh sử dụng nguồn nước mặn trên đồng ruộng lâu dài và bất hợp lý..
- Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng một phương pháp mới trong quản lý tài nguyên đất và nước để giúp người sản xuất và nhà quản lý nâng cao kiến thức phát triển bền vững sau đó ứng dụng vào thực tế sản xuất ở tỉnh Bạc Liêu..
- (1) Phân tích và lượng hóa các mâu thuẫn tiềm tàng do nhu cầu nước khác nhau giữa người sản xuất lúa và tôm trong cùng cộng đồng và giữa các cộng đồng sử dụng chung một hệ thống cung cấp nước..
- Ba tác động tiềm tàng có thể nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở Bạc Liêu đã được đề cập trong phần đầu của bài viết này.
- Để giảm bớt các thách thức này, đầu tiên cần tìm kiếm sự phối hợp tốt hơn trong sử dụng đất và nước giữa người nông dân và các cơ quan hữu quan thông qua đối thoại, thương lượng để tìm ra một mô hình quản lý phù hợp nhất trên quan điểm sản xuất kết hợp giữa lúa và tôm.
- Bên cạnh đó, không có cách nào khác ngoài cung cấp kiến thức cho người nông dân về rủi ro tất yếu của sản xuất tôm độc canh.
- Từ đó họ sẽ có quyết định khi phải đánh đổi giữa canh tác kết hợp tôm-lúa bền vững, thu nhập thấp và ít rủi ro với việc thu nhập cao nhưng rủi ro nhiều khi sản xuất tôm độc canh.
- Mâu thuẫn giữa 2 đối tượng sản xuất tôm và lúa có thể quan sát từ sự tương tác trong RPG.
- Thông qua RPG kiến thức sản xuất được nâng lên và một số hệ quả của nguyên lý “nguyên nhân-hậu quả” trong quyết định cũng được giải thích.
- Tuy nhiên, thực hiện RPG rất tốn kém và quá trình quyết định sản xuất cũng như kết quả của nó chỉ tương đương một năm ngoài thực tế.
- Vì vậy ABM được sử dụng để mô phỏng sau khi khái quát hóa các các quyết định sản xuất và quản lý nước của người tham gia RPG.
- Xã PT ở vị trí hạ lưu, gần nguồn cung cấp nước mặn và sản xuất tôm độc canh, trong khi xã VL ở vị trí thượng lưu và chủ yếu canh tác lúa-tôm.
- Bước 2: Xây dựng mô hình đa tác nhân.
- Mô hình đa tác nhân (Multi Agent System: MAS) được thiết kế với sự tham gia của nhà nghiên cứu với các chủ thể..
- Mục tiêu là để kiểm chứng mô hình MAS và chiến lược sản xuất của nông dân với 2 tình huống nước mặn cung cấp sớm và trễ.
- Kỳ RPG thứ hai được thực hiện cùng một địa điểm tại Trường Đại học Cần Thơ bao gồm các chủ thể từ 2 xã PT và VL cùng với cán bộ quản lý nông nghiệp 3 cấp ở địa phương nhằm hiểu sâu hơn mâu thuẫn giữa các hộ sản xuất lúa tôm, phương án giải quyết mâu thuẫn, và gia tăng kiến thức về tính dễ tổn thương do canh tác tôm gây ra..
- Mục tiêu nghiên cứu là phân tích tác động kinh tế, xã hội và môi trường của sản xuất lúa-tôm ở Bạc Liêu.
- Lượng hóa tác động xã hội: mâu thuẫn tiềm tàng.
- Một chỉ số được đề xuất để đo lường mức độ mâu thuẫn tiềm tàng, gọi tắt là Cp (Potential Conflict), được tính là tích giữa phần trăm diện tích nuôi tôm sau tháng 9 và phần trăm diện tích lúa sau tháng 9 trên tổng diện tích của cộng đồng.
- C p = Phần trăm diện tích lúa sau tháng 9 trên diện tích toàn cộng đồng * Phần trăm diện tích tôm trên diện tích toàn cộng đồng.
- Vốn nông hộ được định nghĩa là số tiền (triệu VND/hộ) còn lại sau khi lấy lợi nhuận sản xuất trừ chi tiêu gia đình.
