« Home « Kết quả tìm kiếm

Tải Sách Tròn Một Vòng Yêu Thương Ebook PDF


Tóm tắt Xem thử

- Khi bắt đầu đọc tôi định “câu” những ý hay nhất, bắt những “con cá” to nhất, ngon nhất.
- Nếu con ở cạnh, chỉ cần bố than: “Mệt mỏi quá!” Và hét lên: “Nghĩa là gì?” Con sẽ lập tức ghé má để bố thơm liên tục.
- Ước được nhìn thấy cái bàn học của con bộn bề sách vở để bố được càu nhàu: “Thằng béo ơi, sao cứ bày bừa ra thế!” Con vắng nhà, nằm vắt tay lên trán, bố thấy lòng cuộn lên bao nỗi xót xa, ân hận.
- Nó “quên” con rồi..
- Con nhìn gió chạy qua sân ga và cười “thả ga” khoe hàm răng sún hai chiếc răng cửa, hét vào tai bố: “Bố thấy không, tàu chạy thua cả gió!”.
- Ra khỏi phòng thi, con nháy mắt với bố và nói: “Cả tuần vừa rồi, con trở thành ca sỹ bố ạ.” Con tự hát thầm trong đầu và thật tuyệt, con nhận được rất nhiều cổ vũ từ….
- Bố nói nhỏ: “Bóng đẹp quá! Nhưng con nhìn xem, cô ấy vất vả quá, mệt và nóng lắm đấy con à!” Con đập tay vào lưng bố ra hiệu cho bố dừng xe.
- Rồi vẫn bằng cái giọng ngây thơ, thỏ thẻ, lẫn lộn giữa các âm tắc cuối, con khẩn khoản: “Bố mua hết bóng của cô ấy đi, mua hết để cô còn về đi họng (đi học.
- Nhưng con buồn và con nài nỉ: “Hai bố con mình đi mua quà cho mẹ nhé!” Bố dắt xe ra, vô ý để cái chân chống chọc vào chân con.
- Con nhăn mặt khẽ kêu: “Ái đau quá!” Bố hốt hoảng: “Có sao không, có sao không con?”.
- “Con chụp thế này để yên tâm rằng đây là đất nước an toàn cho phụ nữ, không như một số báo chí đưa tin.” Bố à lên ngỡ ngàng.
- Con luôn biết nghĩ đến những người phụ nữ, người đó là bà, là mẹ, là chị, là em, là cô giáo, là bạn bè… Con luôn nghĩ và tìm cách làm sao để những người phụ nữ quanh mình trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng, an toàn, thư thái.
- Con cứ luôn miệng hỏi: “Bố có dùng cái phích nước con mua tặng bố không?” “Bố có dùng cái bút có chữ Dallas con mua tặng bố không?”.
- Đất lạ hóa tâm hồn… Bố vui lắm, bố cười lên để xem những điều con kiến giải về nụ cười có đúng không nhé.
- Lúc con cười pha chút phụng phịu, dỗi hờn… Bố đều thấy hết..
- Bằng khả năng đặc biệt của mình, nó “thu” vào đó những buồn nản, mệt mỏi, những nỗi lo sợ, những cơn giận dữ, những điều phiền trách, nóng nảy… Bố nhớ lần đầu tiên, khi con vừa mới lọt lòng, bố khẽ gọi tên con và nắm vào bàn tay con nhỏ bé, bố thấy con mỉm cười với bố.
- Lúc đó, con đã ôm cổ bố cười to và nói: “Bố ơi, khi nào bố mẹ già, con sẽ làm trò cho bố mẹ cười như thế nhé.” Bố đã cười phá lên và trêu con: “Ôi chao, bố tưởng tượng cái thân hình ục ịch này mà vờ té ngã thì ai mà không cười được cơ chứ.” Nói vậy nhưng bố lại lẳng lặng quay đi lau nước mắt vì cảm động trước tình con trong như pha lê… Con ơi, nụ cười của người già dù là mù lòa, nghễnh ngãng, dù là móm mém đều đẹp lắm, đẹp như “cả thế gian gom thu lại trong đó”.
- Mỗi lần có ai đó khen: “Nam giống bố ghê!” Con lại quay sang bố nháy mắt ra chừng những lập luận của bố con mình là đúng.
