« Home « Kết quả tìm kiếm

Thách thức trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng dưới tác động của xâm nhập mặn


Tóm tắt Xem thử

- THÁCH THỨC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN.
- Biến đổi khí hậu, khô hạn, Mỹ Xuyên, sản xuất nông nghiệp, xâm nhập mặn.
- Phương pháp lấy ý kiến những người am hiểu (KIP) và phỏng vấn nông hộ được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp.
- Tổng cộng có 3 chuyên gia công tác trong ngành nông nghiệp và 61 nông hộ được phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của đất, ngập lụt do triều, xâm nhập mặn và điều kiện thời tiết đến từng mô hình canh tác.
- Kết quả cho thấy hai mô hình canh tác chính của huyện Mỹ Xuyên (lúa 2 vụ và luân canh tôm- lúa) đều bị thiệt hại trong mùa khô 2015-2016.
- Trong thời gian tới, nếu diễn biến của xâm nhập mặn và khô hạn tiếp tục cực đoan, 54% nông hộ sẽ tạm nghỉ vụ canh tác.
- 19% nông hộ vẫn canh tác bình thường nhưng sẽ chú ý theo dõi diễn biến của thời tiết để tránh thiệt hại và 27% nông hộ sẽ chuyển đổi sang mô hình canh tác mới, chủ yếu là nuôi tôm thâm canh.
- Thách thức trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng dưới tác động của xâm nhập mặn.
- Theo đó, các tác động tự nhiên đến canh tác nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên là không thể lường trước..
- Hiệu quả hay rủi ro trong sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến mô hình canh tác, các giải pháp thích ứng và đối phó của cơ quan chuyên môn và nông hộ.
- Các thay đổi bất thường về thời tiết và khí hậu có tác động thường xuyên và mạnh mẽ tới các mô hình canh tác nông nghiệp của nông hộ..
- Báo cáo diện tích thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016..
- Các thông tin về diễn biến của điều kiện tự nhiên, các yếu tố tác động đến canh tác nông nghiệp trong giai đoạn đặc biệt là năm 2015-2016 được nhóm nghiên cứu và các chuyên gia cùng thảo luận.
- 2.3.2 Phương pháp phỏng vấn nông hộ Phương pháp phỏng vấn nông hộ bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn được sử dụng nhằm lấy được các thông tin đại diện và khách quan.
- Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề: (i) lịch sử canh tác của nông hộ.
- (iii) đặc điểm tài nguyên tự nhiên và các yếu tố tác động đến canh tác nông nghiệp trong điều kiện bình thường.
- (iv) các thông tin về kinh tế-xã hội (diện tích canh tác, khả năng đầu tư, lý do chọn lựa mô hình canh tác.
- yếu tố môi trường (sự phù hợp của điều kiện tự nhiên, các rủi ro do tác động của môi trường tự nhiên đến canh tác nông nghiệp…) và các lựa chọn của người dân trong sản xuất của nông hộ trong thời gian tới..
- Phiếu phỏng vấn được phân bố trên hai nhóm nông hộ canh tác mô hình 2 vụ lúa và mô hình luân canh tôm-lúa theo các tiêu chí được trình bày ở Bảng 1.
- Đối tượng được chọn phỏng vấn là những người sống lâu năm tại địa phương, có thâm niên canh tác và am hiểu về đặc điểm chung của vùng.
- Các tiêu chí phụ cho việc lựa chọn nông hộ bao gồm: đa dạng dân tộc, đa dạng tôn giáo và đa dạng giới tính..
- Chỉ tiêu Mô hình canh tác Dân tộc Tôn giáo Giới tính.
- 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên.
- Tuy nhiên, số liệu về diện tích canh tác (Hình 3) cho thấy hai đối tượng sản xuất quan trọng của huyện là tôm nước lợ và lúa..
- Trong đó, mô hình tôm-lúa chiếm diện tích lớn nhất, kế đến là mô hình 2 vụ lúa (lần lượt chiếm 53,8% và 24,8% tổng diện tích đất nông nghiệp)..
- Các mô hình canh tác còn lại chiếm diện tích nhỏ trong nhóm đất nông nghiệp (Hình 3).
- Hiện trạng sử dụng đất được các nông hộ đánh giá phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện (Hình 4).
- Hình 3: Diện tích các mô hình canh tác chính của huyện Mỹ Xuyên năm 2015 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên).
- Hình 4: Sự phù hợp của điều kiện tự nhiên đối với mô hình canh tác.
- (Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên.
- 3.2.1 Mô hình luân canh tôm-lúa.
- Tuy nhiên, yêu cầu canh tác của mô hình tôm-lúa đòi hỏi sự cân đối về thời gian mặn và ngọt trong năm (Lê Quang Trí và Phạm Thanh Vũ, 2010).
- Thời gian mặn hoặc ngọt quá nhiều đều có tác động không tốt đến hiệu quả canh tác của mô hình này..
- Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn cán bộ địa phương (KIP) và phỏng vấn nông hộ đều có cùng nhận định, đó là tác động bất lợi do tự nhiên chủ yếu tác động đến vụ lúa.
- Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với thực tế trong mùa khô thiệt hại vụ lúa cao hơn vụ tôm, lần lượt là 77% và 32% tổng số nông hộ canh tác mô hình tôm-lúa được phỏng vấn.
- Trên 50% ý kiến được hỏi cho rằng ngập lụt và thủy triều không có tác động đến quá trình canh tác của mô hình tôm-lúa..
- Hình 5: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến mô hình tôm-lúa (Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2016).
- Kết quả này cho thấy canh tác vụ lúa của mô hình luân canh tôm-lúa nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên.
- Các tác động của xâm nhập mặn, phèn, thiếu nước ngọt và mưa bất thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả canh tác của nông hộ..
- 3.2.2 Mô hình 2 vụ lúa.
- Canh tác 2 vụ lúa tại huyện Mỹ Xuyên chịu tác động lớn bởi hai yếu tố thiếu nước tưới và xâm nhập mặn.
- Các yếu tố rủi ro còn lại ít tác động đến canh tác hai vụ lúa của địa phương, đặc biệt là thủy triều và ngập lụt (Hình 6).
- Kết quả này phù hợp do khu vực canh tác 2 vụ lúa có hệ thống đê bao ngăn mặn, giữ ngọt nên không chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông (Kết quả KIP).
- Hình 6: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến mô hình 2 vụ lúa (Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2016).
- thường Ngập lụt Phèn Xâm nhập mặn.
- Như vậy, cả hai mô hình canh tác chủ lực của huyện Mỹ Xuyên đều phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố rủi ro có nguyên nhân từ khô hạn, xâm nhập mặn kéo dài và diễn biến bất thường của thời tiết-đó cũng là các biểu hiện do biến đổi khí hậu gây ra (IPCC, 2007.
- 3.3 Tác động của hạn và xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên.
- Hạn và xâm nhập mặn trong mùa khô năm đã tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện Mỹ Xuyên (Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Mỹ Xuyên (2016).
- Canh tác lúa vụ Đông Xuân (mô hình 2 vụ lúa) và vụ lúa trên nền tôm (mô hình tôm-lúa) là hai đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất (Hình 7).
- Kết quả cho thấy ở thời điểm hiện tại, canh tác lúa nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên..
- biệt 18% nông hộ được phỏng vấn bị thiệt hại 100%.
- Nước mặn sẽ xâm nhập vào khu vực canh tác tôm-lúa sớm và hiện diện ở đây lâu hơn, do đó gây thiệt hại cho vụ lúa lúc mới sạ (lúa yếu) và lúc trổ bông đến chín (thời điểm dễ nhạy cảm).
- hơn nữa vùng canh tác lúa đã có hệ thống đê bao ngăn mặn (Kết quả KIP) nên giai đoạn đầu của vụ lúa ít bị thiệt hại.
- Đối với vụ tôm, kết quả nghiên cứu cho thấy canh tác vụ tôm vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan.
- Nông hộ bị thiệt hại trong vụ tôm chiếm tỷ lệ không cao (32%) so với tổng số nông hộ canh tác mô hình tôm-lúa được khảo sát (Hình 10).
- khô hạn và nắng nóng cực đoan không chỉ gây thiệt hại đối với mô hình trồng lúa mà còn ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả nuôi tôm, mô hình canh tác được đánh giá là phù hợp ở vùng ven biển trong mùa khô..
- Hình 10: Tỷ lệ nông hộ và nguyên nhân thiệt hại vụ nuôi tôm trong mùa khô (Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2016).
- Bên cạnh đó, nắng hạn còn làm gia tăng nồng độ mặn, làm xì phèn… từ đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả canh tác của nông hộ..
- Thiệt hại 32%.
- 3.4 Các giải pháp của nông hộ 3.4.1 Trong điều kiện bình thường.
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp và tập quán canh tác lâu đời là hai nguyên nhân chính được người dân lý giải cho việc không thay đổi mô hình canh tác nông nghiệp trong tương lai.
- Một số ít nông hộ có ý định chuyển đổi, tuy nhiên lo ngại rủi ro khi canh tác mô hình mới hoặc thiếu vốn để chuyển đổi nên trong thời gian tới vẫn duy trì canh tác mô hình 2 vụ lúa (Hình 11)..
- Hình 1: Nguyên nhân không chuyển đổi của nông hộ canh tác 2 vụ lúa trong điều kiện bình.
- Nông hộ canh tác mô hình tôm-lúa có quan điểm khác nhau về việc chọn lựa mô hình canh tác trong thời gian tới.
- Cụ thể, có 56% ý kiến cho rằng sẽ không chuyển đổi sang mô hình canh tác khác mà vẫn duy trì luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa trong năm..
- Trái ngược với quan điểm đó, 44% ý kiến cho biết sẽ chuyển sang mô hình canh tác nông nghiệp khác do sản xuất hiện tại không mang lại hiệu quả (Hình 12)..
- Đối với nhóm nông hộ không chuyển đổi:.
- bên cạnh đó, tập quán canh tác lâu đời (31%) cũng là lý do khiến nông hộ duy trì luân canh tôm-lúa.
- 13% ý kiến được hỏi cho rằng sẽ duy trì canh tác như hiện tại do không có vốn để chuyển đổi và đầu tư cho mô hình canh tác mới..
- Đối với nhóm nông hộ sẽ chuyển đổi: Do muốn cải thiện hiệu quả canh tác, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích (46.
- Trong nhóm này, có 91% ý kiến cho biết sẽ chuyển sang mô hình chuyên tôm (nước mặn).
- Hình 2: Dự định sản xuất nông nghiệp của nông hộ canh tác tôm-lúa trong điều kiện thời tiết bình thường.
- 3.4.2 Một số giải pháp trong điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn (cực đoan).
- Trong trường hợp khô hạn và xâm nhập mặn cực đoan (như mùa khô sẽ có ba giải pháp được người dân áp dụng để ứng phó bao gồm: (1) nghỉ vụ, (2) chuyển đổi mô hình canh tác và (3) vẫn canh tác bình thường.
- Tuy nhiên, có sự khác biệt về quan điểm trong việc lựa chọn các giải pháp giữa hai nhóm nông hộ.
- Nhóm nông hộ canh tác 2 vụ lúa:.
- giải pháp được nhiều nông hộ lựa chọn là tạm nghỉ vụ canh tác nếu gặp thời tiết cực đoan nhằm tránh rủi ro và thiệt hại.
- Khi hết thời điểm hạn, mặn sẽ tiếp tục canh tác như hiện tại (73% nông hộ).
- Số nông hộ còn lại sẽ vẫn canh tác bình thường nhưng chú ý đến diễn biến của thời tiết và xâm nhập mặn, kết hợp các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu rủi ro (21% nông hộ).
- Hình 3: Giải pháp của nông hộ canh tác 2 vụ lúa trong điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn cực.
- (Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2016) Nhóm nông hộ canh tác tôm-lúa: không có sự tập trung về giải pháp được chọn như nông hộ canh tác lúa 2 vụ.
- Song, 54% nông hộ sẽ chuyển hoàn toàn sang nuôi tôm quảng canh cải tiến hoặc tôm thâm canh do các tác động cực đoan không còn phù hợp để canh tác lúa.
- Giải pháp tạm ngưng vụ hoặc vẫn canh tác bình thường để không lãng phí thời gian và để đất trống lần lượt là 29% và 17%..
- Hình 14: Giải pháp của nông hộ canh tác tôm- lúa trong điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn.
- Sự khác biệt trong quan điểm lựa chọn giải pháp thích ứng ở hai nhóm nông hộ cho thấy điều kiện tự nhiên vùng canh tác lúa hiện tại của huyện Mỹ Xuyên vẫn còn phù hợp để phát triển mô hình 2 vụ lúa.
- Do đó, nông hộ vẫn chọn tiếp tục canh tác mô hình hiện có và sử dụng các giải pháp tạm thời khi điều kiện bất thường xảy ra.
- Ngược lại, vùng canh tác tôm-lúa, tuy có sự phân tán các lựa chọn, nhưng số liệu cho thấy, sản xuất hiện tại chịu tác động thường xuyên của xâm nhập mặn và khô hạn nên nếu điều kiện tự nhiên tiếp tục bất lợi cho sản xuất thì nông hộ sẽ chuyển sang mô hình canh tác mới, phù hợp với sinh thái mặn thường xuyên..
- Bên cạnh các giải pháp được nông hộ lựa chọn, các giải pháp khác cần được thực hiện bao gồm:.
- nâng cấp hệ thống đê bao, đặc biệt là các cống, đập vùng canh tác chuyên lúa tiếp giáp nước mặn nhằm hạn chế tối đa việc rò rỉ mặn qua hệ thống này (Kết quả KIP).
- Mô hình canh tác 2 vụ lúa và luân canh tôm-lúa ở huyện Mỹ Xuyên chịu ảnh hưởng lớn bởi sự biến động của các yếu tố tự nhiên, khí hậu.
- Trong mùa khô xâm nhập mặn và khô hạn gây thiệt hại năng suất cả hai mô hình.
- Trong điều kiện hiện tại và các khả năng cực đoan có thể xảy ra, khu vực canh tác 2 vụ lúa vẫn được đánh giá ổn định và phù hợp để đầu tư sản xuất.
- Về lâu dài, khi thời tiết cực đoan, xâm nhập mặn và khô hạn diễn ra gay gắt thì cần có giải pháp chuyển đổi mô hình canh tác hợp lý..
- Cần có các nghiên cứu tiếp theo đánh giá lại sự thay đổi của vùng sinh thái nông nghiệp nhằm điều chỉnh lại vùng sản xuất cho phù hợp với sự thay đổi của tự nhiên, đặc biệt là vùng canh tác tôm-lúa..
- Canh tác bình thường Canh tác lúa-màu.
- Canh tác bình thường Canh tác chuyên tôm.
- Quản lý nguồn nước mặt cho hệ thống canh tác lúa vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sự thay đổi mô hình canh tác theo khả năng thích ứng của người dân tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Báo cáo diện tích thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn huyện Mỹ Xuyên vụ Đông Xuân, vụ lúa trên nền tôm năm 2015-2016..
- Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình lúa, tôm-lúa và giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình tôm-lúa theo hướng lúa thơm-tôm sạch.