- Nghiên cứu này vì thế đã sử dụng kiến thức bản địa, khái quát chúng thành một hàm số tương quan nghịch giữa số năm canh tác tôm liên tục trên đồng ruộng với năng suất lúa khi có hạn hán xảy ra, thể hiện qua hàm số dưới đây:.
- Trong đó: Y d : năng suất lúa khi có hạn hán xuất hiện (tấn.ha -1 ) X: số năm canh tác tôm độc canh liên tục, X>.
- 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Mô hình đa tác nhân.
- Mô hình đa tác nhân (MAS) được thiết kế, xây dựng và thể hiện trên máy tính được gọi là mô hình dựa trên tác nhân (ABM).
- Có 3 module chính trong mô hình này, gồm module không gian, sản xuất và nông hộ.
- Module không gian là nơi mà các đối tượng sản xuất như các cây trồng lúa, tôm, cá và cua được định vị, chiếm hữu diện tích.
- Trong khi đó module xã hội mà trong đó nông hộ là chủ thể quản lý các thửa đất và ra quyết định sản xuất..
- Mô hình ABM được tạo nên bởi các tế bào (cell) trên máy tính tổ hợp của 13 cột và 408 hàng, với mỗi tế bào tương ứng 0.25ha và diện tích ngoài thực địa là 1.326 ha.
- 4.2 Mô phỏng.
- Mô phỏng thực hiện trên mô hình ABM.
- Bảng 1: Tổ hợp yếu tố quản lý nước và quan tâm môi trường của 10 kịch bản.
- Kịch bản Chủ thể quản lý nước Quan tâm đến môi.
- 1 Cán bộ nhà nước quản lý cống Không.
- 2 Xã PT (hạ nguồn) quản lý cống Không.
- 3 Xã VL (thượng nguồn) quản lý cống Không.
- 4 Quản lý có thương lượng giữa PT &.
- 6 Cán bộ nhà nước quản lý cống Có.
- 7 Xã PT (hạ nguồn) quản lý cống Có.
- 8 Xã VL (thượng nguồn) quản lý cống Có.
- 9 Quản lý có thương lượng giữa PT &.
- Có tổng cộng 10 kịch bản được mô phỏng (Bảng 1).
- Các kịch bản được thiết lập trên 2 cơ sở đó là chủ thể quản lý cống cung cấp nước mặn với các chế độ nước khác nhau và yếu tố quan tâm đến môi trường.
- Giá trị chỉ số Cp được xác định theo xã và kịch bản ở bảng 2.
- Đối với các kịch bản nhóm A khi không quan tâm đến yếu tố môi trường, đặc biệt ở xã PT, chỉ số Cp thấp, chỉ 0.12 do tỷ lệ diện tích có trồng lúa biến động từ 24% đến 44,67% tổng diện tích mặc dù diện tích tôm sau 1 tháng 9 ở tỷ lệ lớn hơn 30% tổng diện tích tùy theo kịch bản quản lý nước..
- Bảng 2: Chỉ số mâu thuẫn tiềm tàng theo xã và kịch bản sau 5 năm mô phỏng Kịch bản.
- Tỷ lệ diện tích.
- Tỷ lệ diện tích tôm ở xã PT.
- Mâu thuẫn ở.
- xã PT.
- Tỷ lệ diện tích tôm ở xã VL.
- Nhóm A: từ kịch bản 1 đến 5.
- Nhóm B: từ kịch bản 6 đến 10.
- Nhìn chung không có khác biệt lớn về chỉ số Cp ở xã PT giữa các kịch bản ở nhóm A.
- Khi quan tâm đến môi trường, lúa được mặc định trồng trên 100% diện tích vào.
- thời điểm sau 1 tháng 9, chính điều này đã làm cho chỉ số Cp ở các kịch bản nhóm B ở xã PT cao hơn với giá trị trung bình là 0.40.
- Đối với xã VL, chỉ số Cp nhìn chung cao hơn ở xã PT đối với cả 2 nhóm kịch bản.
- Điều này là do lúa luôn luôn được canh tác 100% diện tích tại xã VL.
