« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁI PHÁT TRIỂN XE ĐẠP TẠI HÀ NỘI VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Giới thiệu chung về giao thông Hà Nội.
- Hà Nội đang có một hạ tầng giao thông yếu kém và không tương xứng với tầm vóc của đô thị.
- Những thông số của mạng lưới giao thông Hà Nội kém xa so với những tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị được ban hành của Việt Nam và tốc độ phát triển mới của mạng lưới đường không thể đuổi kịp tốc độ phát triển chung của thành phố.
- Tỷ lệ quỹ đất giao thông chỉ chiếm 6-7% tổng quỹ đất đô thị, so với định mức 15%-20%, đồng thời có tới 80% các tuyến đường có mặt cắt ngang dưới 11m 1 P .
- Hà Nội đã trở thành Thủ đô có tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng thấp nhất và tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân cao nhất trong các Thủ đô ở châu Á 2 .
- Theo khảo sát của Cục Y tế Giao thông Vận tải, nồng độ bụi trong không khí và ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội luôn cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép, trong đó các hoạt động giao thông vận tải chiếm tới 70% nguồn gây ô nhiễm này 3 P .
- Hàng năm, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong lớn cướp đi hàng trăm sinh mạng, năm 2008 đã xảy ra 1113 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 868 người 4 .
- Trên thực tế, thực trạng tắc nghẽn giao thông hiện nay của Hà Nội chưa đến mức trầm trọng như tình trạng trước đây tại một số Thủ đô khác trong khu vực - có thể kể đến Bangkok, Manila - nhưng giao thông đang là yếu tố cản trở cuộc sống hàng ngày, suy giảm chất lượng sống và đe doạ trực tiếp đến sự phát triển của thành phố..
- Sự biến động trong tỷ phần tham gia giao thông của các loại hình phương tiện tại Hà Nội trong 20 năm qua .
- Ngay khi bước vào thời kỳ đô thị hoá mới đầu những năm 1990, hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội, vốn đảm đương khoảng 40% tỷ phần giao thông cho đến năm 1989, bất ngờ sụp đổ và trong suốt khoảng thời gian hơn 10 năm .
- “Hà Nội dường như phát triển theo hướng riêng và trở thành một thành phố không có giao thông vận tải công cộng” (HAIDEP, 2007).
- Cùng trong thời gian đó, số lượng xe máy tăng lên nhanh chóng thay thế xe đạp trở thành phương tiện giao thông chính trên đường phố.
- Từ năm 2002, thành phố đã có những cố gắng nhằm phát triển lại hệ thống xe buýt và tính đến thời điểm năm 2009 giao thông công cộng đã có sự phục hồi ấn tượng đạt đến tỷ phần 10,73%.
- Tuy nhiên, xe máy đã gần như đẩy xe đạp biến mất khỏi hệ thống giao thông thành phố và còn nguy hiểm hơn nữa khi Hà Nội đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng của phương tiện ôtô con..
- Bảng 1: Thống kê số lượng phương tiện giao thông tại Hà Nội .
- Xe đạp (chiếc .
- (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê phương tiện của Phòng CSGT, Công an Hà Nội và số liệu sưu tầm) Bảng 2: Tỷ phần giao thông của các loại hình phương tiện tại Hà Nội năm 2009 6 P.
- Loại hình phương tiện Tỷ phần giao thông.
- Giao thông công cộng .
- Xe đạp .
- Trong giai đoạn phát triển 20 năm vừa qua, Hà Nội đã biến đổi hoàn toàn từ một thành phố của xe đạp chuyển sang một thành phố của xe máy.
- Trong giai đoạn tiếp theo, Hà Nội sẽ phải tiếp tục hứng chịu sự gia tăng của ôtô con và xu hướng này sẽ còn gây ra nhiều áp lực nặng nề hơn nữa lên hệ thống giao thông vốn đã yếu kém của Hà Nội..
- Định hướng phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội.
- Để đối phó với tình trạng giao thông phát triển thiếu kiểm soát tại các đô thị, Việt Nam đã sớm có những nhận thức về định hướng phát triển giao thông đô thị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Tại hội nghị “Hướng tới giao thông bền vững” (Towards sustainable transportation) được tổ chức vào tháng 3 năm 1996 tại Vancouver - Canada, đại diện của Việt Nam đã đề xuất những chính sách giao thông đô thị của Việt Nam nhằm phát triển giao thông bền vững, trong đó có đề cập đến cải thiện và mở rộng hệ thống giao thông công cộng và dành ưu tiên tốt hơn cho người đi bộ và xe đạp 7.
- GTCC Ô tô Xe máy Xe đạp Khác.
- Giao thông đô thị, trong đó đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, cũng đã đề ra các bước ưu tiên hành động vì một mục tiêu phát triển chung này 8.
- Tập trung phát triển mạng lưới giao thông công cộng..
- Hạn chế phát triển các loại phương tiện giao thông cá nhân tiêu tốn nhiên liệu..
- Khuyến khích sáng chế và phổ biến các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường..
- Đồ án Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, được phê duyệt theo quyết định 90/2008/QĐ-TTg, một lần nữa nhấn mạnh đến vấn đề: tập trung phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng và phấn đấu giảm tỷ phần đảm nhận của xe máy.
- Loại hình giao thông công cộng được lựa chọn để tạo bước đột phá cho giao thông Hà Nội là hệ thống đường sắt đô thị..
- Song hành với đồ án trên, Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam cũng đã xác định một định hướng quan trọng để thành phố xây dựng hệ thống giao thông đô thị bền vững là thông qua việc phát triển các dịch vụ giao thông công cộng chất lượng cao, trong đó đóng vai trò cốt lõi là mạng lưới vận tải khối lượng lớn tốc độ cao (UMRT) gồm đường sắt đô thị và xe buýt nhanh - BRT..
- Ngày tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội” nhằm luận bàn và tìm ra những giải pháp phát triển tốt nhất cho giao thông thành phố.
- Hội thảo là điểm mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu cho định hướng phát triển bền vững giao thông Thủ đô Hà Nội T .
- Hình 1: Tỷ phần đảm nhận phương thức giao thông tại Hà Nội theo quy hoạch 9 (TEDI - Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 HAIDEP - Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam).
- Số phận của xe đạp tại Hà Nội.
- Xe đạp biến mất rất nhanh tại Hà Nội và ngay cả những đồ án quy hoạch của thành phố cũng không còn dành ưu tiên cho loại hình phương tiên này trong tương lai.
- Theo tính toán của đồ án Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tỷ phần xe đạp sẽ giảm dần từ mức 25% năm 2005 xuống mức 14% vào năm 2010 và 10% vào năm 2020.
- Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam còn.
- Trên thực tế tình hình còn xấu hơn nhiều lần: theo số liệu thống kê của Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội đến năm 2009 xe đạp chỉ còn chiếm 2,8% tỷ phần giao thông trong thành phố (xem bảng 2).
- Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của xe đạp tại Hà Nội..
- Tiêu chuẩn về quy hoạch - thiết kế mạng lưới đường trong đô thị của Việt Nam tuy được ban hành gần đây (TCXDVN 104-2007: Đường đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế), nhưng không dành cho xe đạp sự ưu tiên đúng mức trong giao thông đô thị: làn đường xe đạp chỉ được yêu cầu phân tách trên những tuyến đường chính đô thị (với tốc độ thiết kế.
- Để thiết lập một quy hoạch giao thông tốt hơn, Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam, với sự tư vấn của các chuyên gia Nhật Bản, đã đề xuất các mặt cắt đường cho hệ thống đường giao thông Hà Nội, trong đó hầu hết các mặt cắt ngang điển hình đều có thiết kế làn đường dành cho xe đạp..
- Tóm lại, tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tuy đã có những nhận thức về phát triển giao thông đô thị bền vững nhưng trên thực tế lại bỏ quên loại hình phương tiện giao thông xanh chủ chốt của đô thị là xe đạp.
- Vai trò của xe đạp trong phát triển giao thông đô thị bền vững.
- “Xe đạp có vai trò quan trọng trong bất kỳ chiến lược giao thông bền vững nào” 12.
- Năm 1992, Chris Bradshaw đã đề xuất về Hệ thống giao thông xanh cho đô thị (Green transportation hierarchy) 13 theo đó 3 loại hình giao thông lựa chọn tốt nhất của giao thông xanh đô thị gồm có: đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng.
- Xe đạp có những đặc tính ưu việt nổi bật phù hợp với chiến lược giao thông đô thị bền vững:.
- Xe đạp có tỷ lệ chiếm dụng mặt đường thấp..
- Xe đạp là loại hình giao thông đô thị có chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành thấp nhất..
- Xe đạp còn là loại hình vận động tốt cho sức khoẻ..
- Vai trò của xe đạp đối với hệ thống giao thông công cộng 6.1.
- Xe đạp có một vai trò kết nối (đến và đi) đặc biệt quan trọng với phương tiện giao thông công cộng tại các nước Tây Bắc Âu như: Hà Lan, Đức, Đan Mạch … hay tại châu Á như Nhật Bản.
- Xe đạp đặc biệt hữu ích trong khả năng kết nối với mạng lưới URMT của đô thị (xem bảng 3).
- (On Bus-Bike integration) nhằm nâng cao khả năng hoạt động của 2 loại hình giao thông xanh này trong đô thị.
- Nhiều thành phố tại Bắc Mỹ đã xây dựng và hoàn thiện quy hoạch và triển khai những dự án nhằm liên kết giữa xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng 16 .
- Phát triển hơn nữa, nhiều thành phố trên thế giới đã hình thành Hệ thống xe đạp chia sẻ (Bicycle sharing system) hay Xe đạp công cộng (Public bicycle), xe đạp đã thực sự phát triển thành một loại hình giao thông công cộng trong đô thị hiện đại..
- Tỷ lệ phương thức liên kết giao thông tại các ga đường sắt đô thị (Mô hình liên kết Đường sắt đô thị - Xe đạp).
- Đi bộ Xe đạp Phương tiện công cộng Xe con Hà Lan 18 27.
- Xe đạp và hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội trong tương lai.
- “Sau cùng giao thông công cộng chỉ là chức năng khi người dân có thể đi đến các nhà ga và bến đỗ” 21.
- Mô hình giao thông đô thị “Cửa - Cửa” của Thủ đô Hà Nội Bến.
- Đi bộ  Xe đạp  Xe máy  Ô tô Giao thông.
- Mô hình giao thông đô thị: “Cửa - Cửa” tại Hà Nội phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư đô thị (xem hình 2).
- Phương thức vận chuyển của giao thông công cộng phải dựa vào các đầu mối trung gian là các bến: Thời gian di chuyển của phương thức này bao gồm: (Thời gian chuyển tiếp giữa Cửa và Bến.
- Tuy nhiên, khả năng kết nối và chuyển tiếp giữa “Cửa” và “Bến” của hệ thống giao thông công cộng tại Hà Nội rất kém:.
- Tỷ phần liên kết giữa URMT-Xe đạp năm 2020 (P1.
- Tiêu chuẩn diện tích để xe đạp (S1.
- Xe đạp (N1).
- Đề xuất về định hướng tái phát triển xe đạp tại Hà Nội trong tương lai.
- Để phát triển một hệ thống giao thông đô thị bền vững, Hà Nội cần dành nhiều chính sách ưu tiên hơn cho xe đạp và người đi bộ (Lưu Đức Hải, 1996).
- chia sẻ vai trò hợp lý với giao thông cá nhân, xe đạp đóng vai trò gom khách cho hệ thống vận tải khối lượng lớn (HAIDEP, 2007).
- luôn nhớ rằng: “Đi bộ và xe đạp là những phương thức giao thông quan trọng” (Debra Efroymson, 2009).
- qua đó “tăng cường tính hấp dẫn của loại hình giao thông thay thế: đi bộ và xe đạp” (Peter Midgley, 2010)..
- Thành phố cần có những định hướng cụ thể nhằm mục đích tái phát triển loại hình giao thông đang bị lãng quên là xe đạp bên cạnh 2 loại hình giao thông xanh khác là đi bộ và giao thông công cộng.
