« Home « Kết quả tìm kiếm

Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án nhân dân trong bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án nhân dân trong.
- bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Abstract: Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về lý luận về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Phân tích nội dung các quy tắc xác định thẩm quyền giải các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Chỉ ra những bất cập, vướng mắc và hạn chế trong những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và yêu cầu khách quan cần hoàn thiện đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Keywords: Luật tố tụng dân sự.
- Quan hệ dân sự.
- Yếu tố nước ngoài.
- Vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, hay còn gọi là vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài và việc giải quyết các vụ việc đó là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
- Thứ hai, các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài và vụ việc phát sinh từ những quan hệ này ngày càng gia tăng trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thứ ba, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động xây dựng và thực thi, song nhìn chung pháp luật Việt Nam về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và chế định thẩm quyền giải quyết các vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài còn tồn tại nhiều.
- Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện các pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội khác, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc là đòi hỏi cấp thiết và có ý nghĩa lớn..
- Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, đã có nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về vấn đề thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo những khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên đều chủ yếu tập trung vào phương thức và thủ tục giải quyết một hoặc một số vụ việc nhất định.
- Có thể thấy rằng, sự quan tâm thực sự và sâu rộng đến vấn đề thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự còn nhiều hạn chế..
- Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004..
- Trong quá trình tạo lập nền tảng pháp lý về chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Việt Nam không thể không chú trọng các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật để có một hệ thống cơ sở pháp lý chung với các nước trên thế giới cho các vấn đề phát sinh và không ngừng nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
- Những nội dung trình bày trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án nhân dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành".
- Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành..
- Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về lý luận về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Phân tích nội dung các quy tắc xác định thẩm quyền giải các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành..
- Chỉ ra những bất cập, vướng mắc và hạn chế trong những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và yêu cầu khách.
- Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là hiện tượng phổ biến trong đời sống các quốc gia và cả ở phạm vi quốc tế, do phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng đa dạng và phức tạp.
- Do đó, giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vấn đề vô cùng rộng lớn, phức tạp và có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau..
- Thứ nhất, luận văn chủ yếu nghiên cứu chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài dưới góc độ tư pháp Việt Nam, đặt trọng tâm vào khía cạnh xung đột thẩm quyền của tòa án nhân dân về giải quyết các vụ việc dân sự.
- thẩm quyền xét xử.
- Như trên đã trình bày, cho đến nay có rất ít công trình, bài viết nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án nhân.
- dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành.
- Hệ thống hóa cách có chọn lọc một số vấn đề lý luận cơ bản về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Trình bày và phân tích nội dung các quy tắc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định trong pháp luật Việt Nam tại Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành..
- Chương 1: Khái niệm chung về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Chương 2: Các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án..
- Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong các việc dân sự và hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài..
- Khái niệm chung về vụ việc dân sự trong tố tụng dân sự.
- Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ việc dân sự được hiểu là các vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động..
- Vụ việc dân sự.
- và các việc dân sự trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế - thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình..
- Khái niệm chung về vụ án dân sự trong tố tụng dân sự hiện hành và trong các văn bản pháp luật trước đó.
- Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 thì vụ án dân sự được hiểu là (Điều 10 PL):.
- Khái niệm chung về việc dân sự trong tố tụng dân sự hiện hành.
- So sánh khái niệm "vụ việc dân sự".
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thủ tục giải quyết các tranh chấp, yêu cầu của các chủ thể tại Tòa án được chia thành hai thủ tục: Thủ tục giải quyết án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự.
- Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự rất rộng, gồm các vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động và hàng loạt loại việc dân sự khác.
- Khái niệm chung về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài 1.1.2.1.
- Yếu tố nước ngoài trong các vụ việc dân sự.
- Theo quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005 có ba dấu hiệu xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự là: i) chủ thể, ii) sự kiện pháp lý phát sinh ở nước ngoài và iii) tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài..
- Phân loại tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Ở Việt Nam, theo truyền thống, tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được phân chia cụ thể thành tranh chấp dân sự (theo nghĩa hẹp), tranh chấp kinh tế - thương mại, tranh chấp lao động và tranh chấp hôn nhân và gia đình.
- Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, có tới 40 loại tranh chấp cụ thể trong các quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình..
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Trong một vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, điều đầu tiên là tòa án phải xác định mình có thẩm quyền giải quyết hay không.
- Điều này xuất phát từ những lý do cơ bản như sau: i) tính chất, đặc điểm của các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là những tranh chấp thường liên quan đến hai hay nhiều nước khác nhau và ii) các nước khác nhau thường có những quy định về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài không giống nhau..
- Để tránh trường hợp xung đột thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là định ra những quy tắc nhằm xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án một quốc gia nhất định (trong các điều ước quốc tế) hoặc tòa án cụ thể của quốc gia (trong pháp luật quốc gia), được gọi là quy tắc xác định tòa án có thẩm quyền xét xử (the rules of the choice of forum) hay quy tắc thẩm quyền (jurisdictional rules)..
- Căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự quốc tế.
- và iv) áp dụng tương tự các quy tắc thẩm quyền đối với các tranh chấp dân sự không có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật quốc gia có tòa án..
- từ chối thẩm quyền (declining jurisdiction) và đình chỉ việc xét xử (staying proceedings).
- Hệ thống các tòa án và văn bản pháp luật điều chỉnh thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
- Không phải tất cả các tòa án đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài mà thẩm quyền này được phân cấp chủ yếu cho tòa án cấp tỉnh trở lên và cũng tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của các vụ việc có yếu tố nước ngoài trong từng lĩnh vực..
- Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Do quan hệ ngoại giao, hợp tác với các nước (đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa) ngày càng phát triển, những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh cũng ngày càng nhiều..
- Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và của những người được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
- Trong quá trình mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế, quốc gia cũng có thể tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố quốc tế với tư cách là một chủ thể của tư pháp quốc tế..
- Vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 là thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định như đối với các vụ việc dân sự không có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương XXXV có quy định khác..
- Thẩm quyền tòa án Nhân dân trong các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài..
- Thẩm quyền của tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền nhân thân có yếu tố nước ngoài.
- Các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản được Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
- Theo Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự thì "vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam"..
- Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản..
- Tranh chấp về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Với tư cách là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tranh chấp về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài hoàn toàn có khả năng được giải quyết ở cơ quan tài phán của các nước khác.
- Thẩm quyền xét xử hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó.
- Thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong việc xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật Tố tụng dân sự về thẩm quyền của tòa án, trừ trường hợp Chương XXXV Bộ luật dân sự có quy định khác..
- Thẩm quyền giải quyết việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Do vậy, Điều 319 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự..
- Thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những người có quyền, lợi ích liên quan đến người biệt tích có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất tích.
- Điều 335 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người có thẩm quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố người đó đã chết..
- Thẩm quyền công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
- Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004..
- Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
- Thẩm quyền của tòa án dựa vào điểm l, khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004:.
- Thẩm quyền của tòa án trong việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài.
- Những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế sẽ không ngừng đặt ra những yêu cầu mới cho khoa học tư pháp quốc tế cũng như hoạt động lập pháp ở mỗi quốc gia.
- Việc xây dựng một hệ thống pháp luật trong nước đồng thời hợp tác cùng với các quốc gia khác để tạo lập hệ thống quy tắc chung trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh nhằm đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi những nỗ lực về nhiều mặt của Việt Nam trong tình hình hiện nay..
- Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài song chế định thẩm quyền trong hệ thống pháp luật này hiện vẫn là một trong những lĩnh vực cần xây dựng và hoàn thiện.
- Kết quả nghiên cứu về quy tắc thẩm quyền trong tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài của Việt Nam cho thấy những "khoảng trống".
- trong khoa học tư pháp quốc tế và pháp luật hiện hành ở Việt Nam đồng thời gợi mở những vấn đề mới cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cả về cấu trúc hệ thống lẫn cấu trúc nội dung, cả về số lượng và chất lượng.
- Một là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài theo hướng khắc phục những điểm bất cập, hạn chế và thiếu sót trong cơ thể xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Chuẩn hóa khái niệm "vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài".
- Sửa đổi, bổ sung các quy định xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án Việt Nam..
- Khoản 1 Điều 410: Một số quan điểm cho rằng cần sửa đổi nguyên tắc chung là: thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại chương XXXV nếu các vụ việc đó thuộc thẩm quyền của tòa án theo Chương III.
- Tác giả đồng tình với quan điểm này, song cho rằng cần quy định rõ hơn như sau: Thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia và các quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác.
- Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về xác định thẩm quyền trong nước của tòa án Việt Nam, cả về phân định thẩm quyền của tòa án theo loại việc, thẩm quyền của tòa án theo cấp xét xử, thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ để áp dụng vào trường hợp tòa án Việt Nam giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài theo thẩm quyền được xác định từ các quy tắc trong tư pháp quốc tế sẽ đảm bảo đúng đắn, phù hợp và có hiệu quả..
- Hai là, đồng thời với việc hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, cần rà soát tất cả các quy định liên quan tới việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong các văn bản pháp luật hiện hành và sửa đổi, bổ sung kịp thời đế tạo lập một hệ thống các quy định thống nhất, đồng bộ và tương đối đầy đủ..
- Để thực sự phù hợp với xu hướng vận động, phát triển chung của pháp luật và đời sống xã hội trong nước cũng như quốc tế, việc hoàn thiện chế định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoàỉ trong pháp luật Việt Nam cần phải được thực hiện trên cơ sở những giải pháp hiệu quả hơn..
- Chu Thị Hoa Về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự", Dân chủ và pháp luật, (6)..
- Nguyễn Công Khanh (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội..
- Nguyễn Trung Tín Thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài", Nghiên cứu lập pháp, (3).