- Cũng nhìn nhận rằng, ở kịch bản 2 và 7 khi xã PT giữ quyền quản lý nước, diện tích nuôi tôm trên xã VL sau 1 tháng 9 là rất thấp, dẫn đến chỉ số Cp ở xã này rất thấp.
- Chỉ số mâu thuẫn cao khi cả lúa và tôm đều được canh tác trên diện tích cộng đồng sau thời điểm 1 tháng 9.
- Như vậy, khi quan tâm đến môi trường, lúa được sản xuất nhiều, muốn giảm mâu thuẫn tiềm tàng, nên giảm diện tích tôm sau thời điểm này..
- 4.3.2 Phân tích tác động kinh tế.
- Ở xã PT khi không quan tâm đến yếu tố môi trường, lúa ít được canh tác, vốn nông hộ có giá trị trung bình thấp, đồng thời tình trạng cực nghèo (vốn có giá trị Min nhỏ hơn 0) đã xuất hiện trong 3/5 kịch bản.
- Bên cạnh đó, chỉ số Gini trung bình ở nhóm kịch bản A cũng cao hơn so với nhóm kịch bản B có quan tâm đến môi trường.
- Ở xã VL vốn trung bình nông hộ ở năm thứ 5 có khác biệt nhưng không lớn giữa các kịch bản bất luận chúng thuộc nhóm kịch bản A hay B.
- Chính điều này làm cho sự phân hóa kinh tế giữa các nông hộ trong cộng đồng này ít xảy ra sau 5 năm canh tác.
- Bảng 3: Vốn nông hộ (triệu đồng/hộ) và hệ số phân hóa theo xã và kịch bản ở năm thứ 5 Kịch bản.
- ha/hộ, chiếm khoảng 30% diện tích toàn nông hộ ở xã này.
- Tỷ lệ diện tích bị mặn và hạn trung bình 32% và năng suất lúa giảm còn 3,128 kg/ha, sản lượng lúa bị mất trung bình 371 kg/ha do mặn và hạn so với năng suất bình thường (3,5 tấn/ha)..
- Điều này có thể vì lúa đã được canh tác rải rác làm ngắt quãng việc canh tác tôm liên tục trên cùng thửa đất làm đất không bị quá mặn, đồng thời, mặn hóa là một quá trình xảy ra trong một thời gian khá dài từ 10 đến 30 năm (Guganesharajah et al., 2007)..
- Bảng 4: Diện tích và năng suất lúa ở xã PT khi không quan tâm đến yếu tố môi trường.
- Kịch bản.
- Diện tích lúa trung.
- Diện tích lúa bị ảnh hưởng.
- Tỷ lệ diện tích lúa bị ảnh hưởng mặn và.
- Mô hình đa tác nhân lần đầu tiên được ứng dụng và tỏ ra phù hợp trong nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL.
- Công cụ RPG rất hữu hiệu khi tạo cơ hội cho các chủ thể liên quan đến sử dụng và quản lý tài nguyên đối thoại tìm tiếng nói chung để giải quyết các khác biệt.
- ABM là công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể liên quan cùng xây dựng, học hỏi và làm thí nghiệm với nhiều kịch bản khác nhau trong quản lý tài nguyên..
- Kết quả cho thấy rằng mâu thuẫn tiềm tàng có thể nảy sinh khi cả lúa và tôm cùng canh tác sau thời điểm 1 tháng 9 vốn là thời gian dành cho sản xuất lúa.
- Tôm luôn được canh tác kéo dài sau thời điểm 1 tháng 9 vì lý do lợi nhuận.
- Do vậy, để giảm bớt mâu thuẫn tiềm tàng, cả người sản xuất và nhà quản lý nên lưu tâm đến việc ngừng nuôi tôm sau thời điểm này..
- Vốn nông hộ có thể bị cạn kiệt dẫn đến nghèo đói đồng hành với phân hóa kinh tế trong cộng đồng khi yếu tố môi trường không được quan tâm và lúa ít được canh tác trong mô hình lúa tôm.
- Tuy nhiên, điều này có thể được giảm bớt khi lúa được canh tác thường xuyên trên đồng ruộng.