- Con đi vắng, bố vẫn để lại cái mũ đôi này, để nó không lẻ loi, để khi nào con về, bố lại được đi bên con, được nghe mọi người khen “con giống bố”.
- Bố nhớ cái điệp khúc mùa đông: “Thằng bếu, đi tất vào!” Bố thường nói to thậm chí hét toáng lên.
- Sau câu nói, chính xác là câu hét của bố, thế nào con cũng ôm cổ bố, nói to không kém: “Đây, đây! Đi rồi, đi rồi, ông Khốt ơi!” Con xỏ tất vào chừng mươi phút, đợi bố không để ý là lại tháo ra giấu dưới chăn.
- Rồi chiếc máy tính hỏng, bộ quần áo đã cộc… con cứ cố dùng mãi, vì con sợ mua sẽ tốn thêm tiền của bố mẹ..
- Hễ bố cất tiếng gọi: “Nam ơi! Con học bài à?” Con lại ngẩng lên, mắt lấp lánh niềm vui: “Vâng, con đang học, bố ngủ đi nhé! Bố ngủ đi nếu không là con tắt máy đấy.” Bố lặng lẽ nằm xuống, mắt dâng lên ầng ậng nước trong nỗi nhớ và niềm tin yêu con ngập lòng..
- Nhưng khi gặp mẹ, bố lại hồ hởi, lại vỗ tay, lại náo nức: “Con lớn thêm rồi! Sắp được gặp con rồi.” Sau đó, bố sẽ đưa mẹ đi ăn, đi công viên, đi dạo cho đến khi thấy mẹ vui trở lại..
- Rồi bố âm thầm sắm thêm những thứ đồ bé xinh cho căn nhà của mình: chiếc nôi, xe đẩy, cái địu con… Bố cứ làm trong lặng lẽ với niềm vui dâng lên ngập lòng.
- Ấy vậy mà bố vẫn cười vang nhà: “Nào, giỏi quá, chàng trai, đứng dậy đi tiếp nào!” Con cười toe toét, đứng dậy, như một “người anh hùng” thứ thiệt.
- Sáng ra tỉnh dậy con hít hít vào chỗ đó và hỏi bố: “Sao qua một đêm, chỗ đau của con có mùi gì lạ quá bố à!” Bố gạ con chơi mỗi khi đi học về, bỏ bài vở qua một bên, con cùng bố đá bóng chạy ầm ầm quanh nhà.
- Không chỉ có thế, bố còn dạy con những đoạn thơ ngày xưa bố phải học thuộc lòng trong những bài Khoa học thường thức: “Con ruồi đậu ở.
- Bố ghì xiết con vào lòng tin tưởng và thì thầm: “Cố lên, chàng trai của bố!” Bố chợt nghẹn ngào nhớ đến mấy câu thơ: Không tiễn con ra phi trường/ Ba chỉ ngồi lặng yên quay mặt/ Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng… (Vũ Quyên).
- Tháng Tư, tháng Năm bố nhớ con! Mỗi lần nhìn nắng mới lên như hoa cài lung linh sau song cửa, bố thường hát cho con nghe: “Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa gạo đỏ, hoa phượng nở đầy ước mơ hy vọng…” Bố kể cho con nghe về những mùa hè tuổi thơ của bố với lưng trâu, với con cò chân lấm mộng mơ, về những trò chơi hồn nhiên khuấy động cả một thời niên thiếu và về cả những mối tình của bố.
- Con luôn cười ngả nghiêng trước những “chuyện tình” bố kể và con gọi chúng là: tình yêu bọ xít.
- Con hăm hở hỏi giá rồi quay ra nắc nỏm: “Bố ơi!.
- Đắt lắm, đi tiếp thôi, không duyệt, không duyệt.” Con lo tốn tiền, con thương mẹ chưa được đi cùng, nên dẫu bố có cho ở khách sạn đẹp hơn, đắt hơn con cũng không đồng ý.
- Mọi người xúm lại, sờ đầu, sờ tay, xuýt xoa: “Răng mà giỏi rứa hè!” Con cười, con ôm từng người, con cảm ơn tấm lòng các cô bác.
