« Home « Kết quả tìm kiếm

Tăng lợi nhuận thông qua giảm đầu tư trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- TĂNG LỢI NHUẬN THÔNG QUA GIẢM ĐẦU TƯ TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- 1 phải 5 giảm, canh tác giảm đầu tư, hiệu quả tài chính, sản xuất lúa, tăng lợi nhuận tài chính.
- Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tăng lợi nhuận tài chính trong sản xuất lúa nhờ vào giảm dần sử dụng vật tư so với sản xuất theo tập quán của nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời khái quát hóa những hạn chế mà nông dân gặp phải và đề xuất các biện pháp thúc đẩy ứng dụng gói kỹ thuật 1 Phải 5 Giảm (1P5G).
- Dùng kiểm định t – test phi tham số để so sánh sự khác biệt lượng đầu vào giữa các nhóm nông hộ thực hiện mô hình sản xuất giảm đầu tư và mô hình sản xuất theo tập quán.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình sản xuất giảm đầu tư có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhóm hộ sản xuất theo tập quán.
- do đó, phần lớn nông dân đang sản xuất theo tập quán, sử dụng nhiều nông dược.
- Hơn nữa, thiếu tiếp cận kỹ thuật mới là một trong các nguyên nhân cản trở nông dân giảm sử dụng vật tư trong sản xuất lúa.
- Các chính sách và biện pháp khuyến nông cần được đẩy mạnh, trong đó cần thực hiện mô hình trình diễn kỹ thuật 1P5G nhằm thay đổi nhận thức và thuyết phục nông dân canh tác giảm sử dụng vật tư để giảm chi phí sản xuất..
- Tăng lợi nhuận thông qua giảm đầu tư trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần chủ lực trong xuất khẩu gạo.
- Do đầu tư cao, năng suất lúa ngày càng tăng nhưng lợi nhuận của người nông dân ngày càng giảm vì giá bán không ổn định và chi phí sản xuất cao (Lê Cảnh Dũng và Võ Văn Tuấn, 2014), đồng thời ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường..
- Gần đây, chương trình 1 Phải 5 Giảm (1P5G) được ứng dụng vào sản xuất nhằm góp phần giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho người nông dân, hướng tới thâm canh sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu và từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Tuy nhiên, hiện đã có một tỉ lệ nông dân áp dụng 1P5G và đã mang lại hiệu quả kinh tế do tiết kiệm được chi phí vật tư trong sản xuất..
- “Tăng lợi nhuận thông qua giảm đầu tư trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long” cần thiết phải được nghiên cứu nhằm (i) phân tích sự gia tăng lợi nhuận của người trồng lúa từ việc giảm chi phí sản xuất do giảm lượng giống và phân bón trong tiến trình ứng dụng 1P5G và (ii) phân tích các trở ngại chính của nông dân trong thực hiện 1P5G.
- Do điều kiê ̣n đất đai và thời tiết thuâ ̣n lợi nên tất cả các xã đều sản xuất ít nhất 2 vụ lúa Đông Xuân (ĐX) và Hè Thu (HT).
- Riêng vụ lúa Thu Đông (TĐ) chỉ được sản xuất ở các xã có đê bao triệt ngăn lũ và điều kiện tưới tiêu thuận lợi nên vụ lúa này chiếm khoảng 61% diện tích lúa của các xã khảo sát..
- Nghiên cứu này được tiếp cận theo phương pháp thống kê mô tả, so sánh hiệu quả tài chính trên đơn vị diện tích (ha), đồng thời chú trọng phân tích tài chính từng phần để thấy được lợi nhuận tăng thêm do giảm đầu tư giữa nhóm nông hộ có ứng dụng kỹ thuật mới (KTM) trong tiến trình thực hiện 1P5G và nhóm nông hộ sản xuất theo tập quán truyền thống.
- Nhóm hộ có thực hiện KTM là nhóm có sử dụng giống lúa xác nhận (GXN), giảm lượng giống gieo sạ và giảm lượng phân bón mà trước hết là giảm lượng phân đạm (N).
- Đối với lượng lúa giống, mức chuẩn được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo sử dụng là 120 kg/ha.
- cứu này nhóm tác giả sử dụng mức khuyến cáo của Bộ môn Khoa học đất, Trường Đại học Cần Thơ với lượng phân bón N, P 2 O 5 , K 2 O lần lượt là kg cho 1 ha trong vụ ĐX và trong 2 vụ HT và TĐ vụ trên 6 tỉnh nghiên cứu (Bộ môn Khoa học Đất – Đại học Cần Thơ, 1998)..
