« Home « Kết quả tìm kiếm

TÀI LIỆU ĐỊA CHÍNH HÀ NỘI THỜI CẬN ĐẠI SƯU TẬP VÀ GIÁ TRỊ TƯ LIỆU


Tóm tắt Xem thử

- Sưu tập tài liệu địa chính.
- Toàn bộ tư liệu địa chính Hà Nội thời cận đại hiện được lưu giữ tại hai cơ sở chính: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và tại Phòng Lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội..
- Tài liệu địa chính Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
- Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Tài liệu địa chính Hà Nội thuộc khối tài liệu này và nằm tập trung nhiều nhất ở phông Sở Địa chính Hà Nội hay rải rác ở các phông: phông Sở Địa chính Bắc Kỳ.
- phông Toà Đốc lý Hà Nội.
- Phông Sở Địa chính Hà Nội.
- Phông Sở Địa chính Hà Nội cung cấp số lượng lớn hồ sơ địa chính của riêng khu vực Hà Nội.
- Hiện nay, phông tài liệu này có 880 hồ sơ với độ dày mỏng khác nhau.
- Loại hình tài liệu trong các hồ sơ gồm có tài liệu viết tay, tài liệu đánh máy và bản đồ (có tỷ lệ)..
- Phông tài liệu Sở Địa chính Hà Nội đã được chỉnh lý hoàn chỉnh thành hồ sơ..
- Nội dung chủ yếu gồm các tài liệu liên quan đến các vấn đề đất đai, nhà cửa, chùa chiền và các phố của Hà Nội.
- Hồ sơ về các phố của Hà Nội .
- +M 84 là các hồ sơ thuộc lĩnh vực chuyển đổi đất đai trong các phố của Hà Nội .
- Tài liệu địa chính Hà Nội tại các phông tư liệu khác.
- Phông Sở Địa chính Bắc Kỳ:.
- quy hoạch thành phố Hà Nội trong những năm .
- Phông Sở Địa chính Bắc Kỳ tập trung toàn bộ tài liệu quản lý địa chính của cả Bắc Kỳ, vì vậy tài liệu địa chính Hà Nội trong phông này rất ít ỏi (khoảng hơn 10 hồ sơ)..
- Trong phông lưu trữ này có rải rác một số tài liệu địa chính Hà Nội.
- Nội dung chính của các hồ sơ này là về việc chuyển nhượng đất cho người bản xứ và người Âu ở Hà Nội giai đoạn .
- Phông Toà Đốc lý Hà Nội:.
- Nội dung chủ yếu của các hồ sơ tài liệu về ruộng đất Hà Nội trong phông này là: quy định chế độ sở hữu ruộng đất của Pháp tại Hà Nội trong các nhượng địa (các hồ sơ năm 1933).
- bán và cho thuê nhà cửa và đất công ở Hà Nội (hồ sơ năm 1935 đến năm 1939).
- bán, cho thuê, nhượng và trao đổi đất công ở Hà Nội .
- Điểm qua các phông tư liệu, có thể nhận thấy đặc điểm lớn nhất của khối tài liệu địa chính Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I là: từ loại hình cũng như nội dung của các hồ sơ tài liệu đều mang đậm tính chất quy phạm hành chính.
- Các hồ sơ tài liệu này chủ yếu là công văn, thư từ, giấy tờ của các cơ quan, sở, ban ngành có trách nhiệm chính và trách nhiệm liên đới trong việc quản lý, quy hoạch, xây dựng, chuyển nhượng, bán đấu giá đất đai, giải quyết các đơn từ kiện cáo về đất đai, quy định về thuế đất, tiền thuê nhà… ở Hà Nội..
- Như vậy, tất cả những biến động về mặt đất đai của Hà Nội đều được ghi lại một cách đầy đủ qua khối lượng hồ sơ tài liệu đồ sộ này..
- Đặc điểm thứ ba là trong các hồ sơ tài liệu địa chính Hà Nội tại các phông tư liệu có rất nhiều tài liệu bản đồ (có tỷ lệ) kèm theo.