- Lúc chia tay lưu luyến, có cô còn chạy theo giúi vào tay con cái áo phông và xởi lởi: “Bây cầm đi, cho cô vui.” Con ôm cái áo vào lòng, mắt đỏ hoe..
- Con trêu bố: “Bố mít ướt hơn cả mẹ ấy.” Rồi con tập tễnh chạy đi lấy băng vừa tự băng vết thương vừa nói: “Bây giờ con mới biết vì sao Hàn Mạc Tử lại nói trăng làm ta đau, bố ạ!” Cả nhà lại bật cười.
- Từ khi con vào lớp Một, năm nào bố cũng tự tay mua cho con từng cuốn vở, cuốn sách, hộp bút… Bố lựa chọn bìa, nhãn vở và để dành đúng một ngày để bọc và ghi nhãn vở cho con.
- Con gấu ôm trái tim, trên đó có dòng chữ: “Con yêu bố!” Nét cắt vụng về, đơn sơ nhưng bố biết để làm được điều ấy, con đã mất nhiều thời gian, tâm huyết.
- Bố bật khóc thành tiếng: “Con ơi, bố mừng quá!” Rồi trước con mắt ngạc nhiên của nhiều người, bố quỳ xuống đất, bố chắp tay lạy tạ Giời Phật, tổ tiên đã cho bố mẹ niềm vui quá đỗi lớn lao này.
- nhưng bố dường như không quan tâm đến câu từ, đến nghệ thuật, bố chỉ đọc cái “tình” con gửi trong đó.
- Mẹ gọi bố giọng run run: “Có bài thơ mới của con!” Bố mẹ dừng lại, đọc cho nhau nghe, nhìn nhau nước mắt lưng tròng.
- Và bố thấy mình như đang được “đập cánh giữa không trung”, bố được “tao ngộ” với con trai của bố.
- Bố luôn tặc lưỡi: “Mình trả thêm để người ta có thêm tí Tết mà con”.
- “Hoàng Hoa Thám, chợ Bưởi chắc giờ đông đúc lắm”, bố lẩn mẩn, lẩn thẩn đọc thơ con mà lòng buồn vời vợi.
- Bố ốm mệt, chưa cần kêu ca, con trai đã xuýt xoa: “Bố sao vậy bố?” Bố mất ngủ, hay mê man, mỗi sáng thức dậy, con trai chạy lăng xăng: “Bố ơi, đêm qua bố ngủ ngon không?.
- Thi thoảng, con lại hỏi bố: “Thế bố xem phim này lúc bố mấy tuổi hả bố?” “Bố xem ở đâu?” Chao ôi, những câu hỏi giản đơn mà gợi lên trong lòng bố biết bao nhiêu là kỉ niệm thân thương.
- Bố vỗ đồm độp vào cái đùi chắc nịch của con khiến con cười khanh khách, nắc nỏm: “Rồi, con biết rồi, rất bé, sao nữa hả bố?” À, bố kể tiếp đây.
- Trong mọi cuộc tranh luận giữa bố với mẹ, bất kể nội dung gì, con đều ríu rít: “Bố đúng, bố đúng, con thừa nhận.” Nói xong con cười như ngô rang lách tách, lách tách.
- “Tối nay đi ngủ đừng hòng ôm mẹ nhé.” Thế là con sẽ ngã uỵch vào lòng bố: “Mẹ ơi, con không cần đâu, có bố ôm con rồi.” Bố ùa theo: “Đúng đúng, cần gì, bố ôm nhỉ, người bố thơm như mít.” Rồi hai bố con cười vang nhà.
- Con nghe xong thì “khoái” lắm, con bảo: “Đúng rồi, có sao đâu bố nhỉ.” Hai bố con cứ rúc rích mãi những chuyện “con con” như thế.
- của bố.
- Mỗi đêm, khi bố vác mái chèo lên vai rời khỏi nhà, mình lại níu tay bố khẩn khoản: “Bố ơi, bếp lửa con châm rồi, bố ngồi thêm chút cho ấm đã.” Thương con, bố nán lại sẽ sàng hơ tay qua lửa rồi vội vã đứng lên: “Bố không lạnh đâu con, lát nữa chèo đò lại chẳng toát mồ hôi ra ấy chứ!” Rồi bố hòa vào màn đêm nhanh như hơi sương để mình đứng bơ vơ bên chái bếp với cơ hồ là gió bấc mưa phùn và nhưng nhức câu hỏi nhói lòng: “Bố ơi, sao bố không biết rét?”.
- Bố giành đòn gánh, gánh đỡ mình rồi làm ràm: “Nhà còn đầy khoai, sao con phải nhặt nhiều phân trâu thế làm gì?” Mình tròn mắt ngạc nhiên: “Nhiều đâu mà nhiều hả bố?”.
- “Nhiều chứ, ăn sao xuể, bố còn gửi hàng xóm chưa lấy về ấy chứ.” “Ôi thế à, thế thì thích quá!” Mình nhảy cẫng lên khiến đàn chim đang dáo dác trong lùm tre cạnh đường giật mình bay thảng thốt.
- Bố khẽ cầm tay mình và dịu dàng: “Con cứ ăn cho no để học cho giỏi.
- Bố mệt, bố đau, bố khó ở, nhưng bố luôn lắc đầu, xua tay: “Bố bình thường, bố khỏe lắm, con đừng lo!” Bố nhai trệu trạo, bố nuốt không trôi, vậy mà bố luôn gật gù: “Bố ăn ngon miệng lắm, con yên tâm nhé!” Bố buồn, bố tủi thân vì bệnh tật phải ngồi một chỗ nhưng bố luôn mỉm cười và rủ rỉ: “Ở nhà bố cũng thấy vui mà con, chẳng cần đi đâu cho mệt!”.
- Ôi chao! Còn bao điều bố “nói dối” mình như thế.
- Đặc biệt có cả nét chữ vụng về của bố mẹ: “Bố mẹ chúc mừng sinh nhật con.
- Trời trở lạnh, rét về… Mình tất tả ngược xuôi trên những con đường đi dạy thêm.
- Trời trở lạnh, rét về… Mình nhắc con nhớ chui từ chăn ra phải từ từ kẻo nhiễm lạnh.
- Trời trở lạnh, rét về… Con cứ mè nheo đòi nằm giường bố, đến khi mình hỏi tại sao con mới thỏ thẻ: “Con nằm cho chăn ấm lên, đến khi bố vào nằm khỏi lạnh…” Ôi chao, gió mùa đông mà sao ấm thế..
- gọn gàng và cạnh đó là nét chữ run run: “Bố nhớ quàng khăn và đi tất nhé, ông già Khốt ta bít của con!” Chao ôi, lạnh mùa đông mà sao cứ thấy lòng rạo rực….
- Trời trở lạnh, rét về… Con từ nơi xa nhắn tin hỏi: “Bố ơi, bố có lạnh không? Bố còn bị viêm xoang không? Bố nhớ đi ngủ sớm, bố nhé! Con thương bố! Con yêu bố!” Ai chà, băng giá mùa đông hay ấm nóng của mặt trời nhiệt đới mùa hè….
- Thi thoảng bố nhắc: “Mưa phùn ướt đầu rồi con, vào đây với bố.” Mình se sua chạy vào ngồi cạnh bố.
- Ngày nào cũng chừng ấy câu hỏi: “Bố mẹ có khỏe không?” “Hôm nay mẹ có ăn được không?” “Chân bố đỡ đau chưa?” “Mẹ có phải tiêm không?”….
- Mà tắm ào ào thôi kẻo cảm đấy!” Mình cúi xuống bóp chân cho bố, đi tất cho mẹ..
- Bố cười lộ hai cái răng cửa còn sót lại, xua xua tay: “Bố không đau đâu, con cứ nghỉ đi.” Vậy mà mình biết ông vui, vui lắm!.
- Ông cười nhẹ nhõm, xua tay: “Rượu quý ở tấm lòng, bố để đấy, mỗi lần nhìn lại để thấy thương các con hơn.” Mình im lặng, rưng rưng….
- Ông ngồi cùng mình cả buổi rồi chậm rãi: “Con cứ sống như thế để được là con.
- “Đấy tôi nói đúng chưa, con nó thích món này mà.” Hễ mình mệt mỏi không ăn được là ông bà lo lắng: “Con vất vả quá! Khổ, lo cho hết mọi người, đừng gắng quá con à!” Có trưa mình nằm nghỉ, thấy ông lấy xe đạp đi giữa trời nắng chang chang, khi về mồ hôi nhễ nhại, giơ túi chả lụa vừa mua: “Bố mua chả ngon để con mang về, chịu khó mà ăn con ạ.”.
- Mỗi lần gặp mình, câu đầu tiên, ông hỏi: “Dạo này con ngủ thế nào? Có hay phải uống thuốc không?” Rồi ông vồn vã: “Bố nhìn sắc diện con khá hơn trước.
- Ông lại gần vỗ nhẹ vai mình: “Con cứ để cháu được trải nghiệm, lâu hay mau, dài hay ngắn là do mình.” Xong, cười nhẹ nhõm.
- Đi làm về, nhìn thấy chồng thì ừ hữ nhưng nhìn thấy con mèo chạy ra thì: “Ui xời, úi xời ui, dễ thương tóa, dễ xương tóa!” Mình lườm con mèo mấy nhát, tính có bữa ở nhà vặt lông.
- “bà mụ” tác thành nhiệt tình cho cuộc tình của mình, rụt rè hỏi: “Chị ơi, thế “nó” có cao bằng chị không nhỉ?” Chị Nga mắt mở to hết cỡ, miệng há hốc ngạc nhiên nói: “Ôi, cậu đi chơi với “nó” hàng trăm lần, đứng cùng với “nó” cũng tưng ấy lần mà không biết “nó” cao bằng chừng nào ư?” Mình tần ngần, ờ, thì em quên… Khổ thế, thôi đến nước ấy rồi thì biết làm sao.
- Sao hồi ấy anh hậu đậu thế nhở.” Mình cười xòa: “Tại anh mải đọc sách thôi.” Rồi mình mơ màng, tiếp tục dòng tự sự: “Ngày trước, quê anh thường xuyên bị lụt, những ngày mưa trắng trời thì buồn lắm.
- “Lạ nhỉ”, bố cứ lẩm bẩm, “bố đã nhờ người đánh gộc mang về chất vào đây rồi mà.” Nàng từ đâu chạy đến, hổn hển: “Gộc là cái gì hả bố?” “Ờ thì là những cái cây củi to, bố để đun bánh chưng cho đượm.”.
- Nàng mắt trợn ngược: “Ối sao lại thế?” Mình vội vàng, ì ạch bê.
- Nàng mở cửa buồng, mặt hớt hải: “Lợn chết chưa anh?” Mình nhăn nhó: “Rồi, rồi, em về đi, lợn chui vào nồi từ lâu rồi.”.
- Mình à lên: “Hiểu rồi, em hái nhầm lá nghệ.” Nàng trợn mắt: “Em nhầm thế nào được.” Mình tủm tỉm: “Thế mà nhầm được đó em ạ.
- Nhưng chẳng giống như điều con trai nghĩ, cũng không như lời mọi người vẫn “dọa”, con dâu luôn xăng xái: “Anh ơi, phải có khoản tiền dành cho bố mẹ lúc tuổi già đấy nhé!.
- Bất luận trong hoàn cảnh nào, con trai vẫn luôn có người ở bên lẳng lặng đỡ đần, chia sẻ… Con trai rưng rưng, thấy lòng thật ẤM ÁP..
- Đến bữa ăn, con trai định bê bát đi rửa, con dâu đã xua tay: “Để em, để em, anh kéo nước dưới giếng cho em là được rồi.” Con dâu vào bếp, đi chợ, nấu ăn, mẹ chồng cứ lần theo mỗi bước, cứ ngăn, cứ lo, cứ thấp thỏm, nhưng con dâu vẫn cười tươi: “Mẹ đừng lo..
- Nhưng chỉ đến hôm sau, mẹ chồng đã kéo cánh cửa buồng lại và dặn con dâu: “Con cứ ở trong này nhé, ai đến không phải ra chào, để mẹ tìm cách nói khéo với mọi người.” Con dâu cầm tay mẹ, lí nhí: “Con cảm ơn mẹ.” Con trai thở phào, thấy thật TIN TƯỞNG..
- Con trai công tác xa, thắc thỏm lo cho cha già mẹ yếu, mỗi lần nhắn tin, gọi điện về nhà vẫn nghe giọng con dâu an ủi: “Bố mẹ không sao, anh đừng lo.” Ngày rằm theo thông lệ, từ tờ mờ sáng con trai lên thắp hương tổ tiên, đã thấy con dâu nghiêm cẩn trước ban thờ, chắp tay thành kính: “Con cầu xin Trời Phật, tổ tiên nội ngoại phù hộ cho mẹ chồng con được mạnh khỏe, qua khỏi đận ốm này…”..
- Lúc nào vẫn thế, lúc nào cũng thế, chị là “con đường” chạy “bão” của mình.
- Mình nằm trên tầng, nó chốc chốc lại chạy lên hỏi: “Bác ăn gì để cháu nấu.” Mình cảm động lắm, nói: “Thôi, cháu đừng lo, bác ăn gì cũng được.” Nó xuống lịch kịch nấu nướng.
- Hãy coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của đời người phụ nữ cháu nhé.” Mình khuyên nó vui nhưng khi đặt máy xuống, nước mắt cũng tràn mi.
- Bác đừng để sẵn chế độ hiển thị như trước kia, cả nhà cùng đọc được đấy.” Mình cười khà khà.
- Thi thoảng con trai vân vê tóc và thốt lên: “Bố ơi, tóc bạc này!” Chỉ biết mỉm cười và nghĩ: Mình già thật rồi!.
- Em chỉ vào đĩa khoai tây chiên: “Chiều anh thì em gọi thôi chứ cái này ăn chẳng tốt cho sức khỏe đâu, nhiều dầu mỡ lắm.” Mình nhấp nhổm, nghĩ đến mâm khoai lang nghi ngút khói, ăn cho qua những ngày giáp hạt.
- Nàng ngồi vắt chân lại cảm thán: “Chao ôi, nắng ở quê anh hình như đẹp hơn nơi khác, cứ đậm đà như mật ong.” Mình gật gật: “Đẹp, đẹp..
- Anh có sao không?” Mình mặt nhăn như quả táo tàu, đầu lắc, tay xua, miệng thì lào tào phào: “Không sao, em yên tâm,.
- Ngày sinh nhật mình, con trai từ nơi xa nhờ mẹ đặt tặng bố một cái bánh gato, trên có đề dòng chữ: “Con yêu bố!” Con lại còn nhờ mẹ mua biếu bố hai cái áo len gile, loại áo mà bố vẫn thường mặc đi làm.
- Gọi xong, chưa kịp nói lời chào bố, con đã nghẹn ngào… “Con nhớ sinh nhật bố, nhớ nhà, nhớ mọi người.” Và bố, bố cũng nhớ con trong niềm hạnh phúc vô biên.
- Lúc này em mới thắt thẻo chạy ra: “Hổng có răng, hổng có răng đâu thầy à!” Mình mặt méo xẹo, tay ôm chân thều thào: “Ở! ờ! Con chó nhà em hổng có răng nhưng nó đã xơi tái của thầy một miếng chân rồi!” Lúc ấy em mới nhìn xuống chân mình hốt hoảng:.
- “Có răng không thầy?” Mình éo ẹo: “Răng nhiều, răng đầy mồm.” Em xem chừng ân hận.
- Thôi xong! Rút kinh nghiệm cái vụ “hổng có răng”, mình lao đi tiêm phòng ngay tắp lự.
- Nhưng em xin hỏi thầy đã biết tên em chưa ạ?” Mình nói: “Chưa, thực sự là tôi chưa biết tên em.” Cô học viên tiếp lời: “Dạ, thưa thầy, em có một rổ ngô gồm 12 cái, khi thầy hỏi tên, em chỉ vào rổ ngô.
- Mình chậm rãi: “Làm “giáo chức” tuy nghèo đôi khi phải “dứt cháo” nhưng lại được những giây phút rất tuyệt vời nhờ có những học viên hóm hỉnh như bạn… Tố Nga.” Mình vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay rần rần.
- Hôm ấy, sau buổi học, Tố Nga thỏ thẻ: “Chiều nay thầy đi uống cafe với em nhé, em có điều bí mật muốn được bật mí.” Mình cười to: “Café thì mình không biết uống vì sợ mất ngủ