- Ngoài tiêu chí giảm khối lượng giống và phân bón nói trên, điều kiện tiên quyết để xếp hộ sản xuất giảm đầu tư theo KTM là hộ có sử dụng GXN (Bảng 1)..
- Bảng 1: Các tiêu chí kỹ thuật sản xuất theo tập quán và ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất lúa.
- Để thuận lợi trong so sánh hiệu quả, có 4 mức độ ứng dụng KTM được thiết lập như sau:.
- Mức độ 0: Sản xuất theo tập quán;.
- Mức độ 1: Sử dụng GXN để gieo sạ;.
- Mức độ 2: Sử dụng GXN + giảm lượng giống;.
- Mức độ 3: Sử dụng GXN + giảm lượng giống + giảm lượng phân đạm (N)..
- Hình 1: Sơ đồ xác định các mức độ áp dụng kỹ thuật mới theo mùa vụ.
- Các số trong ngoặc đơn bên trên các hộp là biểu thị các mức độ giảm đầu tư.
- Trong những năm gần đây với nhiều kỹ thuật mới trong sản xuất lúa đã được các cơ quan chức.
- năng khuyến cáo sử dụng như IPM, 3 Giảm 3 Tăng, 1P5G nhằm góp phần giảm lượng vật tư đầu vào, gia tăng hiệu quả sản xuất.
- Tuy nhiên, trên thực tế để người nông dân thực hiện giảm đầu tư trong sản xuất lúa đang là một thách thức.
- Giảm đầu tư (534.
- Sử dụng GXN (490.
- cao hiệu quả sản xuất, người nông dân có thể sử dụng GXN thay cho giống thường, nhưng để giảm lượng giống kết hợp giảm lượng phân bón thì không phải đại đa số nông dân có thể thực hiện được.
- hộ có áp dụng ít nhất 1 kỹ thuật mới mà chủ yếu là sử dụng GXN (mức độ 1).
- Sau khi đã sử dụng GXN, thì tỉ lệ nông hộ giảm thêm lượng giống (mức độ 2) và giảm thêm lượng phân đạm (mức độ.
- Điều này cho thấy GXN được sử dụng khá tốt trong sản xuất lúa hiện nay, tuy nhiên kết hợp giảm thêm lượng vật tư đầu vào khác là rất khó thực hiện.
- Giảm khối lượng vật tư đầu vào trong sản xuất lúa là một thách thức, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhận thức chủ quan của người sản xuất cũng như các tác động khách quan của địa hình và dịch hại..
- Mức độ .
- Phân tích hiệu quả tài chính toàn phần cho các mức độ được thực hiện, trong đó ngoài các chỉ số.
- tài chính thì các mức độ sử dụng các loại vật tư như giống và phân bón được trình bày bổ sung trên cùng một bảng..
- Bảng 3: Hiệu quả tài chính của các mức độ giảm đầu tư vụ Đông Xuân.
- theo sau giá trị trung bình thể hiện khác biệt ý nghĩa khi so với mức độ 0 bởi T-test phi tham số tương ứng với các mức α=0.1.
- Bảng 3 so sánh hiệu quả tài chính của vụ ĐX giữa các mức độ 1, 2, và 3 so với mức độ 0.
- Ở mức độ 1 khi chỉ sử dụng GXN thì lượng đạm, lân và lượng giống đã giảm có ý nghĩa so với mức độ 0, đồng thời giá bán cũng có sự chênh lệch giữa 2 mức độ.
- Ở mức độ 2, ngoài giảm lượng đạm, lượng lân thì lượng giống đã giảm đáng kể, đáng lưu ý là giá bán lúa thành phẩm ở mức độ 2 đã cao hơn một.
- cách có ý nghĩa so với mức độ 0, đồng thời thu nhập và lợi nhuận cũng có sự khác biệt so với mức độ 0.
- Ở mức độ 3, nông dân đã sử dụng lượng đạm, lân và lượng giống thấp hơn mức độ 0.
- Bên cạnh đó, ở mức độ này dù năng suất giảm nhưng do giá bán cao hơn và cao nhất trong các mức độ nên dẫn đến thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn đã có sự khác biệt tương đối lớn so với mức độ 0..
- Bảng 4: Hiệu quả tài chính của các mức độ giảm đầu tư vụ Hè Thu.
- Ở mức độ 1, sử dụng GXN đã kéo theo giảm lượng giống và lượng phân đạm, phân lân một cách có ý nghĩa.
- Ở mức độ này, mặc dù năng suất tương đương mức độ 0, nhưng do giá bán cao hơn nên lợi nhuận đã tăng đáng kể, tổng chi phí và thu nhập có sự khác biệt ý nghĩa so với mức độ 0.
- Các mức độ 2 và 3 cũng có các chênh lệch về chỉ số tài chính và khối lượng vật tư đầu vào so với nghiệm thức 0.
- Nông hộ có giảm đầu tư ở các mức độ này đều cho lợi nhuận cao hơn rất nhiều và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 0..
- Cũng cần lưu ý rằng, ở mức độ 0 khi sản xuất theo tập quán, vụ HT là vụ lúa cho lợi nhuận thấp nhất.
- Trong vụ TĐ, khi so sánh hiệu quả tài chính và khối lượng vật tư sử dụng giữa các mức độ giảm đầu tư với mức độ 0 đều cho thấy rằng các loại vật tư đã giảm dần nhưng năng suất không khác biệt trong khi giá bán tăng dần theo từng mức độ, do đó lợi nhuận đã tăng rất đáng kể.
- Ở mức độ 1 không có sự khác biệt giữa các chỉ số tài chính so với nghiệm thức 0 nhưng tổng thu nhập và lợi nhuận đã tăng dần theo các mức độ giảm đầu tư và khác biệt một cách có ý nghĩa ở mức độ 2 và 3 (Bảng 5)..
- Bảng 5: Hiệu quả tài chính của các mức độ giảm đầu tư vụ Thu Đông.
- Lượng giống Kg.ha .
- Việc sử dụng GXN kết hợp giảm đầu tư làm giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và năng suất thu được, từ đó gia tăng lợi.
- nhuận và đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
- Giá bán tăng một phần do chất lượng lúa được nâng cao nhờ sử dụng giống xác nhận, tuy nhiên điều quan trọng khi sử dụng GXN là người sản xuất có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đồng nghĩa với việc gia tăng giá bán..
- Ở mục 3.2 cho thấy rằng ở mức độ 3, lượng GXN và khối lượng đạm, lân đã giảm có ý nghĩa so với mức độ 0.
- phần của mức độ này so với sản xuất theo tập quán..
- Bảng 6: Lợi nhuận tăng thêm do giảm vật tư đầu vào ở mức độ 3 so với tập quán Chỉ tiêu Đơn vị.
- trung bình cả năm Mức độ 0 Mức độ 3 Mức độ 0 Mức độ 3 Mức độ 0 Mức độ 3.
- Vụ ĐX, về lượng giống nông dân ở mức độ 3 đã giảm trên 96 kg/ha so với mức độ 0.
- Trong vụ HT và TĐ nông dân cũng giảm lượng đầu vào tương tự vụ ĐX, lượng giống đã giảm một cách đáng kể so với mức độ 0, đồng thời chi phí giống giữa 2 nhóm hộ cũng không có sự chênh lệch lớn.
- Áp dụng giảm đầu tư ở mức độ này đã tiết kiệm được 2,7 triệu đồng/ha (vụ HT) và 3,33 triệu đồng/ha (vụ TĐ), đồng thời đóng góp lần lượt 38,4% và 39,2% lợi nhuận thu được do giảm đầu tư..
- Tóm lại: Ở mức độ 3, lượng giống đã giảm được 316 kg/ha trong 3 vụ, tuy nhiên giá giống lại cao hơn do nông dân sử dụng GXN so với giống thường.
- Mặc dù vậy, nhờ sử dụng GXN và mật độ sạ thưa hơn nên làm giảm chi phí phân bón đáng kể.
- Tổng hợp lại, việc áp dụng giảm đầu tư như ở mức độ 3 giúp nông dân giảm chi phí tài chính là 8,99 triệu đồng so với tập quán.
- Số tiền do giảm chi phí này trở thành lợi nhuận tăng thêm do người nông dân đã tiết kiệm được nhờ sử dụng ít vật tư.
- Việc giảm đầu tư giúp nông dân sử dụng hợp lý các đầu vào, làm gia tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều hạn chế và khó khăn nên nông dân chưa sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống và giảm lượng phân trong quá trình sản xuất..
- 3.4.1 Lý do không sử dụng giống xác nhận Tỉ lệ hộ sử dụng GXN khá cao ở hầu hết các tỉnh khảo sát, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến việc nông hộ tiếp cận và tiến đến sử dụng GXN tuyệt đối.
- Việc sử dụng lượng giống theo thói quen, tập quán và giá giống cao là những lý do chủ yếu nông dân chưa sử dụng GXN..
- Trong vụ ĐX, có trên 30% nông dân không sử dụng GXN do chi phí cao và gần 40% (lý do khác) sản xuất theo thói quen và cho rằng việc sử dụng GXN không làm gia tăng năng suất lúa.
- Tuy nhiên, trong 2 vụ HT và TĐ năng suất lúa tương đối thấp so với vụ ĐX, lợi nhuận thấp nên chi phí GXN cao là lý do chính dẫn tới nông dân không sử dụng GXN (41% vụ HT, 48% vụ TĐ)..
- Hình 2: Lý do không sử dụng giống xác nhận vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013).
- Bên cạnh đó, không có nguồn giống, giống không phù hợp, kém chất lượng và nông dân không sản xuất theo hợp đồng cũng là những lý do hạn chế nông dân sử dụng GXN.
- Trong khi giá giống có sự chênh lệch khá lớn nhưng không có sự khác biệt về giá bán nên nông dân sử dụng giống nông hộ thay cho GXN..
- Trong thời gian vừa qua, tình hình gia tăng sử dụng phân bón khá phổ biến làm cho việc giảm lượng phân bón trở thành một thách thức.
- Qua khảo sát nhóm và nông hộ, một số khó khăn làm cản trở việc giảm lượng phân bón đó là: (1) thói quen của người dân sử dụng nhiều phân bón, áp dụng theo cảm tính.
- Việc thực hiện kỹ thuật mới trong tiến trình áp dụng 1P5G là một thách thức trong sản xuất lúa hiện nay, tỉ lệ nông dân ứng dụng giảm vật tư đầu vào rất hạn chế.
- Trong khi số hộ có sử dụng GXN tương đối cao thì việc giảm lượng đầu vào như giống và phân bón rất khó thực hiện.
- Việc kết hợp từng bước giảm vật tư đầu vào được áp dụng tương đối ở khâu có sử dụng GXN kết hợp với giảm lượng giống, tuy nhiên số hộ giảm thêm lượng phân bón có tỷ lệ rất thấp..
- Việc giảm vật tư đầu vào trong sản xuất mang lại hiệu quả tài chính cao, góp phần giảm lượng đầu vào sử dụng không cần thiết, tăng năng suất, giá bán.
- Trong cả 3 vụ, việc sử dụng GXN, giảm lượng giống và giảm lượng đạm và lượng thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm chi phí khoảng 8,99 triệu đồng mỗi ha..
- Thói quen, tập quán, chưa biết kỹ thuật mới và ảnh hưởng của thời tiết là những trở ngại chính làm cho người dân chưa giảm lượng giống trong sản xuất.
- Trong khi đó, việc giảm lượng phân bón chịu tác động của việc sản xuất theo thói quen, tập quán, thâm canh lúa dẫn tới đất bị thoái hóa, kém dinh dưỡng, sâu bệnh ngày càng nhiều..
- Muốn thúc đẩy ứng dụng giảm vật tư đầu vào hướng tới sản xuất theo chương trình 1P5G còn rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ từ nông hộ đến các cấp độ ngoài phạm vi nông hộ..
- Nâng cao cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, mặt bằng ruộng để giảm rủi ro trong quá trình sản xuất..
- Tổ chức các lớp khuyến nông, trình diễn chương trình 1P5G để nông dân thấy được lợi ích, hiệu quả của việc giảm vật tư đầu vào trong sản xuất lúa, mạnh dạn áp dụng vào quá trình sản xuất..
- Liên kết sản xuất theo hợp đồng giúp đảm bảo thị trường tiêu thụ, ổn định giá bán cho sản phẩm lúa sản xuất từ GXN giúp nông dân có động lực để sử dụng GXN..
- Thay đổi và nâng cao nhận thức về tác dụng của 1P5G để nông dân từng bước thực hiện giảm sử dụng vật tư đầu vào, chuyển từ nền sản xuất có năng suất cao sang sản xuất có hiệu quả có lợi nhuận cao hơn..
- Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, 168-178..
- Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, 154-167..
- Sử dụng phân bón trong canh tác lúa trên một số biểu loại đất chính của ÐBSCL.
- Hội Thảo Khoa học “Sử dụng phân bón cho một số cây trồng chính ở ÐBSCL” Khoa Nông nghiệp, Trường Ðại Học Cần Thơ – Công Ty Norsk Hydro, 3.1998, Trường Ðại Học Cần Thơ.