« Home « Kết quả tìm kiếm

TÁI TẠO CHÍNH PHỦ: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI


Tóm tắt Xem thử

- Xu hướng cải cách chính trị và cải cách hành chính tại khu vực Đông Nam Á đã mở ra hai làn sóng: vào cuối thập niên 1980 với tư cách là một bộ phận của phong trào dân chủ hoá quy mô lớn trong khu vực và vào cuối 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính đã bùng phát và lan rộng bên trong khu vực.
- Đối với Việt Nam, cải cách chính trị và cải cách hành chính đã được triển khai với tư cách là một bộ phận của tiến trình đổi mới, là điều đã được phê chuẩn tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986.
- Năm 1995, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám (Khoá VII) đã đưa ra chủ trương cải cách hành chính.
- Năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách Hành chính giai đoạn .
- Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ coi chương trình cải cách hành chính là một biện pháp, chính sách cần thiết để xây dựng một Chính phủ có đủ năng lực phát triển nền kinh tế quốc dân, duy trì công bằng xã hội, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, và chuẩn bị để Việt Nam hội nhập cộng đồng khu vực và quốc tế..
- Việc chính thức phê chuẩn Chương trình tổng thể cải cách hành chính đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nỗ lực xây dựng thể chế công của Việt Nam xét theo hai phương diện.
- Thứ nhất, nó chính thức làm sống lại khái niệm “hành chính công”, lồng ghép và coi đó là một bộ phận của vốn từ vựng cải cách nền hành chính của Việt Nam..
- Mặc dù rất quen thuộc với hầu hết các nước phát triển và đối với cả Cộng hoà Việt Nam (Nam Việt Nam) trước năm 1975, khái niệm “hành chính công” lại không tồn tại một cách riêng rẽ trong thời kỳ kế hoạch hoá từ trung ương nhưng lại được nhập vào khái niệm nhà nước, mà tự thân nó vẫn thường được đề cập đến là bộ máy quan liêu bao cấp.
- Sự phục hồi của khái niệm và thực thể “hành chính công” có thể được coi là.
- Thứ hai, việc phê chuẩn chính thức Chương trình tổng thể cải cách hành chính đã mở ra một khả năng cho những khái niệm và vốn từ vựng phát triển mới thâm nhập vào Việt Nam.
- Những thuật ngữ then chốt thông thường được thấy trong các bài viết tiếng Việt về hành chính và cai trị là những thuật ngữ như nhà nước pháp quyền, hành chính quan liêu, quản lý công kiểu mới, các dịch vụ công và cung cấp dịch vụ, bộ đa ngành, đa lĩnh vực, cung ứng dịch vụ, lập ngân sách đầu ra, tài chính công, khuôn khổ chi tiêu trung hạn, quản lý dựa trên kết quả, quản lý tác nghiệp, chế độ thực năng lực,… Những thuật ngữ này đã được dịch sang tiếng Việt với những mức độ sắc thái địa phương khác nhau..
- Trong bài viết này, tác giả xem xét cải cách hành chính trong mối liên hệ với.
- “cung cấp dịch vụ” và đặt câu hỏi: Làm thế nào mà quá trình cải cách đã đưa vào và củng cố vai trò của nền hành chính công trong cung cấp các dịch vụ cho công dân và các nhóm? Ý tưởng cho rằng công chức phải cung cấp các dịch vụ một cách minh bạch và có trách nhiệm cho công dân là một bước chuyển dịch lớn đối với tình trạng hành chính quan liêu.
- Nói chung, mối quan hệ giữa Chính phủ và xã hội Việt Nam không phải lúc nào cũng định hướng dịch vụ.
- Điều này có thể được kiểm chứng bởi một số nhận xét được đưa ra để khắc hoạ hệ thống hành chính cũng như mối liên hệ của nó với công dân.
- Có một câu nói phổ biến đồng nhất hành chính với sự sách nhiễu, thông qua diễn đạt “hành chính là hành dân là chính”, và theo nghĩa đen có nghĩa là “thực thi công vụ cũng có nghĩa là thực thi sự sách nhiễu”.
- Để khám phá cải cách hành chính và quan niệm về dịch vụ công, tác giả xem xét hai khía cạnh của chương trình cải cách hành chính có liên quan tới cung cấp dịch vụ.
- Khía cạnh thứ nhất là cải cách thủ tục hành chính, và khía cạnh thứ hai là phân cấp từ trung ương xuống địa phương.
- Cải cách thủ tục hành chính đã được trình bày như một giải pháp để xác định lại mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền và công chúng thông qua việc giảm bớt các yêu cầu rườm rà của chính quyền và giảm bớt thời gian cần thiết.
- Phân cấp dưới một số hình thức được nhắm tới việc xác định lại mối quan hệ thẩm quyền với hệ thống hành chính công sao cho tăng cường tính hiệu lực của việc cung cấp dịch vụ địa phương..
- Tác giả lập luận rằng nỗ lực khớp nối hành chính công cùng với dịch vụ cung cấp cho công chúng đã mang lại một số kết quả.
- Tuy nhiên, khái niệm “dịch vụ công”, hay “phục vụ nhân dân”, đã không được địa phương hoá và phổ biến trong một số cơ quan hành chính công.
- Lý do là cả những trở ngại văn hoá lẫn thể chế trong bản thân nền hành chính công.
- Các quan niệm của Việt Nam về hành chính công từ kế hoạch hoá trung ương sang đổi mới.
- Tác giả đã lập luận trong một bài viết trước rằng các nỗ lực để hiểu được việc chuyển đổi nền hành chính của Việt Nam cần thiết phải bắt đầu từ việc hiểu biết chung về hành chính công dưới chế độ kế hoạch hoá từ trung ương (1.
- Trong một hệ thống kế hoạch hoá từ trung ương, Đảng, Nhà nước tuân theo các nguyên tắc của kế hoạch hoá từ trung ương - xác định các nhu cầu, phân phối các nguồn lực sản xuất, quyết định các chỉ tiêu sản lượng và các chỉ số hoạt động và cân đối sản lượng với cung dựa vào các cơ quan hành chính Nhà nước để huy động nguồn lực, quản lý tích cực hoạt động của các doanh nghiệp kinh tế, quyết định thu nhập và các điều kiện việc làm (2).
- Bộ máy hành chính được xây dựng dưới kế hoạch hoá từ trung ương dần dần được chuyển đổi trong thời kỳ Đổi mới.
- Vào giữa thập niên 1990, quan niệm về cải cách hành chính bao gồm cải cách thể chế, cải cách tổ chức và cải cách nền công vụ.
- Để tăng cường việc thực hiện cải cách từ năm 2006 đến 2010, Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Hội nghị Trung ương lần thứ 5, sau đó được khẳng định thêm tại Nghị quyết 53 của Chính phủ, về sự cần thiết cải cách hành chính để tăng cường tính hiệu quả của quản lý nhà nước.
- Nghị quyết 17 nhấn mạnh hơn nữa việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính cũng như tái cơ cấu tổ chức Chính phủ cùng với các đường lối về phân cấp quản lý, các chủ đề mà tác giả tập trung bàn luận..
- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
- Việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính là một trong những lĩnh vực then chốt, qua đó phản ánh đúng đắn bản chất của mối quan hệ giữa các cơ quan Chính phủ và xã hội.
- Điều đó đã được đặt trong chuyên mục cải cách thể chế, trụ cột thứ nhất của Chương trình Tổng thể cải cách hành chính..
- Việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính diễn ra trong các giai đoạn với các văn bản hướng dẫn then chốt như Nghị định 38/CP (1994), Quyết định Quyết định và Quyết định 93 (2007)..
- Giai đoạn đầu bắt đầu với Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 về các bước hướng tới cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết các yêu cầu của công dân (3.
- chương trình nghị sự cho cải cách hành chính.
- Giai đoạn thứ hai được báo hiệu bằng Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 đã thể chế hoá mối quan hệ thủ tục hành chính giữa Chính phủ và xã hội thông qua việc sử dụng cơ chế một cửa, thường được nói gọn trong tiếng Anh bằng cụm từ “cửa hàng một điểm dừng”, tại cấp tỉnh, huyện và xã (5.
- Tại cấp trung ương, Nghị quyết 01/2004/NQ-CP yêu cầu tất cả các bộ và các cơ quan ngang bộ rà soát và bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp khi giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân (6.
- Một số bộ đã được chọn làm thí điểm, tập trung vào hai loại dịch vụ.
- Loại dịch vụ thứ nhất là việc giải quyết các vấn đề thủ tục của dịch vụ một cửa.
- Loại dịch vụ thứ hai là giải quyết kiến nghị thông qua dịch vụ một cửa..
- Giai đoạn thứ ba của bước chuyển biến đơn giản hoá thủ tục hành chính là một kế hoạch toàn diện để rà soát lại toàn bộ các thủ tục hành chính trong mọi khía cạnh và lĩnh vực.
- Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày nhằm phê chuẩn dự án đơn giản hoá thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực của quản lý Nhà nước từ năm 2007 đến năm 2010.
- Quyết định 30 tập trung vào bốn lĩnh vực: đơn giản hoá thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực quản lý Nhà nước.
- đơn giản hoá các mẫu đăng ký, các bản kê khai hành chính được sử dụng cho các hồ sơ thủ tục hành chính.
- Giai đoạn thứ tư của cải cách thủ tục hành chính được phản ánh trong việc ban hành Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày thay thế Quyết định 181/2003/QĐ-TTg.
- Thứ nhất, văn bản này phác hoạ khái niệm dịch vụ một cửa liên thông/liên ngành trong khuôn khổ dịch vụ một cửa hiện hành.
- Mô hình dịch vụ một cửa liên thông/liên ngành này có thể được tổ chức để điều phối các thủ tục theo chiều ngang giữa các cơ quan cùng cấp, hoặc để điều phối các thủ tục theo chiều dọc giữa các cấp hành chính.
- khái niệm dịch vụ một cửa đối với các cơ quan Chính phủ với một cơ cấu quản lý theo trục dọc như Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước và Công an.
- Cuối cùng, Quyết định 93 xác định cụ thể những lĩnh vực có thể áp dụng cơ chế dịch vụ một cửa (7).
- Trong giai đoạn thứ hai của việc thực hiện cải cách hành chính một bước chuyển biến lớn hướng tới dịch vụ một cửa liên ngành và liên cấp được nhận thấy trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
- Các cơ quan hành chính nhà nước và các dịch vụ hành chính.
- Khái niệm dịch vụ một cửa đã đưa vào quan niệm các cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là những người cung cấp dịch vụ hành chính tạo điều kiện cho các hoạt động của công dân và tổ chức.
- Quan điểm này thay thế quan niệm về các cơ quan hành chính với tư cách là những người kiểm soát bằng quan niệm về họ là những người tạo điều kiện.
- Tuy nhiên, cơ chế dịch vụ một cửa vẫn còn chưa phục vụ đầy đủ với tư cách là động lực cho cải cách hệ thống hành chính công mà tự thân nó là điều kiện tiên quyết cho việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính..
- Một báo cáo do cơ quan GTZ thực hiện về sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng đã vạch ra 5 rào cản hành chính cần được chấn chỉnh (9.
- Liệu môi trường pháp lý và thủ tục hành chính có thuận lợi cho sự khởi nghiệp và sự tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân hay không? Thứ hai là liên quan đến đất đai và xây dựng nhà máy và thứ ba là giải quyết sự tiếp cận với tín dụng.
- Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính Nhà nước hữu quan sẽ cần phải nhắm tới những lĩnh vực này.
- về thủ tục, các doanh nghiệp hoạt động tại Thủ đô vẫn thấy cần phải cải cách thủ tục nhiều hơn nữa đối với một loạt các cơ quan hành chính nhà nước (10).
- Có ba hạn chế nói chung của cơ chế dịch vụ một cửa.
- Thứ nhất, tập trung chính của chính sách là đặt vào đầu ra, có nghĩa là, các kết quả của các dịch vụ hành chính được nhìn nhận theo con số giấy phép đã được cấp đúng thời hạn, giảm khối lượng thời gian cần có để các cơ quan hành chính nhà nước xử lý các hồ sơ, và một mức độ minh bạch nhất định trong việc định giá chi phí.
- Tuy nhiên, sự nhấn mạnh đối với phí đầu ra dựa trên sự hài lòng của khách hàng, như nhiều người lập luận, không nhất thiết mang lại sự thay đổi cơ bản bên trong tự thân các đơn vị hành chính công cung cấp các dịch vụ, phần lớn những đơn vị này vẫn được coi là có sự thoả hiệp liên quan đến các thủ tục hành chính, có nghĩa là các cơ quan hành chính nhà nước phải từ bỏ một phần quyền lực của mình..
- Sự thành công của cải cách thủ tục hành chính tuỳ thuộc vào sự cải tiến chất lượng nói chung của khuôn khổ thể chế và pháp lý.
- Các thủ tục hành chính cồng kềnh xuất phát từ một thực tế là chúng được ban hành bởi các cơ quan khác nhau, dưới các hình thức khác nhau và các cấp độ văn bản khác nhau mà không có sự điều phối đến nơi đến chốn ngay từ đầu.
- Trong một số trường hợp, các thủ tục cồng kềnh lại được tạo ra bởi việc các cơ quan hành chính nhà nước chỉ xem xét tới sự thuận tiện, các nguồn lực và hạ tầng cơ sở của riêng mình..
- Hạn chế thứ ba của dịch vụ một cửa là những bất cập căn bản tự thân của mô hình dịch vụ một cửa.
- Tại cấp trung ương, sự cần thiết đối với dịch vụ một cửa phải cung cấp các dịch vụ thì lại khác nhau giữa bộ này với bộ khác.
- Các nhu cầu đối với dịch vụ một cửa cũng khác nhau giữa tỉnh này với tỉnh khác và giữa các địa phương khác nhau trong cùng một tỉnh..
- Bên trong bối cảnh phân giao trách nhiệm, cơ chế dịch vụ một cửa tại cấp xã lại trở nên bận rộn hơn..
- Trong khi điều quan trọng đối với cải cách thủ tục hành chính là phải định hướng kết quả đầu ra, thì cũng phải thiết kế dịch vụ một cửa theo một cách thức.
- như thế nào đó để dịch vụ một cửa có tác dụng là mũi nhọn duy trì cải cách bên trong mỗi cơ quan chính quyền và giữa các cơ quan chính quyền thông qua đơn giản hoá các thủ tục làm việc của họ.
- Việc cơ cấu lại quy trình công việc bên trong hệ thống Chính phủ là nền tảng cho việc đơn giản hoá việc cung cấp dịch vụ cho công dân kiêm khách hàng, cũng như đối với việc tăng cường trách nhiệm của Chính phủ với tư cách là người tạo thuận lợi hoặc người tạo điều kiện..
- Phân cấp và cung cấp dịch vụ.
- Những bài viết hiện nay về tổ chức hệ thống chính trị nói chung và hành chính công nói riêng lập luận rằng phân cấp là một mô hình tổ chức thúc đẩy tính tự chủ tại các cấp (11.
- Tại Việt Nam trong những năm 1990 và 2000, Chương trình tổng thể cải cách hành chính đề xướng phân cấp trách nhiệm giữa các đơn vị trung ương và địa phương, một bước chuyển biến được phản ánh trong ba chính sách có quan hệ lẫn nhau mặc dù vẫn không được điều phối tốt.
- Tính đến năm 2008, cơ cấu hành chính địa phương bao gồm ba cấp: tỉnh/.
- Chính phủ trung ương vẫn giữ thẩm quyền ban hành những sắc thuế mới và điều tiết các mức phí dịch vụ.
- Cuối cùng, cải cách hệ thống hành chính cũng đi đôi với việc thúc đẩy sự tham gia của nhân dân theo chuyên mục dân chủ cơ sở.
- Trong thời kỳ Đổi mới, nó đã được phục hồi lại vào năm 1998 với thuật ngữ “cơ sở” đề cập đến các đầu mối công việc trong các cơ quan chính quyền, các đơn vị doanh nghiệp và các đơn vị hành chính cấp cơ sở.
- Khía cạnh dân chủ cơ sở liên quan đến cải cách chính quyền địa phương là dân chủ cơ sở tại đơn vị chính quyền cấp xã.
- Sau 5 năm thực hiện, Nghị định dân chủ cơ sở đối với các đơn vị hành chính cấp xã đã.
- Phân cấp được coi là một cơ chế để giúp tăng cường tính tự chủ tại cấp địa phương, một nền tảng để cải tiến cung cấp dịch vụ.
- Tại Việt Nam, khuôn khổ phân cấp đã được xây dựng nên đã có tác động tích cực nhất định đối với việc khuyến khích các cơ quan chính quyền địa phương để cải tiến các hình thức dịch vụ khác nhau.
- nguồn lực, chỉ chuyển giao một số ít trách nhiệm cho huyện, đặc biệt tổ chức các dịch vụ hành chính của mình và việc quản lý các dịch vụ công có thu (giáo dục, chăm sóc y tế, thể thao, văn hoá).
- “Phân cấp” không vươn tới hành chính cấp xã..
- Theo báo cáo Chính phủ số 224/CP-QH ngày 13/3/2003 về tổ chức và các hoạt động của UBND các cấp từ 1999 đến 2003, các đơn vị hành chính cấp xã đều không tích cực.
- 97% các đơn vị hành chính đã thực hiện dân chủ cơ sở nhưng chỉ 29% được đánh giá là hiệu quả, trong khi 88% các doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện dân chủ cơ sở nhưng chỉ 32% được đánh giá là đã thực hiện hiệu quả (17).
- Một nhánh cải cách đã nổi lên tập trung vào hệ thống hành chính công.
- Cải cách thủ tục hành chính và cải cách hệ thống chính quyền địa phương như đã bàn tới cho thấy một chiến lược hai nhánh để tái tạo một Chính phủ mới định hướng phục vụ..
- Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thông qua dịch vụ một cửa yêu cầu có hỗ trợ và điều phối từ cải cách thể chế và cải cách khuôn khổ pháp lý nói chung.
- Việc phân giao các trách nhiệm hành chính cho địa phương đã đi đôi với việc tăng cường thể chế và sự tham gia của nhân dân nhiều hơn nữa.
- Nếu không, quá trình này sẽ chỉ làm tăng căng thẳng sự cạnh tranh hành chính để có được nguồn lực.
- Để thúc đẩy dân chủ cơ sở hơn nữa, cải cách hành chính cần tăng cường tính minh bạch trong các thủ tục hành chính và tạo ra các cơ hội đối thoại và những mối liên hệ giữa Chính phủ và công dân của Việt Nam.
- Việc thực hiện dân chủ cơ sở, đến lượt mình, sẽ tăng cường quá trình cải cách chính quyền địa phương..
- (1) Xem Thaveeporn Vasavakul, “Chính trị của cải cách hành chính tại Việt Nam thời hậu xã hội chủ nghĩa”, trong Suiwah Leung, ed.
- (3) Những văn bản dưới đây bao gồm Quyết định 181/2003/QĐ-TTg về áp dụng tại địa phương dịch vụ một cửa.
- Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 5/4/2005 về tăng cường cải cách hành chính.
- Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày về việc thành lập tổ công tác liên ngành để giải quyết các vấn đề và các kiến nghị của doanh nghiệp về thủ tục hành chính.
- Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/9/2006 về các nhiệm vụ cấp bách đối với việc chấn chỉnh kỷ cương hành chính trong việc giải quyết các vấn đề của công dân và doanh nghiệp.
- (4) Về phần thảo luận cải cách thủ tục hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, xem cuốn sách của Martin Gainsborough có tiêu đề Thay đổi Kinh tế Chính trị của Việt Nam.