« Home « Kết quả tìm kiếm

Tài nguyên thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- TÀI NGUYÊN THỰC VẬT LÀM THUỐC Ở DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT GÒ THÁP, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP.
- Dạng sống, Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, Đồng Tháp, thực vật làm thuốc.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp qua các chuyến đi khảo sát thực địa và thu mẫu tại 50 ô tiêu chuẩn (20 m x 20 m) trên các sinh cảnh điển hình.
- Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 335 loài cây thuốc thuộc 243 chi, 100 họ, 59 bộ và 3 ngành thực vật: Dương xỉ (Polypodiophyta), Tuế (Cycadophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).
- Trong đó có 31 loài thực vật có giá trị bảo tồn cao đang bị đe dọa trên phạm vi quốc gia và quốc tế với 2 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) (1 loài nhóm VU, 1 loài nhóm CR), 29 loài trong Sách đỏ Thế giới IUCN (2019) (2 loài nhóm VU, 27 loài nhóm LC) và 1/29 loài này được ghi nhận trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP (2019).
- Có 10 bộ phận của cây thuốc được dùng để chữa trị cho 26 nhóm bệnh.
- Các cây thuốc này phân bố ở 6 kiểu môi trường sống.
- Dạng sống thực vật làm thuốc nơi đây được chia thành 5 nhóm chính (cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes-Ph), cây có chồi sát mặt đất (Chamaephytes-Ch), cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes-Hm), cây có chồi ẩn (Cryptophytes-Cr), cây có chồi một năm (Therophytes-Th.
- trong đó nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) chiếm ưu thế nhất với phổ thực vật là BS = 57,31 Ph + 8,06 Ch + 5,67 Hm + 10,75 Cr + 18,21 Th.
- Nghiên cứu này góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc ở Di tích này..
- Tài nguyên thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Khoa học tự nhiên .
- Khu di tích Gò Tháp có tổng diện tích tự nhiên 2.896.935 m 2 thuộc hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, 2016) được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt về loại hình di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật (Thủ tướng Chính phủ, 2012) và được phê duyệt là Khu Bảo vệ cảnh quan thuộc tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày Thủ tướng Chính phủ, 2014), Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015)..
- Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đặc sắc với những cánh rừng tràm và các hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên ngập nước theo mùa.
- Hệ sinh cảnh nơi đây mang đậm nét đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười với nhiều giá trị thực tiễn quan trọng, đặc biệt là nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc..
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng như đa dạng thực vật, tài nguyên thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp chưa được quan tâm đúng mức.
- Từ trước đến nay chỉ có công trình khoa học của Phạm Thị Thanh Mai (2019) đánh giá đa dạng thực vật thuộc Di tích này và lần lượt công bố 151 loài thực vật lớp Loa kèn (Liliopsida) và 516 loài thực vật có mạch.
- Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về thực vật làm thuốc nơi đây..
- Kế thừa các kết quả đã công bố, nghiên cứu này phát triển và đánh giá chi tiết sự đa dạng tài nguyên thực vật làm thuốc về phân bố theo kiểu môi trường sống, theo nhóm bệnh chữa trị, bộ phận sử dụng….
- Đây là một nghiên cứu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học, thực tiễn quan trọng.
- làm cơ sở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quý này tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, và góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương..
- 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có mạch làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008).
- Tiến hành khảo sát thực địa tại Khu di tích Gò Tháp và thiết lập ngẫu nhiên 50 ô tiêu chuẩn với kích thước 20 m x 20 m trên các sinh cảnh đặc trưng.
- Xử lý mẫu, giám định mẫu và tra cứu tên khoa học các loài thực vật bằng phương pháp hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Phạm Hoàng Hộ Võ Văn Chi và Trần Hợp .
- Phương pháp xây dựng danh lục: Phân chia các ngành theo hệ thống phân loại thực vật của Stern et al.
- thực vật có hoa sắp xếp theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009).
- Danh pháp khoa học thực vật theo The Plant List.
- Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống:.
- Dạng sống = 𝑆ố 𝑙𝑜à𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚ỗ𝑖 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑠ố𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙𝑜à𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑡ấ𝑡 𝑐ả 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑠ố𝑛𝑔 x100 Phương pháp đánh giá đa dạng tài nguyên thực vật làm thuốc: Phân chia và xác định theo các nhóm bệnh, bộ phận sử dụng theo Võ Văn Chi (2012), Đỗ Tất Lợi (2004) và Viện Dược liệu (2016)..
- Phương pháp đánh giá đa dạng về giá trị bảo tồn thực vật làm thuốc: Xếp hạng theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 06/2019/NĐ-CP (2019) của Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Sách đỏ Thế giới IUCN (2019)..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đa dạng về thành phần loài.
- Qua nghiên cứu tài nguyên thực vật làm thuốc tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp đã xác định được 335 loài thuộc 243 chi, 100 họ, 59 bộ và 3 ngành: Dương xỉ (Polypodiophyta), Tuế (Cycadophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta), kết quả thể hiện ở Bảng 1..
- Bảng 1 cho thấy ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng và chiếm ưu thế nhất (với 326 loài) thể hiện tính chất nhiệt đới của hệ thực vật nơi đây.
- Các họ thực vật với nhiều loài có dược tính nhất gồm họ Đậu (Fabaceae) 27 loài.
- Các chi thực vật với nhiều loài được làm thuốc nhất gồm 2 chi Ficus và Polyscias - có 7 loài.
- 3.2 Đa dạng về dạng sống.
- Thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp thuộc 5 nhóm dạng sống chính theo hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934), có bổ sung của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), số liệu ghi nhận ở Bảng 2..
- Bảng 2: Dạng sống thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp.
- Cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes) Ph 192 57,31.
- Cây có chồi trên lớn (Magaphanerophytes) Mg 7 2,09.
- Cây có chồi trên vừa (Mesophanerophytes) Me 32 9,55.
- Cây có chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) Mi 42 12,54.
- Cây chồi trên dây leo (Lianas phanerophytes) Lp 31 9,25.
- Cây có chồi trên sống nhờ và sống bám.
- Cây có chồi trên lùn (Nanophanerophytes) Na 46 13,73.
- Cây có chồi trên thân thảo sống lâu năm.
- Cây có chồi trên mọng nước.
- Bảng 2 đã xây dựng phổ dạng sống hay phổ sinh học (Biological Spectrum - BS) của thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp như sau:.
- Số liệu ở Bảng 2 và phổ dạng sống cho thấy nhóm cây có chồi trên (Ph) có nhiều loài nhất (192 loài) và chiếm ưu thế nhất trong hệ thực vật làm thuốc nơi đây, tiếp theo là nhóm cây có chồi một.
- Trong đó, cây chồi trên lùn (Na) có nhiều loài nhất (46 loài).
- tiếp theo là cây chồi trên nhỏ (Mi) 42 loài.
- kế đến là cây chồi trên vừa (Me) 32 loài.
- cây chồi trên dây leo (Lp) 31 loài.
- cây chồi trên mọng nước (Sp) 8 loài.
- cây có chồi trên lớn (Mg) 7 loài.
- 3.3 Đa dạng về sự phân bố theo môi trường sống.
- Khảo sát thực địa đã ghi nhận được các loài thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp sống được ở nhiều sinh cảnh khác nhau, chủ yếu phân bố theo 6 kiểu môi trường sống chính, kết quả thể hiện ở Bảng 3..
- Bảng 3: Sự phân bố cây thuốc theo sinh cảnh ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp TT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ.
- 6 Kênh, mương, dựa rạch 33 9,85 Bảng 3 cho thấy, sinh cảnh giàu loài và ưu thế nhất là Khuôn viên, vườn với 219 loài cây thuốc như các loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.
- 3.4 Đa dạng về bộ phận sử dụng.
- Hiệu quả chữa bệnh phụ thuộc vào các bộ phận sử dụng khác nhau ở mỗi loài cây thuốc, có cây chỉ dùng được một bộ phận, có cây dùng kết hợp nhiều bộ phận hay dùng toàn cây.
- Nghiên cứu về các bộ phận sử dụng của cây làm thuốc giúp định hướng được phương pháp thu hái, chế biến và tận dụng có hiệu quả đồng thời có biện pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu quý cho địa phương.
- Trong 335 loài cây thuốc đã được thống kê, mỗi loài khác nhau có thể sử dụng một, hai hay nhiều bộ phận khác nhau để chữa bệnh..
- Dựa vào các tài liệu của Viện Dược Liệu (2016), Võ Văn Chi (2012) và Đỗ Tất Lợi (2004) đã thống kê được 10 bộ phận dùng của cây thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, kết quả ở Bảng 4..
- Bảng 4: Bộ phận sử dụng của thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp TT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ.
- Bảng 4 cho thấy lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất và thông dụng nhất với 144 loài như Tai tượng xanh (Acalypha indica L.
- Cách dùng lá cây làm thuốc chữa bệnh cũng đa dạng như làm rau ăn, nấu canh uống, nấu nước xông, giã nát đắp lên vết thương, phơi khô sắc uống… Việc sử dụng lá làm thuốc ít ảnh hưởng đến.
- sự sinh trưởng, tái sinh của cây so với việc khai thác các bộ phận sử dụng khác và rất thuận tiện trong thu hái, chế biến đồng thời có thể thu hái quanh năm..
- Xếp thứ hai là sử dụng toàn cây với 118 loài, chủ yếu nấu tươi, giã đắp vào vết bệnh, phơi khô băm nhỏ sắc uống… gồm các loài như Dây tơ xanh (Cassytha filiformis L.
- Rễ là bộ phận dùng xếp thứ ba với 83 loài thường được dùng tươi, phơi khô sắc uống, ngâm rượu uống hoặc xoa bóp gồm các loài Mắc cỡ (Mimosa pudica L.
- Polyscias)… Các nhóm bộ phận sử dụng còn lại chiếm số lượng loài ít hơn, cần thu hái theo mùa sinh sản của cây thuốc (hoa, quả, hạt) và quá trình thu hái làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thuốc (vỏ, nhựa cây, thân, củ)..
- 3.5 Đa dạng thực vật làm thuốc theo các nhóm bệnh được chữa trị.
- Theo các tài liệu của Viện Dược Liệu (2016), Võ Văn Chi (2012) và Đỗ Tất Lợi (2004) đã phân chia 335 loài thực vật làm thuốc thống kê được ở khu vực nghiên cứu theo 26 nhóm bệnh chính.
- Bảng 5: Sự đa dạng theo nhóm bệnh chữa trị.
- Ba nhóm bệnh chữa trị có số loài ít nhất (chỉ từ 5 - 18 loài, chiếm tỷ lệ dưới 5% cho mỗi nhóm) là nhóm cây thuốc giúp an thai, lợi sữa, cây chữa bệnh trĩ và chữa bướu cổ, nổi hạch..
- 3.6 Đánh giá nguồn gen thực vật làm thuốc quý hiếm.
- Bên cạnh sự đa dạng về thành phần loài, dạng sống, phân bố theo sinh cảnh, bộ phận sử dụng, nhóm bệnh chữa trị, thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp còn có giá trị bảo tồn cao..
- Bảng 6: Thực vật làm thuốc có giá trị bảo tồn ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp.
- TT Tên khoa học Tình trạng bảo tồn.
- TT Tên khoa học Tình trạng bảo tồn 17.
- Ghi chú: IIA-NĐ06: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
- Thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp được xác định 335 loài thuộc 243 chi, 100 họ, 59 bộ và 3 ngành: Dương xỉ (Polypodiophyta) 8 loài, Tuế (Cycadophyta) 1 loài và Ngọc lan (Magnoliophyta) 326 loài.
- Trong tổng số 335 loài ghi nhận được thì có 31 loài cây thuốc có giá trị bảỏ tồn cao theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Sách đỏ Thế giới IUCN (2019)..
- Các cây làm thuốc ưu thế nhất với dạng cây có chồi trên mặt đất - Ph (192 loài) trong 5 kiểu dạng sống đã xác định (cây có chồi trên mặt đất (Ph), cây có chồi sát mặt đất (Ch), cây có chồi nửa ẩn (Hm), cây có chồi ẩn (Cr), cây có chồi một năm (Th)) với phổ thực vật BS = 57,31 Ph + 8,06 Ch + 5,67 Hm + 10,75 Cr + 18,21 Th..
- Thực vật làm thuốc nơi đây được thu hái theo 10 bộ phận dùng để phòng và chữa trị cho 26 nhóm bệnh phổ biến.
- Các cây thuốc này phân bố chủ yếu ở 6 sinh cảnh chính: Khuôn viên, vườn (219 loài);.
- Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, 2016.
- Gò Tháp - Di tích Quốc gia đặc biệt, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 288 trang..
- Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc.
- thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp"..
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB.
- Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 165 trang..
- Đa dạng tài nguyên thực vật lớp Loa kèn (Liliopsida) ở Khu di tích Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Đa dạng hệ thực vật ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1191 trang..
- Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2, NXB Y học, 1.675 trang &.
- Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1250 trang &