- của Hà Nội.
- Đây là một tài liệu quý hiếm phản ánh diện mạo của Hà Nội một cách trực quan, sinh động..
- Tài liệu địa chính tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội.
- Năm 2000, Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Địa chính Nhà đất với các tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, thuỷ văn, đo đạc bản đồ, nhà ở.
- thuộc địa bàn Hà Nội.
- Tất cả những hồ sơ tài liệu về tài nguyên đất đai, nhà cửa… ở Hà Nội đều được lưu giữ tại Phòng Lưu trữ của Sở, trong đó hiện còn một khối tài liệu lớn có niên đại chủ yếu từ những năm 40 đến những năm 50 của thế kỷ XX.
- Khối tài liệu này gồm hơn 30.000 tấm bằng khoán điền thổ và hàng trăm bản đồ thửa đất của Hà Nội..
- Các bằng khoán điền thổ này do Sở Địa chính Hà Nội thời thuộc Pháp lập..
- Về mặt hình thức, các tấm bằng khoán này hình chữ nhật với kích thước: chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm.
- Chất liệu của các bằng khoán này là giấy đen được bồi dày.
- Các chữ tiêu đề của các cột trong tấm bằng khoán viết bằng tiếng Pháp, được đánh máy, còn các thông tin điền vào tấm bằng khoán được viết bằng tay và bằng chữ quốc ngữ.
- Các tấm bằng khoán điền thổ này đều có hai mặt với 11 cột thông tin ở mặt trước và 5 cột thông tin ở mặt sau.
- Hình ảnh một tấm bằng khoán điền thổ được lưu trữ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội như sau (ví dụ tấm bằng khoán số 331):.
- T ấm bằng khoán điền thổ số 331 sau khi đã được chuyển ngữ, Việt hoá: Mặt trước của bằng khoán.
- Khu v ực T ờ Mi ếng Ph ố: Phố 226 Số nhà: 17 S ố bằng khoán: 331.
- M ặt sau của tấm bằng khoán.
- Như vậy, nhìn vào tấm bằng khoán điền thổ này ta có thể thấy:.
- Thứ nhất: Tấm bằng khoán cung cấp những thông tin chính xác đến từng số nhà, từng khu phố.
- Qua tấm bằng khoán điền thổ số 331 ta biết được rằng số liệu đo đạc ghi trong đó là số đo đạc của ngôi nhà số 17 phố 226 thuộc vùng Sinh Từ.
- Thứ hai: Thời gian lập phiếu cũng chính là thời gian tiến hành đo đạc và cũng được coi là mốc thời gian mà số liệu này phản ánh hiện trạng đất đai nhà cửa Hà Nội.
- Qua tấm bằng khoán 331 ta có thể hiểu rằng vào năm 1944 nhà số 17 phố 226 có diện tích đất đai, cấu trúc là như vậy..
- Trong hơn 30000 tấm bằng khoán điền thổ thì có thể thấy thời điểm lập phiếu sớm nhất là vào khoảng những năm 1930 và thời điểm lập phiếu muộn nhất là những năm 1950.
- Đại bộ phận các tấm bằng khoán điền thổ này được lập vào những năm 40 của thế kỷ XX..
- Thứ ba: Thông tin quan trọng nhất trong tấm bằng khoán điền thổ này chính là các số liệu đo đạc phản ánh cấu trúc, diện mạo của từng thửa đất.
- Qua tấm bằng khoán số 331 ta có thể hình dung được rằng nhà số 17 tại phố 226 là căn nhà có 2 gác: gác 1 đo được 66m 2 , gác 2 có diện tích là 12m 2 .
- Thứ tư: Mặt sau của tấm bằng khoán cung cấp những thông tin về biến đổi chủ sở hữu.
- Như tấm bằng khoán số 331 ở trên thì thông tin biến đổi chủ sở hữu tương đối thuần nhất, ít ỏi.
- Đọc thông tin ở mặt sau của tấm bằng khoán này ta hiểu rằng: tính đến thời điểm lập phiếu thì nhà số 17 phố 226 với diện tích đo đạc như trên thuộc sở hữu của ông Bùi Quang Huy (hay còn có tên là Lacoste) và vợ là bà Vũ Thị Thiêu.
- Hai cột phía cuối cùng của mặt sau được ghi thông tin bổ sung: Ông Bùi Quang Huy là giáo sư dạy học tại Trường Bưởi - Hà Nội..
- Có những tấm bằng khoán phần thông tin ở mặt sau vô cùng nhiều, phản ánh những biến động phức tạp về chủ sở hữu.
- Thứ năm: Trong hơn 30000 tấm bằng khoán điền thổ thì không phải tất cả có cùng một cấu trúc thông tin mà thực tế chúng rất đa dạng.
- Những tấm bằng khoán điền thổ lập muộn hơn (từ năm 1950 trở đi) thì hoàn toàn viết bằng tiếng Việt và thông tin rất sơ sài.
- Những tấm bằng khoán điền thổ đo đạc những khu vực thương mại sầm uất, đông dân cư, nhà cửa san sát như các phố Hàng của Hà Nội… thì hầu như tất cả đều có cùng cấu trúc thông tin giống tấm bằng điền thổ số 331 trên: có số nhà, tên phố, có gác, có sân, không gian, nhà tạm/tôn (T.
- Bên cạnh đó, những khu vực thuộc Hà Nội nhưng trước đây là các làng xã thì thông tin trong các tấm bằng khoán điền thổ hoàn toàn khác.
- Dòng đầu tiên ở mặt trước của tấm bằng khoán chỉ có thông tin về khu vực, thông tin về tờ, về miếng đất, tên làng, số hiệu của tấm bằng khoán.
- Thảng hoặc xuất hiện một số bằng khoán có ghi thông tin số nhà, phố.
- Những thông tin về thành phần của thửa đất trong các tấm bằng khoán này là: số liệu đo đạc ruộng, đất trồng màu, ao, vườn, đất ở, nghĩa trang, ruộng thờ cúng… Hình ảnh của tấm bằng khoán điền thổ loại này như sau:.
- M ặt trước của bằng khoán.
- S ố bằng khoán: 227.
- Đi kèm theo khối tư liệu bằng khoán điền thổ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội còn lưu trữ một khối lượng khá lớn những tấm bản đồ mặt bằng nhà cửa, đất đai.
- Đến những năm 50 của thế kỷ XX, khi tiếp quản khối tư liệu này, Sở Nhà đất Hà Nội đã tiến hành đo đạc lại và số hoá một phần khối tư liệu bản đồ này trên cơ sở hệ thống bản đồ có sẵn thời thuộc Pháp nhằm mục đích bảo quản lưu trữ.
- Tóm lại, tài liệu địa chính Hà Nội lưu trữ tại Sở Tài Nguyên - Môi trường và Nhà đất có đặc điểm sau: Về niên đại của khối tài liệu này là vào nửa đầu thế kỷ XX.
- Khối tài liệu địa chính Hà Nội thời cận đại là nguồn tư liệu vô cùng đồ sộ, phong phú để nghiên cứu về Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX trên nhiều phương diện.
- Những thông tin khai thác từ tài liệu địa chính kết hợp với những nguồn tư liệu khác cho phép đặt ra và nghiên cứu nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và đặc biệt là diện mạo nhà đất Hà Nội như:.
- Diện mạo của Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX;.
- Cấu trúc không gian nhà đất của cư dân Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX;.
- Những biến động sở hữu đất đai Hà Nội trong giai đoạn này;.
- Cả hai kho tài liệu địa chính kể trên đều là những nguồn tư liệu rất quý, có giá trị khi nghiên cứu về Hà Nội.
- Riêng khối tư liệu lưu giữ tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội thì hầu như chưa được khai thác, công bố.
- Vì vậy, trong phần này, thông qua miêu tả, phân tích số liệu của các bằng khoán thuộc một phố trong khu phố cổ Hà Nội, mang tính chất nghiên cứu trường hợp (Case Study), chúng tôi muốn đặc biệt làm rõ hơn giá trị của nguồn tài liệu này..
- Các tấm bằng khoán này chủ yếu được lập vào năm 1944, chỉ có 8 bằng khoán được lập vào năm 1943..
- 173 bằng khoán với tổng diện tích nhà đất các loại là 22265m 2 , phân bố như sau:.
- Với 17 bằng khoán chưa phân loại trên thì:.
- 16 bằng khoán được ghi chú là sở hữu công (cũng có khi ghi rõ là Thành phố Hà Nội) với tổng diện tích là 138m 2 , nhưng diện tích trong mỗi bằng khoán thường rất nhỏ, chỉ một vài mét vuông.
- Chỉ có 2/16 bằng khoán này có diện tích tương đối lớn (18m 2 và 94m 2 ) và là số nhà độc lập.
- 1 bằng khoán có chủ tư hữu nhưng nằm ở phía sau một số nhà đã có bằng khoán khác, có thể đây là phần đất mới mua thêm, chưa quy hoạch nên chỉ có tổng diện tích..
- Trong 156 bằng khoán đã phân chia rõ ràng các loại hình nhà, sân, vườn… thì:.
- 4 bằng khoán được ghi chú là thuộc sở hữu công (65m 2 , 71m 2 , 79m 2 , 282m 2.
- Phân b ố các loại hình nhà và đất của 156 bằng khoán phố Hàng Bạc.
- Từ năm 1930 đến năm 1944 liên tục những đề án quy hoạch đô thị Hà Nội được Sở Kiến trúc và Đô thị đưa ra nhằm cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, áp dụng những nguyên lý quy hoạch hiện đại thịnh hành ở châu Âu đương thời.
- vậy, khu phố cổ Hà Nội nói chung, phố Hàng Bạc nói riêng không thể nằm ngoài những quy hoạch đó.
- Và có lẽ thế mà diện mạo các phố cổ Hà Nội tuy có những đổi thay so với cuối thế kỷ XIX như đã phá bỏ các cổng phố, đường phố mở rộng hơn, có vỉa hè, phá bỏ nhà tranh, xây nhà gạch.
- Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá do ảnh hưởng của phương Tây cũng phần nào làm đã biến đổi nhà hàng phố truyền thống của Hà Nội.
- Một kiểu nhà mới bằng gạch kiên cố từ 2 đến 3 tầng đã bắt đầu được xây dựng trên nền cũ của một số ngôi nhà Hà Nội hình ống quen thuộc tại khu vực này.
- 1 Xem thêm Thư mục tài liệu địa chính Hà Nội..
- 2 Theo những ghi chép của địa bạ và các bản đồ Hà Nội cổ thì đến cuối thế kỷ XIX, khu vực này vẫn còn khá nhiều hồ nhỏ.
- Xem thêm Phan Phương Thảo, Cảnh quan mặt nước của Hà Nội qua tư liệu địa bạ trong Địa bạ cổ Hà Nội, tập II, NXB Hà Nội, 2008..
- Theo Hồ sơ số 28 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I: Hiểu biết về đất thuộc sở hữu thuộc địa trong thành phố Hà Nội Nghị định ngày 26/5/1891 của Toàn quyền Đông.
- Dương (phông Sở Địa chính Hà Nội) quyền sở hữu đất hồ, ao trên địa bàn Hà Nội của thực dân Pháp được ghi rõ:.
- "Điều 1: Những đất ao, hồ ở vị trí sau được khẳng định thuộc tài sản công của thành phố Hà Nội:.
- Điều 4: Thành phố Hà Nội đánh thuế những người chiếm dụng đất ao, hồ công, những người này có nghĩa vụ thực hiện việc lấp ao trong thời hạn 1 năm được tính từ khi chuyển nhượng"..
- 3 Dẫn theo Trần Hùng, Thăng Long – Hà Nội 10 thế kỷ đô thị hoá, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004, tr.74.