« Home « Kết quả tìm kiếm

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân


Tóm tắt Xem thử

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân.
- Abstract: Khái quát những vấn đề cơ bản về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: khái niệm, nguyên nhân và các dạng tranh chấp đất đai...Giới thiệu pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân (TAND) theo quy định của các văn bản luật trước Luật đất đai năm 2003 và những điểm mới của Luật đất đai năm 2003.
- Trình bày thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND..
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND theo Luật đất đai năm 2003.
- Keywords: Pháp luật, Thẩm quyền, Tranh chấp đất đai, Tòa án Nhân dân, Đất đai.
- Đất đai là tài sản có giá trị to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội.
- Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, giá đất tăng nhanh chóng thì tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều, càng phức tạp hơn bao giờ hết và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội.
- Tranh chấp đất đai diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội.
- Trên thực tế, nhiều năm qua, việc giải quyết tranh chấp đất đai thường kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, gây lãng phí công sức, tiền của và thời gian của Nhà nước, của người dân.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà một nguyên nhân khá phổ biến là cơ quan đã giải quyết tranh chấp không có thẩm quyền giải quyết.
- Cho nên bản án, quyết định giải quyết.
- tranh chấp đó đã bị huỷ bỏ, điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người dân nói chung, của các bên tranh chấp nói riêng.
- Chính vì vậy, việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là thẩm quyền của Toà án - cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp nói chung, tranh chấp đất đai nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn..
- Từ những nhận thức trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân” để nghiên cứu trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học..
- Tình hình nghiên cứu.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án là một vấn đề được nhiều luật gia quan tâm và nghiên cứu ở các góc độ, khía cạnh khác nhau.
- Trước khi LĐĐ năm 2003 được ban hành, có nhiều bài báo phân tích về những hạn chế, vướng mắc của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp chí Địa chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
- Đặc biệt, Viện khoa học xét xử - Toà án nhân dân tối cao đã chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với tên gọi: Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về QSDĐ tại Toà án nhân dân..
- LĐĐ năm 2003 được ban hành đã mở rộng hơn nữa thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.
- Tuy nhiên, các quy định của LĐĐ năm 2003 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Trước tình hình đó đòi hỏi các luật gia và các nhà nghiên cứu phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp hợp lý nhằm giải quyết các vấn đề trên..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân, một biện pháp bảo đảm pháp luật đất đai được thực hiện trên thực tế.
- Trên cơ sở đó tìm ra những định hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân nói riêng..
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng tình hình tranh chấp đất đai ở nước ta..
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân..
- Đề ra phương hướng, giải pháp xây dựng, hoàn thiện và cơ chế áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân góp phần nâng cao khả năng thực thi pháp luật đất đai trong đời sống xã hội..
- phạm vi nghiên cứu.
- Trong đề tài này tác giả không nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ tập trung nghiên cứu thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân.
- Luận văn sẽ đi sâu phân tích cả về lý luận lẫn thực tiễn các vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân, phân tích những hạn chế, vướng mắc và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, khảo sát thực tiễn.
- Tác giả quan niệm rằng, với loại đề tài này cần coi trọng việc khảo sát thực tiễn, tìm hiểu thực tế giải quyết tranh chấp đất đai của các Toà án nhân dân..
- ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
- Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn có ý nghĩa sau:.
- Luận văn phân tích và đánh giá một cách có hệ thống về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai..
- Luận văn phân tích và đánh giá các quy định của LĐĐ năm 1987, LĐĐ năm 1993, LĐĐ năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân, trên cơ sở có sự so sánh và làm nổi bật điểm mới của LĐĐ năm 2003..
- Trên cơ sở khảo sát việc giải quyết tranh chấp đất đai ở một số Toà án, luận văn đã phân tích được những khó khăn, vướng mắc của Toà án và sự nhầm lẫn của một số Toà án khi áp dụng các quy định của pháp luật để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai..
- Luận văn chỉ ra được những khó khăn, thách thức của Toà án trong việc áp dụng các quy định của LĐĐ năm 2003 về thẩm quyền giải quyết tranh.
- chấp đất đai trong quá trình Toà án giải quyết các tranh chấp về QSDĐ..
- Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân và đề xuất một số biện pháp triển khai thực hiện các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân theo LĐĐ năm 2003..
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng..
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Chương 2: Pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân và thực tiễn áp dụng.
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân..
- Nguyễn Thanh Dung (1998), “Bàn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án nhân dân”, Tạp chí Địa Chính (6), tr 17-18..
- Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Tây Ninh (2000), Công văn số 82/CV- ĐĐB ngày 05/5/2000 về việc đề nghị xác định rõ thẩm quyền giải quyết giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 38 Khoản 3 LĐĐ năm 1993..
- Vũ Ngọc Kích (2001), “Một số vấn đề về nghiệp vụ trong giải quyết các tranh chấp đất đai”, Đề cương bài giảng..
- Luật đất đai năm Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Thái Quí (2006), “Giải quyết tranh chấp đất đai, kẻ gieo gió người gặt bão”, Báo Pháp luật Việt Nam (178), tr 10..
- Dương Quốc Thành (2006), „„Một số ý kiến về khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003.
- Toà án nhân dân tối cao (1997), Báo cáo tình hình giải quyết tranh chấp đất đai và đề xuất đường lối giải quyết, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (1998), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (1999), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2000), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2001), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2002), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2003), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2004), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2005), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2006), Bảng thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự 8 tháng đầu năm 2006, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 1998, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 1999, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 2000, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 2001, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kế công tác ngành toà án năm 2002, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 2003, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 2004, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 2005, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tối cao (1998), Công văn số 307/DS ngày 26/9/1998 hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự đã có GCNQSDĐ..
- Tổng cục Địa chính (1998), Công văn số 1652/ĐC-PC ngày 15/9/1998 hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự đã có GCNQSDĐ..
- Nguyễn Quang Tuyến (2006), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án”, http/www.vietnamese-law-consultancy..
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (1999), Công văn số 1867/UBT ngày về việc kiến nghị sửa Thông tư liên tịch số 02..
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Thông báo dân sự số 52/TB - DS ngày về một số kinh nghiệm về giải quyết án tranh chấp đất đai có vướng mắc về thẩm quyền giữa TAND và UBND.