« Home « Kết quả tìm kiếm

TẢO MỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết này thảo luận về vấn đề tổ tiên người Việt ở miền Trung Việt Nam được nhận biết như thế nào trong việc tảo mộ dựa trên dữ liệu điền dã thu thập được ở một làng nông nghiệp vùng ngoại ô Huế.
- Kết quả nghiên cứu sẽ được đối sánh với các trường hợp tại những khu vực khác của Việt Nam cũng như những xã hội Đông Á khác nhằm định vị nét đặc trưng trong cái nhìn bao quát hơn về hệ thống huyết tộc ở Đông Á..
- Cho đến nay, có rất ít công trình về tảo mộ được xuất bản mặc dù thờ cúng tổ tiên nói chung là một chủ đề quen thuộc.
- Đặc biệt, chưa có ai nêu lên xu hướng mai một thông tin về tổ tiên giữa các thế hệ.
- Sự thờ ơ này có thể liên quan đến việc thiếu vắng cuộc thảo luận về hai loại gia phả với tư cách là một hệ thống kết cấu dòng họ rộng lớn hơn 1.
- Quá trình tảo mộ 1.1.
- Tảo mộ vào cuối năm.
- Người Kinh tiến hành tảo mộ theo mùa vào tháng Chạp, đối ngược với người Hoa tảo mộ vào tiết Thanh minh 2 .
- Điều này phản ánh quan niệm của họ là muốn tổ tiên của mình về chung hưởng với gia đình trong dịp Tết (Tết Năm mới)..
- Số lượng mộ nhiều đến mức người ta thường phải mất vài ngày để hoàn thành việc thăm tất cả các phần mộ từ vị thuỷ tổ đến thế hệ gần nhất trong nghĩa địa..
- Để giúp dễ hiểu hơn quá trình tương đối phức tạp với nhiều biến thể này, tôi sẽ trình bày một trường hợp của dòng họ PH mà tôi đã có điều kiện tham gia vào các năm và 2008 3.
- 8 giờ sáng ngày 27 tháng Chạp năm 2007: Các con cháu dòng họ PH tề tựu tại từ đường để đi tảo mộ.
- Một tiếng trống ở sân từ đường báo hiệu bắt đầu lễ tảo mộ.
- ở một số ngôi mộ.
- Những ngôi mộ được tảo theo cách này chỉ là mộ các vị thuỷ tổ hoặc mộ tiên tổ gần mà họ có thể xác định được.
- Ở các thế hệ muộn hơn, như hầu hết các ngôi mộ của những thế hệ giữa được một trong số những người tham dự kính cẩn cắm một nén hương..
- Dòng họ PH phân chia thành 5 chi (hình 1).
- Mỗi ngành/chi có nhà thờ riêng dành cho các nghi thức tảo mộ ở các nhánh nhỏ.
- Do chi họ có nhiều mộ hơn nên việc tảo mộ mất nhiều thời gian hơn.
- Đôi khi xuất hiện một họ được chia thành 3 cấp độ: dòng họ, chi họ, ngành – trong trường hợp các thành viên chi họ quá đông, không thể đảm bảo các hoạt động nhóm được nữa..
- Hình 1: Th ời gian tảo mộ của dòng họ PH và các chi họ.
- Sau khi đã tảo xong mộ thuỷ tổ của chi họ, những bậc cao niên đi tìm mộ của thế hệ sau với tấm bản đồ (hình 2) trong tay.
- Điều đáng chú ý là các hậu duệ hầu như không nhớ được tên hoặc những thông tin khác về các bậc tổ tiên dưới mộ..
- Mặc dù họ (cố gắng) phân biệt mộ tổ tiên mình với mộ tổ của người khác, nhưng ngay cả những người già cũng không thể cho tôi biết tên gọi, thứ thế hay bất kỳ thông tin cá nhân khác.
- Tấm bản đồ ông già họ PH cầm không phải là một bản đồ được vẽ để biểu thị vị trí chính xác mà là một bản ghi nhớ phác hoạ đưa ra manh mối để định vị phần mộ tổ tiên mình đang nằm rải rác giữa vô số các nấm mộ của họ khác.
- Tôi ngờ rằng họ có thể nhầm lẫn, nhận mộ của người khác là mộ tổ của họ 4.
- thấy một nấm mộ nhỏ với một bia đá cao khoảng 30cm, nhưng chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy hoạ tiết hoa sen và tên dòng họ được khắc trên đó..
- Họ tảo mộ tại nghĩa địa trong một vài tiếng đồng hồ và trở về từ đường..
- Tảo mộ trong dịp khác.
- phần mộ các vị tiên tổ thuộc thế hệ gần hơn.
- Những đặc điểm nổi bật về tổ tiên người Việt 2.1.
- Ở lễ tảo mộ.
- Điều làm tôi chú ý khi quan sát lễ tảo mộ là sự ít chú tâm vào việc dò tìm vị thuỷ tổ thông qua tri thức phả hệ cụ thể.
- Chỉ khi chúng tôi tới các phần mộ của bậc thấp nhất trong các thế hệ gần hơn (ông bà, cha mẹ), họ mới có thể xác định các nấm mộ với những thông tin cá nhân và kể ra tên cũng như mối quan hệ họ hàng với mình.
- Khi so sánh với các trường hợp của những họ khác trong làng, chúng tôi có thể nhận thấy sự biến đổi nào đó về mức độ thờ ơ của các dòng họ..
- Ở một thái cực là trường hợp dòng họ PN – những người thậm chí không thể nhớ vị trí chính xác của thuỷ tổ trong một hàng 6 ngôi mộ (hình 3).
- Về sau, tôi phát hiện ra rằng dòng họ này có một vị tổ tiên từng làm quan viên trong làng vào thời kỳ khởi nghĩa Tây Sơn, điều này làm cho phả hệ của họ về các vị tiên tổ trở nên không rõ ràng vì lo sợ việc bị triều Nguyễn truy lùng những kẻ phản bội.
- Đây có thể là lý do vì sao câu trả lời của họ không rõ ràng ngay cả trong việc xác định mộ thuỷ tổ của mình..
- Trường hợp ngoại lệ này bắt nguồn từ thực tế cụ ông của họ định cư ở làng.
- Những yếu tố này làm cho trường hợp này trở thành điển hình, ngược.
- Hình 3: Vị trí các ngôi mộ của dòng họ PN.
- với lại nhìn nhận của tôi về sự thiếu hiểu biết về các vị tiên tổ ở lớp giữa trong làng..
- Chúng ta nên tìm hiểu trường hợp tương tự như đã nói ở trên để xem liệu họ có tiếp tục lưu giữ ký ức rõ nét về các vị tổ tiên, thậm chí sau 4 thế hệ không.
- Xem xét ví dụ của làng này, tôi đồ rằng khả năng đó rất thấp, bởi vì chúng tôi không thấy một trường hợp như thế trong các dòng họ có lịch sử nhiều thế hệ hơn ở làng..
- Sự không quan tâm đến thông tin cá nhân của các vị tổ tiên giữa, các tổ tiên gần và thuỷ tổ phản ánh cấu trúc “rỗng giữa” [“middle blank”] (Suenari 1998:.
- Chúng ta có thể tìm thấy một số gia phả trong đó chỉ có thuỷ tổ và các vị tiên tổ gần đây (bốn thế hệ) được mô tả, còn các vị tiên tổ ở những thế hệ giữa bị bỏ qua.
- Thường xuyên hơn, chúng tôi tìm được gia phả trong đó chỉ những vị tiên tổ gần đây được nhắc đến..
- Tại một bàn thờ tổ tiên.
- Chúng ta có thể tìm thấy một điểm đặc trưng thú vị trong cách sắp đặt các bát hương trên bàn thờ gia đình.
- Điều này có thể được diễn giải như là một quá trình làm loãng cái cá nhân khi khoảng cách phả hệ tăng lên (Suenari 2007)..
- So sánh với các trường hợp khác ở Đông Á.
- Đặc trưng không quan tâm dò tìm tiên tổ ở những thế hệ giữa gây cho tôi ấn tượng mạnh khi so sánh với những kinh nghiệm điền dã của bản thân ở Hàn Quốc, Đài Loan hoặc miền Nam Trung Hoa.
- Mặc dù chúng tôi có thể thừa nhận rằng trong những xã hội này, phần giữa của phả hệ dễ bị quên hơn, dễ để lại một ký ức mập mờ, song họ đã nỗ lực để truy tìm và bổ sung cho sự không rõ ràng, đôi khi nhờ việc sử dụng phương thức suy diễn.
- Ở đây chúng ta có thể nhận ra một sự tương phản mạnh mẽ trong sự nhận biết phả hệ giữa cấu trúc mơ hồ ở phần giữa của người Việt Nam và cấu trúc tiếp nối liên tục trong các xã hội Đông Á khác..
- Chẳng hạn, người Hàn Quốc điển hình trong việc cố gắng truy nguyên thế hệ của mình đến vị thuỷ tổ một cách liên tục.
- Trường hợp Hàn Quốc.
- Lễ tảo mộ của người Hàn Quốc bắt đầu vào khoảng mùa Chu sok (lễ hội Trăng ngày mùa [Harvest moon festival])..
- Một nhóm hậu duệ nam giới thăm các ngôi mộ tổ tiên, trước tiên từ vị thuỷ tổ, sau đó đến các phần mộ thuộc thế hệ muộn hơn.
- Đối với các vị tiên tổ muộn hơn, nhóm người này chia ra thành các nhóm nhỏ theo các chi họ.
- Dù cả người Hàn Quốc và Việt Nam đều có ký ức mơ hồ về tổ tiên thuộc các thế hệ muộn hơn, những người cấp tin người Hàn Quốc cố gắng nhớ được ít nhất là thứ thế trong khi người Việt Nam thể hiện nỗ lực đó hoàn toàn khác..
- Mặc dù chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt nổi bật mang tính giai tầng của tục lệ ở Hàn Quốc, tôi có thể nhận thấy giữa Yang ban (nhóm người ưu tú có học thức) và những người bình dân đều có những điểm cơ bản giống hệt nhau 8 .
- Trường hợp Trung Quốc.
- Dòng họ người Trung Quốc cũng được tổ chức theo nguyên tắc tổ tiên theo dòng cha giống như người Hàn Quốc.
- Họ xây mộ riêng và cùng tảo mộ bắt đầu từ vị thuỷ tổ.
- Họ khác với trường hợp Hàn Quốc ở chỗ Thanh minh (một lễ hội mùa xuân tương ứng với Lễ Phục sinh) là tiết tảo mộ và lễ vật thường được các hộ gia đình chuẩn bị riêng rẽ.
- Điểm khác biệt lớn là người Trung Quốc không sốt sắng lắm trong việc giữ phần mộ của các vị tiên tổ một cách liên tục.
- có thể đã làm họ thoái chí trong việc dò tìm phần mộ nguyên vẹn của các vị tổ tiên xa của mình trong dòng chảy lịch sử lâu dài.
- Ngoài những điều kiện khách quan này, nguyên tắc thừa kế mang tính bình đẳng bền vững có thể đã cản trở sự liên tục của tính nguyên vẹn mộ tổ như trường hợp của Hàn Quốc – nơi người con trai trưởng được thừa kế một phần đáng kể vì trách nhiệm thờ cúng tổ tiên..
- Trường hợp Nhật Bản.
- Thoạt nhìn, trường hợp Nhật Bản có vẻ nằm trong nhóm Hàn Quốc, Trung Quốc.
- nhưng nhìn gần hơn có thể thấy rõ hơn nét tương đồng với trường hợp Việt Nam ở một số điểm..
- Các phần mộ cá nhân là bình thường và hiếm có trường hợp nào về nghĩa địa chung của kiểu dòng giống, hoặc về phong tục tảo mộ thăm viếng tất cả những tiên tổ đáng kính được ghi nhận..
- Ngay cả ở hiện tại, hầu hết người Nhật sẽ không lần ngược về các vị tiên tổ vượt ngoài thế hệ cụ nếu không có sự trợ giúp của các sổ sách gia đình chính thức [koseki hoặc kakocho] hay gia phả vốn chỉ được lưu giữ ở một số ít gia đình đặc biệt 11 .
- Trên cơ sở nghiên cứu tỷ mỷ của mình về bài vị tổ tiên ở Nhật Bản, Smith (1974) đã chỉ ra sự biến đổi mạnh mẽ của tục thờ cúng tổ tiên, điều làm cho chúng tôi khó có thể khái quát hoá sự nhận biết tổ tiên của người Nhật trong một mô hình.
- Như vậy, hiểu biết của người Nhật về tiên tổ dường như không sâu hơn so với người Việt Nam, mặc dù người Nhật cùng tưởng nhớ các vị tiên tổ dưới cái tên của các tổ tiên của mỗi thế hệ..
- Ba dạng truy nguyên tổ tiên.
- Đối sánh với tục tảo mộ ở các xã hội Đông Á, chúng tôi nhận thấy có một sự biến đổi lớn trong việc nhận biết về các tổ tiên ở các xã hội Đông Á, mặc dù họ chia sẻ ảnh hưởng của nguyên tắc Nho giáo về thờ cúng tổ tiên được định hình ở Trung Quốc cổ đại trong quá khứ.
- Chúng tôi đã phát hiện ra 3 kiểu trong mối quan hệ của con cháu hướng đến tổ tiên của họ trong việc tảo mộ..
- Kiểu α là một hệ thống tảo mộ, trong đó các vị tiên tổ được cho là có danh tính và được đặt trong dòng phả hệ liên tục của những cá nhân cụ thể.
- Như vậy, con cháu có thể tìm ra tiên tổ liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác, tới vị thuỷ tổ..
- Kiểu β là một hệ thống tảo mộ, trong đó một số vị tiên tổ có thể được nhận biết chung mà không có danh tính riêng, ngoại trừ họ là một trong hàng loạt các vị tổ tiên nói chung.
- Ở dạng này, hậu duệ dầu sao cũng nhận ra một vị tiên tổ với hiểu biết phả hệ mơ hồ là tổ tiên của mình và thờ hội đồng..
- Kiểu γ là một hệ thống tảo mộ, trong đó các vị tiên tổ được nhận biết và thờ cúng chỉ ở một số thế hệ.
- Tôi ngờ rằng ảnh hưởng của lễ nghi Nho giáo ở Nhật Bản yếu nhất Đông Nam Á và dạng γ có thể đã phổ biến cho đến khi hệ thống Ie thắng thế.
- Dạng α có thể đã diễn ra với lớp người ưu tú.
- Tuy nhiên, tôi không phủ nhận rằng khả năng chuyển đổi của dạng lý tưởng từ kiểu α sang kiểu γ hoặc sự suy tàn của tục thờ cúng tổ tiên với sự biến đổi căn bản của xã hội bị thúc đẩy bởi “chính sách một con” (single child policy), đô thị hoá, hoặc toàn cầu hoá ở Hàn Quốc hay Trung Quốc..
- Cuối cùng, chúng tôi có thể rút ra những điểm sau:.
- 1) Dữ liệu điền dã tại làng Thanh Phước (Huế) gợi mở về sự hiện diện của đặc trưng mất mát thông tin cá nhân của các vị tổ tiên giữa thuỷ tổ với các bậc tổ gần đây.
- 2) Việc đối sánh với tục tảo mộ ở các xã hội Đông Á khác chứng tỏ Việt Nam là trường hợp độc đáo, ngược với Hàn Quốc và Hán Trung Hoa.
- Trường hợp Nhật Bản dường như chia sẻ một số nét tương đồng với trường hợp Việt Nam..
- Nó có ích không chỉ với tư cách là một manh mối giúp nắm bắt đặc trưng của quan niệm về tổ tiên giữa những xã hội Đông Á, mà còn là một công cụ phân tích để hiểu sự biến đổi của quan niệm đó bên trong một xã hội cũng như quá trình thay đổi của nó..
- 2 Lễ tảo mộ ở làng Triều Khúc (ngoại thành Hà Nội) được thực hiện vào ngày Đông chí.
- Một số người cấp tin gọi dịp này là “Thanh minh”, có thể liên tưởng đến lễ tảo mộ của người Trung Hoa được tổ chức vào ngày “Thanh minh” trong tháng tư..
- Miyazawa Chihiro đã tận tình kể cho tôi nghe về một trường hợp thú vị trong chuyến điền dã của ông tại tỉnh Bắc Ninh để chỉ ra sự không chắc chắn trong việc xác định phần mộ của hai vị tổ.
- Một bát hương hội đồng được dùng để thờ cúng tất cả các vị tiên tổ hoặc đôi khi là các vị thần được thờ cùng trên bàn thờ gia tiên ở miền Bắc Việt Nam.
- Tuy nhiên, ở miền Trung Việt Nam, họ sử dụng các bát hương một cách đặc biệt hơn, với điều kiện là có các bát hương riêng cho tổ tiên thuộc hai thế hệ (cụ và kỵ)..
- 7 Trường hợp họ có thể đáp ứng được với điều kiện một nghĩa địa dòng họ rộng lớn chỉ rất hiếm hoi.
- Mặc dù điều đó hiếm hoi, song việc nó được chia sẻ với tư cách là một trường hợp điển hình lại rất quan trọng..
- 8 Năm 1974, tôi đã có điều kiện quan sát một trường hợp điển hình tại một làng Yang ban (Suenari 1975) và 10 năm sau tôi tiến hành một chuyến điền dã tại một làng đánh cá nơi tôi có thể thấy rằng họ thăm tất cả các phần mộ một cách riêng rẽ, dù rằng nghi thức đơn giản hơn nhiều..
- Con của con gái, hoặc thậm chí những người không phải họ hàng có thể chính thức thừa kế Ie