« Home « Kết quả tìm kiếm

Tải sách Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh – Tập 4: Thời Nhà Lý Ebook PDF


Tóm tắt Xem thử

- Là người luôn đề cao sức mạnh dân tộc, muốn đất nước ngày càng lớn mạnh nên khi vừa mới lên ngôi, Lý Thánh Tông liền đổi tên nước ta từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra một kỷ nguyên Đại Việt kéo dài đến 750 năm (cho đến đầu thế kỷ 19, cụ thể là năm 1804, dưới triều vua gia Long, tên nước mới đổi thành Việt Nam)..
- Trong mười tám năm trị vì vua Thánh Tông đã thay đổi niên hiệu năm lần.
- Do đã sống gần gũi với dân gian một thời gian dài, đã từng thấy nhiều cảnh đói rét, oan uổng, bất công từ chốn thị thành đến miền thôn dã nên Lý Thánh Tông rất hiểu nổi khổ của dân chúng và từ đó, người rất thương dân.
- Ngay khi mới lên ngôi, vua Thánh Tông đã cho các cung nữ trong cung Thúy Hoa được trở về quê quán, được lấy chồng, sinh con, sống cuộc sống bình thường như bao cô gái khác..
- Không những vậy, vào những năm đại hạn, mất mùa, lo rằng dân chúng sẽ bị đói rét, vua Thánh Tông lại thường cho mở kho lấy lúa, tiền, vải chia cho dân nghèo..
- Một hôm, giữa trời đông rét mướt, chạnh lòng nghĩ đến các tù nhân, vua Thánh Tông bèn bảo:.
- Năm 1055, trong một lần xét án ở điện Thiên Khánh, có công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua Thánh Tông đã chỉ vào công chúa mà nói:.
- Đến năm 1071, vua Thánh Tông còn định ra lệ cho phép người mắc tội trượng hình.
- Bên cạnh đó, để các quan phụ trách xử án luôn giữ được sự công bằng, trong sáng, vua Thánh Tông quyết định cấp lương bổng thật hậu cho họ.
- Vua Lý Thánh Tông là người thích đi thăm thú dân tình ở khắp nơi.
- Năm 1062, vì đã bốn mươi tuổi mà vẫn chưa có người thừa kế ngai vàng nên vua Thánh Tông buồn bực, thường đi du ngoạn cho khuây khỏa.
- Vua Thánh Tông vô cùng mừng rỡ, đặt tên con là Càn Đức, phong làm Thái tử, còn Ỷ Lan cũng được phong làm Nguyên phi.
- Ngay từ khi mới lên ngôi, năm 1054, vua Thánh Tông đã phong cho Lý Đạo Thành chức Thái sư và Lý Đạo Thành giữ chức này trong suốt mười tám năm Thánh Tông trị vì đất nước..
- Lý Đạo Thành tuy theo đạo Phật nhưng lại đề cao những tư tưởng của Nho giáo như lòng trung thành tuyệt đối với đấng thiên tử, tôn trọng sự “chính danh” tức là mỗi người đều phải làm đúng chức phận của mình để “vua ra vua”,.
- Mùa thu năm Kỷ Hợi (1059), để chỉnh đốn tác phong làm việc của quan lại cho trang trọng hơn, vua Thánh Tông đã cấp cho các quan trong triều mũ phốc đội đầu * và giày da.
- Đến năm 1063, vua Thánh Tông lại đặt thêm lệ tung hô, chúc tụng nhà vua.
- giống như các vua đời trước, vua Thánh Tông đối xử với các quan đứng đầu các châu vùng biên giới rất mềm dẻo nên rất được lòng họ..
- Từ vua Thái Tổ, Thái Tông đến vua Thánh Tông, tất cả đều rất ưu ái châu này..
- Năm 1059, trong một chuyến đi săn ở sông Nam Bình thuộc châu Lạng, vua Lý Thánh Tông đã đến thăm công chúa Bình Dương..
- Vua Lý Thánh Tông còn xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh, chia làm hai loại.
- Thời vua Lý Thánh Tông cho tăng thêm sáu quân nữa, tất cả là mười sáu quân..
- Ngay cả đối với nhà Tống ở phía bắc, vua Lý Thánh Tông vẫn giữ thế bình đẳng, đôi khi còn tỏ ra lấn lướt nữa.
- Tuy vậy, một năm sau khi vua lên ngôi, nhà Tống sai sứ sang phong cho vua làm Quận vương, nhà vua cũng chấp nhận để duy trì mối giao hảo..
- Triều đình nhà Tống ngỡ ngàng vì kỳ lân vốn chỉ là một con vật huyền thoại, không ai biết được thực hư như thế nào..
- Có lẽ ở đây Lý Thánh Tông muốn ngầm ý nói với vua Tống rằng Đại Việt đã có thánh nhân?.
- Triều đình nhà Tống cho rằng đó không phải kỳ lân nên rất tức giận, muốn gây hấn Đại Việt nhưng một viên quan là Tư Mã Quang ngăn lại:.
- Vì thế, để giữ sĩ diện, nhà Tống đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
- Với quan lại nhà Tống ở các vùng đất giáp biên giới Đại Việt, vua Thánh Tông càng tỏ ra lấn lướt.
- Mùa xuân năm Canh Tý (1060), có một băng cướp chạy từ châu Lạng của Đại Việt sang huyện Như Ngao của nhà Tống.
- Trong số những người bị bắt có lẫn một viên quan nhà Tống là Dương Bảo Tài.
- Triều đình nhà Tống sai sứ đến ung châu đàm phán với nhà Lý.
- Vua Thánh Tông cũng sai sứ tới ung châu.
- Sứ thần nhà Tống đem nhiều của cải ra đút lót cho sứ của Đại Việt và nhờ mang thư của nhà Tống về dâng lên vua Thánh Tông.
- Trong thư, quan nhà Tống xin vua Lý trả lại Dương Bảo Tài nhưng vua Thánh Tông không đồng ý, nhà Tống cũng đành phải chịu, không dám gây hấn..
- Dù biết Thánh Tông không dễ dàng nghe lệnh mình nhưng nhà Tống vẫn phong thêm chức tước cho vua Đại Việt.
- Năm giáp Thìn (1064), vua Tống phong cho Lý Thánh Tông là Đồng bình chương sự.
- Tuy không dám ra mặt gây chiến tranh nhưng nhà Tống vẫn âm thầm nuôi ý định xâm chiếm Đại Việt.
- Vua Chiêm Thành khi đó là Chế Củ (Rudravarman iii) đã ra sức chuẩn bị lương thực, vũ khí, rèn luyện quân lính, có ý muốn dựa vào nhà Tống mà đánh Đại Việt.
- Chế Củ cho người sang cống nhà Tống phương vật * để xin thần phục và xin mua ngựa.
- Để đánh tan liên minh Tống - Chiêm Thành, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1069), vua Thánh Tông quyết định tự mình cầm quân đi đánh Chiêm Thành.
- Để đề phòng những kẻ có ý cướp ngôi trong lúc mình vắng mặt ở kinh thành, ngày 5 tháng 3 năm ấy, vua Thánh Tông đã cho cử hành lễ thề trọng thể tại sân Long Trì.
- Vua Thánh Tông còn phong cho Lý Thường Kiệt làm Đại tướng quân, lãnh ấn tiên phong, kiêm chức Nguyên soái.
- Sau khi giao quyền điều hành đất nước cho Nguyên phi Ỷ Lan và Thái sư Lý Đạo Thành, đầu tháng 3 năm ấy, vua Thánh Tông xuống thuyền, cùng đại quân rẽ sóng ra biển Đông.
- Ngày 3 tháng 4, đoàn thuyền của vua Thánh Tông đã tiến đến Thị Nại (Quy Nhơn).
- Chiến thắng trở về, vua Thánh Tông càng vui hơn khi chứng kiến cảnh đất nước bình yên dưới sự điều hành của Nguyên phi Ỷ Lan và Thái sư Lý Đạo Thành.
- Vua Lý Thánh Tông đồng ý và sai sứ sang nhà Tống báo tin.
- Sau chiến thắng, vua Lý Thánh Tông ban thưởng cho những người có công.
- Lý Thường Kiệt được phong làm Phụ quốc Thái phó, lại được vua Thánh Tông nhận làm con nuôi (tức là được đứng vào hàng tước vương).
- Đất nước càng ngày càng hưng thịnh nhưng vua Thánh Tông không vì thế mà lơ là chính sự.
- Vua Lý Thánh Tông cũng là người sùng đạo Phật.
- Trên núi Lam Kha (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) có một tượng Phật A Di Đà bằng đá, cao 2,5m do vua Thánh Tông sai Lang tướng Quách Mãn làm vào năm 1057.
- Năm sau, vào mùa xuân, vua Thánh Tông lại cho xây một tòa tháp lớn ngay trong khuôn viên chùa, gọi là tháp Báo Thiên.
- Có lần Thái tử nhà Tống bị bệnh nan y, phải nhờ ông sang chữa.
- Vua Thánh Tông thấy việc lạ ấy thì lo rằng chiếc hồng chung sẽ hút hết vàng của thiên hạ và sẽ gây ra họa chiến tranh nên sai Không Lộ đem vứt đi để trừ hậu họa.
- Việc xây nhiều chùa, đúc nhiều chuông chứng tỏ Phật giáo dưới thời vua Lý Thánh Tông đã phát triển mạnh.
- Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đem quân đi đánh Chế Củ, thắng trận bắt về Thăng Long một số tù binh, vô tình trong đó có Thảo Đường.
- Thảo Đường đối đáp trôi chảy, giải thích rõ ràng khiến vị tăng lục vô cùng khâm phục và đem chuyện ấy tâu lên vua Thánh Tông.
- Thấy Thảo Đường có đạo hạnh uyên thâm, vua Thánh Tông mời ông tham dự vào việc triều chính..
- Một thời gian sau, vua Thánh Tông phong sư Thảo Đường làm Quốc sư và cho trụ trì tại chùa Khai Quốc - một ngôi chùa được xây dựng từ khi đất nước còn mang tên Vạn Xuân dưới thời Lý Nam Đế..
- Vua Lý Thánh Tông cũng theo phái thiền này.
- Tuy là người trọng đạo Phật nhưng vua Lý Thánh Tông không vì thế mà xem thường Nho giáo.
- Hiểu rằng Nho giáo sẽ góp phần làm ổn định đất nước đồng thời củng cố quyền uy của vương triều nên vua Thánh Tông cho phổ biến tư tưởng của Nho giáo khắp nơi.
- Để giúp Nho giáo phát triển mạnh hơn nữa, năm 1070, vua Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở phía nam hoàng thành Thăng Long, dựng tượng Khổng Tử và bốn người học trò xuất sắc (Tứ phối), lại vẽ tranh bảy mươi hai học trò khác của Khổng Tử để thờ cúng.
- Có thể nói rằng vua Lý Thánh Tông là vị vua đầu tiên chính thức đề cao Nho giáo, làm nền tảng cho các vua đời sau noi theo..
- Vua Lý Thánh Tông không chỉ có công trong việc phát triển đạo Phật, khuyến khích đạo Nho mà còn có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn hóa.
- Ngoài âm nhạc, vua Thánh Tông còn rất giỏi múa khiên và đánh cầu.
- Tháng giêng năm Nhâm Tý (1072), vua Thánh Tông bị bệnh nặng rồi qua đời ở điện Hội Tiên, thọ 50 tuổi.
- Tuy thời gian trị vì không lâu nhưng vua Lý Thánh Tông đã làm được nhiều điều lợi ích cho dân, cho nước.
- Sau khi vua Thánh Tông băng hà, Thái tử Càn Đức - lúc bấy giờ mới bảy tuổi - được đưa lên ngôi, tức vua Nhân Tông.
- Lúc này, ở phương bắc, nhà Tống thường bị các bộ tộc xung quanh nổi lên chống lại.
- Sau đó, một bộ tộc ở vùng tây bắc Trung Quốc lại nổi lên chống nhà Tống và thành lập triều đình riêng, gọi là nhà Hạ.
- Bởi phải cống nạp nhiều nơi nên kinh tế nhà Tống dần dần kiệt quệ..
- Không chỉ bị các nước mạnh hơn uy hiếp mà ngay trong nội bộ triều đình nhà Tống cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực.
- Để chứng tỏ Tân pháp của mình đã đem lại sức mạnh cho nhà Tống và để làm lạc hướng đấu tranh của nhân dân Tống, Vương An Thạch đã bày âm mưu xâm chiếm Đại Việt.
- Y hy vọng nếu chiếm được Đại Việt, nhà Tống sẽ lấy lại uy thế đối với các nước phương bắc và khi đó, lời nói của y ở trong triều đình nhà Tống sẽ có nhiều người nghe theo.
- Trong cuộc chiến này, nhà Tống đã chiếm được một số châu huyện tại vùng biên giới nước ta và đã đặt quan cai trị.
- vẫn bị nhà Tống chiếm mất..
- Năm Mậu Ngọ (1083), Lý Nhân Tông lại sai Đào Tông Nguyên sang Trung Quốc để thương thuyết với nhà Tống về việc phân định biên giới và đòi lại các động Vật Dương, Vật Ác.
- Sau khi Trí Cao chết, họ Nùng đem đất nộp cho nhà Tống.
- Quan lại nhà Tống không ai tranh cãi được nhưng vẫn không trả lại toàn bộ hai động trên mà chỉ trả cho Đại Việt một số huyện nằm ở biên giới hai nước..
- Nghe theo lời khuyên của Linh Nhân Thái hậu, vua Nhân Tông không chỉ duy trì lệnh cấm giết trâu bò của vua cha Lý Thánh Tông mà còn bổ sung thêm một số quy định nghiêm ngặt như:.
- Trước đây, khi Quách Quì xâm lược nước ta, nghe lời nhà Tống xúi giục, vua Chiêm Thành đã từng đem quân đến biên giới phía nam Đại Việt nhưng không dám xâm lấn.
- Sau khi vua Lý Nhân Tông băng hà, triều đình tôn Thái tử Dương Hoán lên làm vua.
- Thân Lợi còn cho người đến Quảng Tây xin nhà Tống đưa quân.
- Năm 1164, nhà Tống bắt đầu gọi nước ta là An Nam quốc và phong cho vua Anh Tông làm An Nam Quốc vương.
- Sách sử chép về vua Cao Tông như sau: “Vua rất ham của cải lợi lộc, lấy việc bán quan buôn ngục làm chính sự.
- Mùa tơ năm 1062, khi cả làng Thổ Lỗi và Khiết vẫn đang tất bật lo toan hái dâu, thái lá thì có tin vua Thánh Tông sẽ đi ngang qua làng để đến chùa Dâu cầu tự.
- Vua Thánh Tông lúc này đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa có con trai nối dõi nên vẫn thường đi chùa cầu tự.
- Vua Thánh Tông uy nghiêm cưỡi ngựa giữa đám Thiên tử binh.
- Vua Thánh Tông dừng ngựa ngắm khung cảnh của vùng quê êm đềm và thấy trên nương dâu thấp thoáng dáng một người con gái đang mải mê hái lá dâu, dường như chẳng chú ý đến đoàn xa giá ồn ào đang đi qua.
- Vua Thánh Tông truyền:.
- Vua Thánh Tông không tiện giữ nàng lâu nên sai người giúp nàng gánh thúng dâu về nhà..
- Về cung, vua Thánh Tông không thể quên cô thôn nữ xinh xắn ấy nên quyết định cưới cô làm vợ.
- Dù khi diện kiến vua Thánh Tông, cô đã thấy được sự ân cần của nhà vua nhưng cảnh phân ly làm cho cô thắt lòng.
- Trước khi cưới Khiết, vua Lê Thánh Tông đã có hoàng hậu và một số bà phi.
- Dần dà, nhờ thông minh, ham học hỏi và nhờ có nhiều kinh nghiệm sống trong dân gian, hiểu được lòng dân nên Khiết đã chia sẻ được cùng vua Thánh Tông những việc lớn trong triều đình.
- Vì thế, vua Thánh Tông càng ngày càng tin tưởng người con gái mình yêu thương..
- Ít lâu sau, vua Thánh Tông phong nàng lên hàng phi và xây một một cung điện cho nàng.
- Vua Thánh Tông càng thêm buồn phiền, lại cho xây chùa ở nhiều nơi để cầu tự....
- Vua Thánh Tông vô cùng mừng rỡ, cho rước nàng sang điện Động Tiên ở phía đông Đại Nội - là nơi vua ở, được xây vào năm 1063