- Đặt niềm tin vào xe đạp cho tương lai giao thông của thành phố..
- Lập quy hoạch hệ thống giao thông xanh cho thành phố, kết hợp 3 loại hình giao thông: đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng..
- Xây dựng một hạ tầng giao thông tốt để đảm bảo sự an toàn và tiện lợi cho xe đạp lưu thông.
- chuyên dụng dành cho xe đạp.
- hệ thống bãi để xe công cộng và hệ thống bãi để xe trung chuyển tại các bến giao thông công cộng (Park and Ride)..
- Giáo dục và cổ vũ cho xe đạp..
- Tái phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe đạp nội địa..
- Xe đạp là loại hình giao thông xanh hàng đầu với rất nhiều ưu thế trong chiến lược phát triển giao thông bền vững tại các đô thị trên thế giới.
- Sự phát triển của giao thông Hà Nội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững sẽ phải xuất phát cùng sự phát triển của xe đạp và hệ thống giao thông xanh đô thị.
- Ở một khía cạnh tích cực khác, phát triển xe đạp song hành với hệ thống giao thông xanh đô thị sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu năng hoạt động của hệ thống giao thông công cộng trong tương lai.
- Tuy nhiên, Hà Nội lại đang quay lưng lại với xe đạp, những chiến lược phát triển giao thông và những đồ án quy hoạch giao thông của thành phố đều không đặt sự quan tâm đúng mức vào loại hình giao thông này.
- Nghiên cứu và những đề xuất trong bài viết này có hy vọng góp phần thay đổi những nhận thức còn thiếu sót của Hà Nội, từ đó đặt định hướng tái phát triển lại xe đạp trong thành phố hướng đến mục tiêu phát triển giao thông đô thị bền vững..
- Hà Nội cần có ước mơ về một hệ thống giao thông tương lai “xanh” hơn, thuận lợi và văn minh sẽ mang đến cho người dân cuộc sống tốt đẹp, góp phần trả lại cho thành phố vẻ đẹp cổ kính, dịu dàng mà nó đã phải chắt chiu qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển.
- Tương lai giao thông đô thị nằm ngay trong những bước phát triển khởi đầu của ngày hôm nay.
- 1 Nguyễn Quốc Hùng, GĐ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trên báo Vietnamplus..
- 10 VnExpress, Đường dành cho xe đạp đang bị thu hẹp, 2007..
- 20 Đỗ Thái Quân, Tưởng Ngọc Côn, “Nghiên cứu quy luật liên kết của đường sắt đô thị và các loại hình giao thông khác”, tạp chí Tầu tốc độ cao đô thị, 2005, Số 3, tr.45-49.
- 21 Debra Efroymson: Giao thông công cộng, so sánh giữa các lựa chọn, Hội thảo quốc tế "Hà Nội: thành phố thân thiện và sống tốt cho cộng đồng", Hà Nội, 2009..
- Quyết định 90/2008/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm .
- Báo cáo cuối cùng: Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam (HAIDEP), 2007..
- Đỗ Thăng Phẩm, Khổng Kiến Ích, Đinh Vệ Đông, Nghiên cứu và đối sách phát triển quy hoạch giao thông xanh đô thị, tạp chí Khoa học kỹ thuật Trường Đại học Vũ Hán, Vol.25, No.2, 2002 (Nguyên văn tiếng Trung)..
- Phó Quân Quân, Hứa Truyền Trung, Lưu Dương, “Nghiên cứu chính sách phát triển xe đạp tại các đô thị lớn của Trung Quốc”, tạp chí Khoa học kỹ thuật và Kinh tế, 2004, Số 1, tr.
- Đỗ Thái Quân, Tưởng Ngọc Côn, “Nghiên cứu quy luật liên kết của đường sắt đô thị và các loại hình giao thông khác”, tạp chí Tầu tốc độ cao đô thị, 2005, Số 3, tr.
- Debra Efroymson: Giao thông công cộng, so sánh giữa các lựa chọn, Hội thảo quốc tế "Hà Nội: