« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng cường vốn xã hội và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng


Tóm tắt Xem thử

- TĂNG CƯỜNG VỐN XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO.
- KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG.
- Hậu quả của việc gia tăng tần suất và cường độ của các cơn lụt lội có thể được nhìn thấy rõ ràng qua thiệt hại kinh tế.
- Dựa trên thực tế các đợt bão lụt đều có xu hướng gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất dưới kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, rõ ràng người dân địa phương sống trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng cần được nâng cao khả năng chống chịu của họ, như vậy họ có thể chủ động hơn trong việc sống chung với lũ lụt và cần xây dựng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chống chịu đó..
- Điều quan trọng là cần phải hiểu được các hoạt động thích nghi của các cá nhân và cộng đồng như thế nào, những rào cản nào đối với hoạt động thích nghi và làm thế nào có thể nâng cao khả năng thích nghi trong tương lai.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), bài viết này tập trung thảo luận về các nguồn vốn xã hội tại địa phương trên các góc độ: các hoạt động tập thể tại cộng đồng do các nhóm hộ gia đình thực hiện, sự trao đổi, hợp tác của các hộ gia đình về lao động và trợ giúp tài chính trước, trong và sau các sự kiện khí hậu cực đoan, kiến thức truyền thống trong thích ứng với các hiện tượng khí hậu.
- Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng, các nguồn vốn xã hội này có thể giúp tăng cường khả năng chống chịu và thích nghi với biến đổi khí hậu của người dân địa phương..
- Điểm nghiên cứu có điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội như sau:.
- Hoạt động này sẽ làm cho 32 xã và thị trấn trong huyện chìm ngập trong nước..
- Điều kiện kinh tế-xã hội.
- Phỏng vấn cá nhân cũng tập trung vào vấn đề thực hiện các hoạt động thích nghi, ví dụ như các điều kiện thực hiện và các khó khăn cản trở đối với việc thực hiện.
- Cán bộ nghiên cứu thu thập các thông tin và số thống kê về xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế - những vấn đề có thể có ảnh hưởng đến năng lực thích nghi của địa phương..
- Phỏng vấn nhằm tìm hiểu sự tham gia của các hộ dân vào các hoạt động chung của cộng đồng, nhằm ứng phó với BĐKH..
- Các mối quan hệ tương tác được thể hiện như trong Hình 2 để nhận diện các loại hình quan hệ xã hội khác nhau xuất hiện trong các hoạt động thích ứng.
- Sau đó, có sự so sánh mức độ quan trọng của các mối quan hệ xã hội này để đưa ra nhận định về nơi tập trung các mối quan hệ chủ chốt có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng quyết định tới hoạt động thích ứng (ví dụ: trong Hình 2, vị trí số 2 và 5 cho thấy đây là nơi tập trung nhiều mối quan hệ xã hội).
- Từ nhận định này, có thể tập trung xây dựng và phát triển các mối quan hệ này, nhằm tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng..
- Mạng lưới xã hội (một ví dụ về sự kết nối giữa 10 cá nhân) Nguồn: Hanneman and Riddle, 2005..
- Như đã đề cập ở trên, trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề vốn xã hội trong các phạm trù sau: nguồn kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu, các hoạt động trợ giúp (về lao động, tài chính) của các hộ/nhóm gia đình và các hoạt động tập thể được thực hiện trước, trong và sau các sự kiện thời tiết cực đoan..
- Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu.
- Các kiến thức này thường liên quan đến việc dự đoán các hiện tượng như bão, lụt thông qua khả năng quan sát các biểu hiện đặc biệt của trời, mây, con nước, hoạt động của các loài vật, v.v.
- Như vậy, họ có thể chống đỡ được các cơn thiên tai dù mạnh hay yếu.
- Tuy nhiên, nhiều người được phỏng vấn đều nhận định chung rằng, ngày nay do thời tiết thay đổi thất thường nên họ khó có thể dự đoán đúng và chính xác được thời tiết như xưa dựa theo những kiến thức truyền thống mà họ học được.
- Vì vậy mà ngày nay, ngày càng nhiều người xem tivi hoặc nghe đài các tin tức về bão lụt để họ có thể lên kế hoạch sơ tán gia đình họ hơn là chỉ đơn thuần dựa vào kiến thức truyền thống từ xưa để lại..
- Các hoạt động trợ giúp lẫn nhau.
- Họ cần giúp đỡ trong các công việc như gieo cấy, cưới hỏi, ma chay hay ốm đau, hoặc họ có thể ở nhờ tại nhà của họ hàng và nhờ họ hàng giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa sau những cơn bão, lụt và vay tiền nếu cần hỗ trợ tài chính..
- Theo dõi các hoạt động của các loài chim, thú Other.
- Kiến thức truyền thống về ứng phó với các hiện tượng khí hậu.
- Sự hình thành và hoạt động của một số nhóm nhỏ trong cộng đồng nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu tỏ ra rất có hiệu quả.
- Ví dụ như, các hoạt động không chính thức về hỗ trợ tài chính của các nhóm phụ nữ.
- Sau các đợt bão lụt, hoạt động này khá sôi nổi trong thôn xóm.
- Hoạt động này có thể thực hiện trong nhóm phụ nữ, hoặc với các anh chị em trong gia đình hoặc dòng tộc.
- Hoạt động của các nhóm khác như Hội đồng ngũ (những người tham gia quân ngũ cùng với nhau), Hội đồng môn (những người đi học cùng trường), và Hội xóm (những người ở gần nhau) cũng nhằm hỗ trợ lẫn nhau về lao động, tài chính và đặc biệt là trong việc thích ứng với các thiên tai bão lụt.
- Những mối liên kết xã hội này rất chặt chẽ tại vùng đồng bằng sông Hồng và là một điểm sáng trong hy vọng rằng đó sẽ là một loại hình thể chế không chính thức có thể giúp làm giảm đi một số tác động của biến đổi khí hậu.
- Vấn đề cần thiết là hiểu được tổ chức và phương thức hoạt động của những thể chế không chính thức này rõ hơn để giúp hệ thống chính thống hỗ trợ và khuyến khích các hệ thống phi chính thống này..
- Tham gia các hoạt động tập thể.
- Các loại hình hoạt động tập thể này do bản chất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thiên tai quyết định..
- Tại điểm nghiên cứu, hầu hết người dân địa phương có tham gia các hoạt động tập thể và tham gia ở mức độ khác nhau.
- Nhóm nghiên cứu đã thu thập một danh sách các hoạt động mà cộng đồng thôn thực hiện trước, trong và sau trận lụt năm 2008 (được liệt kê trong Bảng 6).
- Kết quả phỏng vấn cho thấy, một số hoạt động được người dân tham gia nhiều hơn, những hoạt động đó là:.
- l Tham gia các hoạt động sơ tán;.
- l Tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu trợ;.
- l Tham gia củng cố đê điều;.
- Điểm đáng chú ý là trong các hoạt động nêu trên, vệ sinh làm sạch thôn xóm là hoạt động kêu gọi được hầu hết mọi người (93%) tham gia.
- Cán bộ các đoàn thể là những nhân tố tích cực tổ chức các hoạt động này..
- Tại Chương Mỹ năm 2008, do trận lụt lịch sử mà các hoạt động tập thể được nhiều người tham gia nhất đều thuộc nhóm 1 theo quan điểm của Burton et al.
- Đó là những hoạt động phản ứng nhanh, đối phó với tình huống nguy hiểm, nhằm giảm bớt hay chia sẻ thiệt hại.
- Các hoạt động này tập trung vào công tác cứu nạn và cứu trợ, hay các hoạt động nhằm giảm mức độ nhạy cảm đối với sự kiện khí hậu đó.
- Phần lớn các hoạt động tập thể ở Chương Mỹ do các hộ gia đình thực hiện.
- Các hoạt động này tiêu tốn nhiều thời gian hơn là kỹ thuật hay tiền bạc.
- Nói cách khác, phần lớn các hoạt động tập thể đang được thực hiện đều là những hoạt động “dễ dàng”, chỉ đòi hỏi một chút hy sinh về thời gian hoặc tiền bạc.
- Trong tương lai, liệu có nên và có thể thực hiện được các hoạt động “khó” hơn, thuộc nhóm 2 hay 3 hay không? Câu trả lời chắc chắn là có, song điều này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thuyết phục người dân tham gia và cân bằng các lợi ích nhóm..
- Hoạt động tập thể còn được thể hiện ở sự tham gia vào các tổ chức đoàn thể và hội họp trong thôn xã.
- Điều này có thể là một biểu hiện của sự thiếu gắn kết trong cộng đồng thôn, xã.
- Các hoạt động khác (VD: di chuyển gia súc tới nơi an toàn).
- Tham gia hoạt động cứu hộ Hỗ trợ hoạt động cứu trợ Quan trắc tình hình Gia cố đê điều Hút nước ra.
- Các hoạt động khác (chuẩn bị thuyền, cung cấp chỗ tạm trú).
- Huy động sự hỗ trợ hàng hóa thiên tai cho cộng đồng Các hoạt động khác.
- Hoạt động Chương Mỹ.
- Các hoạt động tập thể phổ biến nhất ở cấp cộng đồng.
- Về việc tham gia các tổ chức xã hội và đoàn thể, hầu hết các đại diện hộ gia đình đều cho biết có tham gia ít nhất là một tổ chức đoàn thể (các đoàn thể bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ lão, Hội Chữ thập Đỏ).
- Hai phần ba số hộ cho rằng họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức này..
- Như đã trình bày ở phần trên, các hoạt động tập thể tại điểm nghiên cứu là có, song vẫn còn ở mức độ thấp.
- Một vài người được phỏng vấn nói, họ không tin tưởng rằng họ có thể giúp được những người khác trong những tình huống bão lụt nguy hiểm.
- Một số lớn những người khác cho rằng các hoạt động tập thể và cộng đồng không hiệu quả trong các tình huống như vậy.
- Kết quả phỏng vấn cho thấy, những lý do chính được đưa ra để giải thích cho việc thiếu các hoạt động tập thể là:.
- l Không biết thực hiện hoạt động tập thể như thế nào;.
- l Không có người tổ chức/lãnh đạo cho hoạt động tập thể;.
- l Mất mát cũng nhỏ/không đủ quan tâm để hành động tập thể;.
- l Coi hành động tập thể không hiệu quả;.
- l Thiếu các thành viên gia đình để hỗ trợ các hoạt động tập thể..
- Hướng tới khả năng thích ứng tốt hơn của cộng đồng: Nâng cao vốn xã hội để củng cố hoạt động tập thể.
- Nghiên cứu này chỉ ra rằng, người dân đã và đang sử dụng “vốn xã hội” để xây dựng một hệ thống hỗ trợ “không chính thức” giữa các nhóm xã hội, nhằm giúp họ thích ứng với các hiện tượng có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Nhưng “vốn xã hội” này chưa được nhìn nhận nghiêm túc trong chiến lược thích nghi dài hạn tại các điểm nghiên cứu mà tập trung chủ yếu vào việc làm tăng khả năng thích ứng của hệ thống để đối phó với những thay đổi.
- Thiếu các hoạt động tập thể, trợ giúp lẫn nhau là một trong những rào cản lớn đối với nỗ lực gia tăng khả năng thích ứng của cộng đồng.
- Vậy có thể thực hiện điều gì để tăng cường vốn xã hội có hiệu quả?.
- Việc thiếu chú ý đến các vấn đề biến đổi khí hậu trong quy hoạch đất đai có thể nhận thấy rõ ràng và phổ biến ở tất cả các cấp.
- Các kế hoạch này được thông qua vào cuối tháng 4 hàng năm, ngay trước khi cơn bão đến, làm cho các cán bộ khó có thể thay đổi kế hoạch nếu cần..
- Có thường xuyên Số người tham gia.
- Tần suất tham gia các buổi họp thôn.
- Do đó, các hoạt động vẫn còn tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn để chuẩn bị đối phó với thảm họa chứ không phải là thích nghi lâu dài.
- Do vậy, cần có quy hoạch trong tương lai, nhằm đánh giá các lựa chọn thích nghi mới nào có thể khả thi tại các khu vực dễ bị tổn thương..
- Tiểu ban này hoạt động theo cơ cấu dọc, có nghĩa là tiểu ban được chỉ đạo và hỗ trợ của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão ở các cấp cao hơn, bao gồm Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương.
- Cơ cấu chính thống của hoạt động ứng phó lụt bão và thiên tai có nghĩa là có các kế hoạch rõ ràng từ huyện xuống xã, xuống thôn về việc ai chịu trách nhiệm cho các hoạt động khác nhau (ví dụ, trưởng thôn sẽ làm việc này, đại diện Hội Phụ nữ thôn sẽ làm việc kia, v.v.
- Trong khi cơ cấu này có ích ở một vài khía cạnh, nó cũng tạo ra các tình huống, trong đó người dân địa phương không tự tổ chức các hoạt động tập thể do họ nghĩ rằng cán bộ địa phương có trách nhiệm với các hoạt động đó.
- Hay nói cách khác, khi các hộ gia đình mong đợi Chính phủ thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, họ có ít động cơ hơn tham gia vào hoạt động tập thể, do vai trò của Nhà nước đã “đẩy” sự hợp tác địa phương (Adger, 2003).
- Như vậy, các hoạt động thích nghi của cơ quan ở cấp Chính phủ có thể là nguyên nhân tạo ra hạn chế đối với hoạt động tập thể..
- Vốn xã hội được dựa trên cơ sở của lòng tin, uy tín và hoạt động cùng có lợi.
- Sự hiện diện của vốn xã hội được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất khởi động và hỗ trợ hoạt động tập thể (Adger, 2003), do vốn xã hội có thể tham gia vào việc dàn xếp cả các thể chế công và thể chế tư xây dựng khả năng thích ứng khi đối diện với các nguy cơ của biến đổi khí hậu.
- Việc này có thể thông qua các chính sách và thể chế Nhà nước để khuyến khích hành động tập thể.
- (2003) đã đưa ra các hướng chính sách quan trọng cho việc hỗ trợ các hoạt động tập thể.
- Với thông tin đúng, cả hộ gia đình, cộng đồng và thể chế Nhà nước có thể đưa ra các quy định đầy đủ, nhằm giúp chỉ đạo hoạt động tập thể (như xác định rõ ai thực hiện việc vệ sinh kênh ngòi hoặc gia cố đê).
- Với các quy định rõ ràng và đúng chỗ, có thể tránh được các mâu thuẫn (ví dụ, hộ gia đình không tham gia vào hoạt động cộng đồng có thể được khuyến khích tham gia hoặc bị phạt khi cần thiết), nhằm tạo nên sự đồng thuận với các quy định đã được thống nhất đó.
- Ví dụ như, có thể đề ra quy định rằng tất cả các hộ gia đình phải đóng góp trong một năm một số ngày lao động cụ thể cho các hoạt động thích nghi khí hậu, như trồng cây chẳng hạn.
- Cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và thể chế có thể được các cơ quan Nhà nước cung cấp, như nơi họp hoặc thiết bị kỹ thuật như thuyền cứu hộ, mà các cộng đồng thống nhất theo dõi và kiểm tra việc sử dụng.
- Tất cả các nguyên tắc này sau đó có thể khuyến khích cơ chế linh hoạt, có chi phí thấp đối với việc thích nghi khí hậu trong tương lai..
- Vốn xã hội là khả năng có thể nhận được sự hỗ trợ khi phải đối mặt với các hiện tượng thiên tai, là lòng nhiệt tình tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội của cộng đồng.
- Tăng cường vốn xã hội có thể tăng cường năng lực thích ứng và khả năng chống chịu của cộng đồng..
- Số liệu thống kê điều kiện kinh tế-xã hội huyện Chương Mỹ năm 2008-2009..
- Báo cáo phát triển kinh tế-xã hội năm 2008-2009..
- Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp