« Home « Kết quả tìm kiếm

Tái sản xuất xã hội


Tóm tắt Xem thử

- Tái sản xuất xã hội.
- Những khái niệm cơ bản về tái sản xuất xã hội.
- Như đã biết, sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, xã hội không thể ngừng tiêu dùng, do đó không thể ngừng sản xuất.
- Vì vậy bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào, nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó, chứ không phải xét theo hình thái từng lúc, thì đồng thời là quá trình tái sản xuất..
- Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng.
- Có thể xem xét tái sản xuất trong từng đơn vị kinh tế và trên phạm vi toàn xã hội..
- Tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế được gọi là tái sản xuất cá biệt.
- Còn tổng thể những tái sản xuất cá biệt trong mối liên hệ hữu cơ với nhau được gọi là tái sản xuất xã hội..
- Xét về quy mô của tái sản xuất, người ta chia nó thành hai mức độ là: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng..
- a) Tái sản xuất giản đơn.
- Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ..
- Tái sản xuất giản đơn là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất nhỏ.
- Trong tái sản xuất giản đơn năng suất lao động rất thấp, thường chỉ đạt mức đủ nuôi sống con người, chưa có sản phẩm thặng dư hoặc nếu có một ít sản phẩm thặng dư thì cũng chỉ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, chứ chưa dùng để mở rộng sản xuất.
- b) Tái sản xuất mở rộng.
- Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước..
- Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất lớn.
- Để có tái sản xuất mở rộng thì năng suất lao động xã hội phải đạt đến một trình độ cao nhất định, vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư bởi vì sản phẩm thặng dư dùng để đầu tư thêm vào sản xuất nguồn lực trực tiếp của tái sản xuất mở rộng..
- Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình lâu dài gắn liền với quá trình chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn.
- Quá trình chuyển tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là một yêu cầu khách quan của cuộc sống.
- Tái sản xuất mở rộng có thể được thực hiện theo hai hướng (có thể gọi là hai mô hình) sau:.
- Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng.
- Đó là sự mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao động.
- Còn năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không thay đổi..
- Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.
- Đó là sự mở rộng quy mô sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất.
- Còn các yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi, giảm đi hoặc tăng lên nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
- Điều kiện chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến..
- Còn tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu sẽ hạn chế được các nhược điểm trên vì việc sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa giảm được các chi phí vật chất trong một đơn vị sản phẩm làm ra..
- Thông thường khi mới chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng thì đó là tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng, rồi mới dần dần chuyển sang tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.
- Nhưng trong những điều kiện có thể, cần thực hiện kết hợp cả hai mô hình tái sản xuất nói trên..
- Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
- Sản phẩm xã hội vận động không ngừng bắt đầu từ sản xuất rồi qua phân phối, trao đổi và kết thúc ở tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân).
- Tái sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động lẫn nhau của các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, trong đó mỗi khâu có một vị trí nhất định..
- Tiêu dùng là khâu cuối cùng, là điểm kết thúc của một quá trình tái sản xuất.
- Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, tạo ra nhu cầu cho sản xuất..
- Tiêu dùng là “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất.
- Vì vậy, tiêu dùng có tác động mạnh mẽ đối với sản xuất.
- Tính chất và nguyên tắc của quan hệ phân phối và bản thân quy luật phân phối đều do tính chất của nền sản xuất và quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định.
- Trao đổi bao gồm trao đổi hoạt động thực hiện trong quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm xã hội.
- Tóm lại, quá trình tái sản xuất bao gồm các khâu sản xuất – phân phối – trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội có quan hệ biện chứng với nhau.
- Trong mối quan hệ đó sản xuất là gốc, có vai trò quyết định.
- tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất.
- còn phân phối và trao đổi là những khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng..
- Nội dung chủ yếu của tái sản xuất xã hội.
- Ở bất cứ xã hội nào, quá trình tái sản xuất cũng bao gồm những nội dung chủ yếu là tái sản xuất của cải vật chất, tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường sinh thái..
- a) Tái sản xuất của cải vật chất.
- Những của cải vật chất (bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng) sẽ bị tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt xã hội.
- Do đó cần phải tái sản xuất ra chúng.
- Tái sản xuất mở rộng của cải vật chất là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển xã hội..
- Trong tái sản xuất của cải vật chất thì tái sản xuất ra tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tái sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, nhưng tái sản xuất ra tư liệu tiêu dùng lại có ý nghĩa quyết định để tái sản xuất sức lao động của con người, lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội..
- Trước đây, chỉ tiêu đánh giá kết quả tái sản xuất xã hội là tổng sản phẩm xã hội..
- Đó là toàn bộ sản phẩm do lao động trong các ngành sản xuất vật chất tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường được tính là một năm.
- GDP là tổng giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của mình (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
- b) Tái sản xuất sức lao động.
- Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động xã hội cũng không ngừng được tái tạo.
- Trong các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau.
- Sự khác nhau này do trình độ phát triển lực lượng sản xuất khác nhau, nhưng trước tiên là do bản chất của quan hệ sản xuất thống trị quy định.
- Nhìn chung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra trong lịch sử thể hiện ở sự tiến bộ xã hội..
- Vì vậy, tái sản xuất sức lao động ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng..
- Tái sản xuất sức lao động về mặt số lượng chịu sự chi phối của nhiều điều kiện khác nhau, trước hết là của quy luật nhân khẩu.
- Quy luật này đòi hỏi phải đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng sức lao động của quá trình tái sản xuất xã hội.
- Tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt số lượng chịu sự chi phối của các nhân tố chủ yếu:.
- Năng lực tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất của mỗi quốc gia ở từng thời kỳ.
- Tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt chất lượng thể hiện ở sự tăng lên về thể lực và trí lực của người lao động qua các chu kỳ sản xuất.
- Tái sản xuất sức lao động về mặt chất lượng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: mục đích của nền sản xuất của mỗi xã hội;.
- c) Tái sản xuất quan hệ sản xuất.
- Nền sản xuất xã hội chỉ có thể diễn ra trong những quan hệ sản xuất nhất định.
- Quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động gắn liền với tái sản xuất quan hệ sản xuất..
- d) Tái sản xuất môi trường sinh thái.
- Sản xuất của cải vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên, khai thác các vật thể của tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu cho cá nhân và xã hội.
- Hiệu quả của tái sản xuất xã hội.
- Hiệu quả của tái sản xuất xã hội là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tiến bộ kinh tế – xã hội, có ý nghĩa quan trọng của nền sản xuất xã hội ở các thời đại khác nhau trong lịch sử..
- Về mặt kinh tế, hiệu quả của tái sản xuất xã hội có thể tính bằng hiệu quả tương đối hoặc hiệu quả tuyệt đối..
- Hiệu quả tương đối của tái sản xuất xã hội là tỷ số tính theo phần trăm giữa kết quả sản xuất mà xã hội nhận được với toàn bộ lao động xã hội đã bỏ ra (gồm chi phí lao động quá khứ và lao động sống).
- Trong đó: H là hiệu quả tương đối của tái sản xuất xã hội.
- K là kết quả sản xuất xã hội.
- Hiệu quả tuyệt đối của tái sản xuất xã hội là hiệu số giữa kết quả sản xuất xã hội và chi phí lao động xã hội..
- Trong thực tế, người ta thường dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau để tính hiệu quả kinh tế của tái sản xuất xã hội từng phần.
- Về mặt xã hội, hiệu quả của tái sản xuất xã hội biểu hiện sự tiến bộ xã hội như sự phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng ngày càng giảm.
- Nếu hiệu quả kinh tế của tái sản xuất xã hội phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của lực lượng sản xuất là đúng cho mọi xã hội thì hiệu quả xã hội của tái sản xuất xã hội lại phụ thuộc trực tiếp vào quan hệ sản xuất, nó không giống nhau ở các xã hội khác nhau..
- Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội được kết hợp trong quá trình tái sản xuất gọi là hiệu quả kinh tế – xã hội.
- Xã hội hóa sản xuất.
- Sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội.
- Tính xã hội của sản xuất phát triển từ thấp đến cao gắn liền với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Tuy nhiên cần phân biệt tính xã hội của sản xuất với xã hội hóa sản xuất.
- Trong nền sản xuất nhỏ, kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, các hoạt động kinh tế thường được thực hiện ở các đơn vị kinh tế độc lập với nhau.
- Nền sản xuất ở đây có tính xã hội nhưng chưa được xã hội hóa..
- Xã hội hóa sản xuất chỉ ra đời và phát triển dựa trên trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, gắn với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất lớn.
- Xã hội hóa sản xuất là sự.
- Xã hội hóa sản xuất là quá trình kinh tế khách quan của sự phát triển tính xã hội của sản xuất, được quy định bởi sự phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội và của sản xuất hàng hóa.
- Xã hội hóa sản xuất biểu hiện ở sự phân công, hợp tác lao động phát triển.
- sản xuất tập trung với những quy mô hợp lý, sản phẩm làm ra là kết quả của nhiều người, nhiều đơn vị, nhiều ngành, thậm chí của nhiều nước, v.v..
- Về nội dung, xã hội hóa sản xuất thể hiện trên ba mặt:.
- Xã hội hóa sản xuất về kinh tế – kỹ thuật (xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất)..
- Xã hội hóa sản xuất về kinh tế – tổ chức (tổ chức, quản lý nền sản xuất xã hội cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở từng thời kỳ)..
- Xã hội hóa sản xuất về kinh tế – xã hội (xác lập quan hệ sản xuất trong đó quan trọng nhất là quan hệ sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu)..
- Ba mặt trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên tính toàn diện của xã hội hóa sản xuất..
- Xã hội hóa sản xuất được tiến hành đồng bộ trên cả ba mặt nói trên và có sự phù hợp giữa ba mặt đó, là xã hội hóa sản xuất thực tế.
- Nếu chỉ dừng lại ở xã hội hóa sản xuất về tư liệu sản xuất, không quan tâm đến xã hội hóa các mặt khác của quan hệ sản xuất thì đó là xã hội hóa sản xuất hình thức.
- Tiêu chuẩn quan trọng để xem xét trình độ xã hội hóa sản xuất là ở năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội.