« Home « Kết quả tìm kiếm

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TRƯỚC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Tóm tắt Xem thử

- Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, gia đình có vị trí, vai trò rất quan trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội, mà còn là đơn vị sản xuất (chí ít cũng là một nhóm nhỏ những người lao động trong xã hội) và một đơn vị hay một chủ thể tiêu dùng rất cơ bản với những nhu cầu rất phong phú để bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình..
- Nhưng trước xu thế quốc tế hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn trong việc phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá để tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển..
- Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong thời kỳ Đổi mới.
- Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ)..
- Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển.
- 31/01/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã.
- Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp..
- Đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 03/2/1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ.
- Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản.
- Động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện..
- Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân.
- Và mặc dầu phong trào hợp tác xã không còn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập.
- Theo số liệu điều tra, trên 74,5% số hộ đã có từ 2 đến 4 loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập (1).
- Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp 20,23% vào cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, số hộ sản xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản tăng lên.
- Tuy vậy, tính đến năm 2006, số lượng và tỷ trọng các hộ trong lĩnh vực thuỷ sản (chiếm 6,2.
- Một động thái tích cực rất đáng được lưu ý của kinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá, trong đó phương thức trang trại gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản..
- Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường.
- Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng.
- Một số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu..
- Khi nhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vị thứ thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2007), đứng đầu về xuất khẩu cà phê rô-bu-sta và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thuỷ sản.
- thì phải nói, kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thôn đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hoá lớn để phục vụ xuất khẩu.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đã có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
- Đó là thuỷ sản (3,8 tỷ USD), gỗ (2,4 tỷ USD), cà phê (1,86 tỷ USD), gạo (1,46 tỷ USD), cao su (1,4 tỷ USD)..
- Khó khăn và thách thức trong thời gian tới.
- Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
- Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang khoét sâu thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị.
- Thêm vào đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tuy đã giảm mạnh, hơn một nửa trong khoảng thời gian 10 năm, năm từ 66,4% xuống còn 25%.
- Dù khu vực nông thôn chiếm tới 90% số hộ thuộc diện nghèo của cả nước, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn vẫn chậm hơn thành thị tới 20%.
- Tính bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau.
- Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp mang tính đột phá..
- Nếu chia toàn bộ dân số ra 5 nhóm bằng nhau về số người và theo các mức thu nhập từ thấp đến cao để so sánh chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân số giàu nhất với nhóm 20% dân số có mức thu nhập thấp nhất, thì nếu năm 1994, chênh lệch giữa nhóm giàu và nghèo là 6,50 lần, đến năm 2006 đã tăng lên 8,34 lần.
- Nhưng nếu nhóm dân số càng nhỏ lại, 10%, hay 5%, thì sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo lại càng tăng lên đáng kinh ngạc.
- Theo một cách suy luận khác, chênh lệch giàu nghèo là rất lớn khi đang tồn tại nghịch lý ở Việt Nam, rằng thu nhập GDP đầu người thì còn rất thấp, nhưng giá nhà, đất lại cao ngất ngưởng, ngang với cả những nước có thu nhập GDP cao gấp hàng chục lần..
- Hộ nông dân thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của quy luật thị trường.
- Về nguyên lý, thị trường dường như mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng không phải mọi người đều có đủ khả năng như nhau để tận dụng cơ hội đó.
- Nhiều hộ nông dân đang rơi vào cảnh thua thiệt đó trước vòng xoáy của các quy luật thị trường, nhất là ở những nơi hợp tác xã không còn tồn tại, chính quyền cơ sở lại yếu kém, thì không biết dựa vào đâu? Bởi vậy, sự nghiệt ngã của tình cảnh “nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu nhanh hơn” đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị.
- Người nông dân bị thu hồi đất cho công nghiệp hoá, hay đô thị hoá cũng rơi vào tình trạng tương tự.
- Tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp.
- Phần đông nông dân có tiền (ý nói tiền đền bù do bị thu hồi đất) cũng khó tìm phương án nào cho hiệu quả để sử dụng lượng tiền dành dụm được cho sản xuất, kinh doanh.
- Vốn tích luỹ của các hộ gia đình cũng có sự phân biệt khá rõ giữa các loại hình sản xuất.
- Theo số liệu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006 của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2006 vốn tích luỹ bình quân một hộ nông thôn là.
- Nhưng vốn tích luỹ của các hộ sản xuất phi nông nghiệp vẫn vượt lên cao hơn các hộ thuần nông.
- 12,1 triệu đồng, hộ thuỷ sản 11,3 triệu đồng, trong khi đó hộ nông nghiệp thuần chỉ tích luỹ dưới 4,8 triệu đồng.
- Lý do chính của việc tiết kiệm tiền trong phần đông các hộ gia đình nông thôn (2) không phải là để tích luỹ mở rộng sản xuất, mà 82% số người được hỏi trả lời là để chi trả khám và chữa bệnh khi cần thiết và 70% trả lời là để đề phòng các nhu cầu chi tiêu đột xuất khác, chỉ 6% mong đợi lợi nhuận hay lãi suất..
- Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hoá lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém.
- Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu..
- Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở lớn đối với kinh tế hộ nông dân.
- Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật và khả năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi phí giao dịch cao.
- Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu..
- Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng đồng, hiệp hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhưng các hợp tác xã hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ, do chưa hoạt động thật hiệu quả và thiết thực.
- Theo số liệu điều tra của Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC) năm 2007, thì hợp tác xã chỉ đáp ứng 6,9% nhu cầu phân bón và 13,8% nhu cầu giống, trong khi đó các đại lý tư nhân cung cấp tới 59,2% phân bón và 43,1% giống..
- Thực trạng chung của các HTX là, mức vốn hoạt động còn nhỏ, đặc biệt là các hợp tác xã trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại.
- Tỷ lệ vốn cố định ở các hợp tác xã rất cao, từ trên 70% đến 95%.
- Tình trạng này làm cho hợp tác xã thường không đủ vốn lưu động để hoạt động, do đó cũng không phát huy được vốn cố định, trong khi vay ngân hàng thì gặp nhiều khó khăn về tài sản thế chấp.
- Tỷ lệ hợp tác xã có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chỉ.
- bằng 11,3% số hợp tác xã được thống kê, điều đó cho thấy các hợp tác xã chưa phát triển các quan hệ tín dụng với ngân hàng để có thêm vốn phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của xã viên..
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp..
- Nhưng khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh.
- Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua cả nước đã có khoảng 13% số hộ nông dân bị mất đất, mà lý do chính là bị thu hồi do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá.
- Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn ra quá chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
- Tại Nam Định, có địa phương người nông dân muốn trả ruộng thì chính quyền xã không nhận, vì thời hạn giao đất vẫn còn hiệu lực, nếu nhận thì xã không thu được lệ phí.
- Trong khi đó người dân nơi khác đến canh tác thì khó khăn do chính sách cư trú.
- Hay tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có đến 10.600 hộ nông dân mất đất, dẫn đến việc làm cho 21.000 lao động không có việc làm.
- Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinh tế thị trường.
- Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng một số địa phương nông dân sẵn sàng “phá hợp đồng” để được lợi trước mắt do giá thị trường đột ngột lên cao so với hợp đồng, như trong hợp đồng bán hoa hồi cho đối tác Bắc Âu tại Lạng Sơn.
- Còn chuyện giá cả lên xuống thất thường là quy luật cung - cầu của thị trường..
- Đối với sản xuất nông nghiệp, tính chất mùa vụ và sự lệ thuộc vào đất đai, tiểu khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có thể thành công nếu cứ chạy theo cái “lên - xuống” của thị trường.
- Thế mà, một số nông dân ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa (cây lấy gỗ phải mất 50 năm mới cho thu hoạch, mà giá lúc đó chưa ai có thể nói rõ là sẽ như thế nào).
- Trong khi đó, các ngành chức năng thiếu sự tuyên truyền, giải thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất đúng và có quy hoạch cây, con một cách khoa học, ổn định lâu dài.
- thành công trong việc tìm kiếm thị trường “cần những cái mình có”, như chè Nghệ An vào thị trường Trung Đông, gạo, hạt tiêu, cà phê.
- xuất khẩu ra thế giới..
- Quan điểm chung của nhiều nhà hoạch định chính sách ở nước ta hiện nay là làm sao sớm “thoát” khỏi nông nghiệp.
- Đây là cách hiểu rất thiển cận, thiếu tính bền vững, đối với một nước phải bảo đảm có nguồn lương thực ổn định để nuôi gần 90 triệu dân trong một vài năm tới như nước ta.
- Hơn nữa, cũng phải tính toán đến cả tình huống mới, khi đang có nhiều cảnh báo trên thế giới (3) đã nói về một cuộc khủng hoảng mới về lương thực đang xuất hiện và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng lương thực trước đây thế giới từng chứng kiến..
- Theo ông Donald Coxe, thách thức lớn nhất đối với thế giới không phải là 100 USD/thùng dầu, mà thế giới phải có đủ lương thực cho các tầng lớp trung lưu mới và vì vậy đòi hỏi phải tăng sản lượng lương thực.
- Theo nhiều dự báo, trong những tháng tới của năm 2008, giá lương thực vẫn tiếp tục tăng..
- Những nước xuất khẩu lương thực trước đây như Nga và Ấn Độ hiện nay đang ngừng xuất khẩu lương thực.
- Khu vực Trung - Tây của nước Mỹ cung cấp tới 54% sản lượng ngô của thế giới.
- Mỹ là một trong những nước có lợi thế này, nhưng gần đây số lượng lương thực được tích trữ của Mỹ cho những vụ tiếp theo đã tụt xuống mức thấp kỷ lục.
- Do vậy, những nước dư thừa lương thực sẽ có một lợi thế lớn nếu biết tận dụng thời cơ..
- Nếu không đánh giá đúng lợi thế này, không khéo chúng ta đang đánh mất những lợi thế đã có để chạy theo những “lợi thế ảo” mà thế giới đang mạnh hơn ta rất nhiều lần.
- Các xí nghiệp Trung Quốc hiện xuất khẩu 800 triệu chiếc sơ mi mới đổi lấy được một máy bay chở khách, xuất khẩu một đầu máy DVD chỉ thu được 1 USD lợi nhuận, mà còn phải nộp cho công ty nước ngoài hơn 4 USD tiền sở hữu bản quyền.
- người Nhật mua để dự trữ cho đời sau! Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cũng đã xuất khẩu than hàng chục năm nay, nhưng trước mắt khi các nhà máy nhiệt điện chạy than đi vào hoạt động thì Việt Nam cũng phải nhập than nước ngoài..
- Trong khi đó, muốn làm cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển và hội nhập thành công trên đà của những thành tựu đã đạt được suốt hơn 20 năm Đổi mới đã qua, không có cách nào khác là phải có thêm những chính sách có tính chất đột phá để tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển.
- Đất nước đang cần có nhiều hộ nông dân làm ăn mang tính chuyên nghiệp hơn, bởi vậy.
- kinh tế hộ đang cần có sự hỗ trợ, hợp lực mang tính cộng đồng chặt chẽ hơn mới hy vọng có được sức mạnh trong cạnh tranh khốc liệt của thương trường trước xu thế hội nhập ngày một sâu hơn của nền kinh tế quốc dân..
- Hội nhập càng sâu, nền kinh tế càng sớm hoà vào dòng chảy chung của thế giới, rõ rệt nhất là sự san bằng mặt giá các vật phẩm tiêu dùng do giá xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và năng lượng rất nhanh chóng bị “quốc tế hoá về giá”, bởi vậy các hộ gia đình nông dân phần lớn là nghèo và dưới trung bình của xã hội về mức sống sẽ dễ bị tổn thương khi giá cả leo thang.
- Thực tế vừa qua cho thấy tình trạng nhập khẩu lạm phát (do giá thế giới lên cao, nhất là xăng dầu.
- đan xen với xuất khẩu lạm phát (xuất được gạo giá cao thì giá gạo trong nước cũng sốt lên, xuất được giấy giá cao thì giá giấy trong nước cũng tăng lên, thậm chí thiếu giấy…)..
- Công nghiệp của đất nước phát triển chưa đủ mạnh để thu hút một lượng lớn lao động nông thôn.
- Và dù có xuất hiện một nhu cầu lớn lao động thì trình độ đào tạo của một lượng lớn lao động nông thôn cũng chưa thể đáp ứng kịp (ước tính mới chỉ có 17% lao động qua đào tạo).
- Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động đang hiện hữu.
- Bởi vậy, thách thức rất lớn đối với lao động nông thôn là chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
- Theo ước tính của chúng tôi, nếu năng suất lao động tăng như vừa qua, thì để sự chênh lệch thu nhập không quá cách biệt giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, một hộ gia đình nông nghiệp (trung bình có 2 lao động chính) phải được canh tác trên một diện tích là 1 - 2 héc ta.
- (1) Bài có sử dụng số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2005.