« Home « Kết quả tìm kiếm

THĂNG LONG – HÀ NỘI, TRUNG TÂM KẾT NỐI VÀ THỐNG NHẤT VĂN HÓA, QUỐC GIA DÂN TỘC VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Đối với các nước phương Đông trong đó có Việt Nam thì quốc gia dân tộc hình thành từ khá sớm.
- xong loạn 12 sứ quân, Kinh đô dời từ Hoa Lư về Thăng Long thì quốc gia dân tộc phong kiến tập quyền mới thực sự hình thành vững chắc..
- Như vậy, ở Việt Nam, ngay từ khi hình thành và định hình quốc gia dân tộc phong kiến tập quyền thì Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị, quyền lực, văn hoá của quốc gia dân tộc ấy.
- Từ 1010 đến nay, trải dài suốt 1.000 năm, chỉ trừ trên 150 năm dưới triều đại nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, Kinh đô lúc đó chuyển vào Phú Xuân - Huế, còn lại trên 8 thế kỷ Thăng Long - Hà Nội luôn giữ vai trò trung tâm của quốc gia dân tộc Đại.
- Bài nghiên cứu này của chúng tôi đi vào cắt nghĩa việc Thăng Long - Hà Nội với vai trò là trung tâm văn hoá, trung tâm hành chính quyền lực đã đóng vai trò gắn kết và thống nhất văn hoá quốc gia dân tộc Việt Nam như thế nào..
- Cơ sở lý luận trong việc nhìn nhận vai trò gắn kết và thống nhất văn hoá quốc gia dân tộc của Thăng Long - Hà Nội.
- Trong nghiên cứu các vùng văn hoá ở Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ là một trong bảy vùng văn hoá lớn của cả nước.
- Tới lượt nó, vùng văn hoá này lại phân chia thành năm.
- Bắc Giang ngày nay), Sơn Nam (có Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ), Sơn Tây (xứ Đoài, Sơn Tây cũ, Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hải Đông (Hải Dương, Hải Phòng) và Thăng Long - Hà Nội.
- Thăng Long - Hà Nội tồn tại với tư cách là một tiểu vùng mang tính đặc thù văn hoá đô thị, vừa là trung tâm của vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ4..
- Theo lý thuyết “trung tâm và ngoại vi”5, trong quá trình hình thành một vùng văn hoá thì vai trò của trung tâm là hết sức quan trọng, nó vừa biểu hiện tính thống nhất văn hoá của vùng vừa tạo nên động năng trong phát triển, có sức thu hút và lan toả văn hoá và tất nhiên nó quy định xu hướng phát triển của toàn bộ vùng văn hoá ấy.
- Trong trường hợp vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ, tiểu vùng văn hoá Thăng Long - Hà Nội đã thực sự giữ vai trò trung tâm như vậy..
- Đặc trưng cơ bản của trung tâm văn hoá là thu hút, tích hợp, lên khuôn và lan toả.
- Do vị trí địa lý, kinh tế, chính trị và xã hội mà trung tâm bao giờ cũng có sức thu hút và tích hợp cao các nhân tố văn hoá từ ngoại vi.
- Tuy nhiên, khi các nhân tố văn hoá được tích hợp và thu hút vào trung tâm, thì trên cái nền tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội luôn sống động đó, các nhân tố văn hoá được nhào nặn, tái cấu trúc hoá và lên khuôn, tạo nên sản phẩm văn hoá thường mang tính định hình cao.
- Từ các sản phẩm văn hoá được lên khuôn như vậy và với động năng của trung tâm, văn hoá từ trung tâm lại lan toả, ảnh hưởng, lan truyền ra ngoại vi, góp phần, một mặt tạo nên sự thống nhất diện mạo văn hoá của vùng, mặt khác, trung tâm tạo ra sức định hướng trong sự biến đổi văn hoá của vùng.
- Hơn thế nữa, do giữ vị trí trung tâm, nó luôn là đầu mối giao lưu văn hoá không chỉ nội vùng, mà còn với văn hoá ngoài khu vực, với thế giới..
- Thăng Long - Hà Nội không chỉ là trung tâm gắn kết, thống nhất văn hoá vùng đồng Bắc Bộ, mà với tư cách là Thủ đô, là trung tâm chính trị, quyền lực của cả nước.
- Sự gắn kết này không chỉ thuần tuý là quá trình tích hợp và lan tỏa văn hoá mang tính tự nhiên, mà mạnh mẽ hơn thông qua hệ thống chính trị, quyền lực của quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương đã được luật pháp khẳng định.
- Văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
- Thăng Long - Hà Nội là đô thị đầu não, trung tâm chính trị, kinh tế của đất nước suốt tiến trình lịch sử lâu dài.
- Với đồng bằng Bắc Bộ, Thăng Long - Hà Nội là trung tâm thu hút tinh hoa của mọi miền, trước hết là từ tứ trấn nội kinh, để rồi trên cái nền kinh tế - xã hội phát triển cao, trên cái nền học vấn thịnh đạt, nó nâng lên, "lên khuôn", định hình, rồi từ đó lan tỏa ảnh hưởng ra các vùng xung quanh, khẳng định vai trò hướng đạo cho tiến trình phát triển của đất nước..
- triển của Thăng Long - Hà Nội..
- Văn hoá Thăng Long thời Lý là thời kỳ phục hưng của văn hoá dân tộc.
- Thăng Long thời Trần, với chiến công ba lần thắng quân Nguyên - Mông đã đưa văn hoá Đại Việt đạt tới một đỉnh cao mới.
- Thời Lê, nền chuyên chế quân chủ đã phát triển cao, Thăng Long - Đông Đô là đầu não của một quốc gia phong kiến vững mạnh, nền văn hoá dân tộc phát triển từ phân hợp hai dòng dân gian và bác học.
- Đến thời Nguyễn - Tây Sơn, tuy kinh đô chuyển vào Phú Xuân - Huế, nhưng Thăng Long vẫn là một trung tâm kinh tế, văn hoá phát triển, cùng với Phú Xuân - Huế đưa văn hoá truyền thống Đại Việt đạt tới đỉnh cao.
- Từ cuối thế kỷ XIX đầu XX, văn hoá Thăng Long - Hà Nội, theo xu hướng chung của thời đại, đi vào quá trình đổi mới, hình thành nền văn minh Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh..
- Thăng Long - Hà Nội tuỳ theo các thời đại và bước phát triển của quốc gia mà dần mở rộng.
- Người ta thường được nghe truyền lại là Thăng Long thời Lý có 61 phường, sang thời Lê thì gộp lại 36 phường, chủ yếu là thị dân sinh sống bằng nghề thủ công và buôn bán, ngoài phần hoàng thành và kinh thành là các làng xóm nằm kế cận Thăng Long, nhân dân làm nghề nông, trồng lúa, rau quả, buôn bán cung cấp cho kinh thành.
- Quy mô phát triển của Thăng Long ngày càng mở rộng, các làng mạc rìa kinh thành dần dần bị thành thị hoá và thu hút vào thành phố..
- Trong quá trình mở rộng như vậy, nhất là vài thập kỷ gần đây, phạm vi của vùng văn hoá này bao giờ cũng lấy tâm điểm là nội thành và các xã ven nội.
- Các vùng Gia Lâm, Đông Anh và xa hơn là Ba Vì, Sóc Sơn, tuy ngày nay nằm trong thành phố Hà Nội, nhưng xét về phương diện văn hoá, nó mang tính chuyển tiếp giữa vùng Đất Tổ - Vĩnh Phúc, Kinh Bắc với Hà Nội, thì văn hoá không phải là đồng nhất, mà cũng mang những sắc thái địa phương riêng của mình.
- Theo nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Vĩnh Phúc, lãnh thổ Hà Nội ngày nay còn là sự gộp lại của bốn khu vực: a) Thăng Long - Thượng Kinh, tức nội thành, b) một phần Kinh Bắc - Đông Ngàn nay là Đông Anh và Gia Lâm, c) một phần xứ Đoài - Sơn Tây với Từ Liêm, Hoài Đức và d) một phần trấn Sơn Nam Thượng tức là Thanh Trì.
- Mỗi khu vực có những nét văn hoá độc đáo riêng, chẳng hạn xứ Đoài có những ngôi đình nổi tiếng, còn chùa lại là thế mạnh của xứ Đông (chùa Đông, đình Đoài).
- Hay cũng thờ cúng Hai Bà Trưng, nhưng các khu vực Hà Nội vẫn có những khác biệt về ngày kỵ giỗ và các tục hèm.
- Bởi vậy, khi nói tới văn hoá Thăng Long - Hà Nội thì chủ yếu mới đề cập tới văn hoá nội thành xưa cũng như nay..
- Trước nhất, Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất lịch sử với các di tích, các danh thắng, các đền đài, chùa tháp.
- Thăng Long - Hà Nội còn có những phường nghề và làng nghề thủ công truyền thống, vừa là nguồn thu hút lao động thị dân, vừa đáp ứng những nhu cầu thị trường đô thị.
- Cách tổ chức phố phường này đã khiến một ký giả ngoại quốc mô tả các phố Hà Nội theo mặt hàng và màu sắc của nó: Mỗi mặt hàng đều có một phố riêng, ở phố Bát Sứ tất cả đều xanh, phố Bát Đàn đều đỏ, phố Hàng Đồng lấp lánh vàng chói, phố Hàng Thêu và Hàng Tranh, tức Hàng Trống màu sắc sặc sỡ....
- Các nghề thủ công nổi tiếng của Hà Nội là tranh Hàng Trống, tranh đỏ Kim Hoàng (tranh Tết), gốm Bát Tràng, giấy dó Bưởi, các làng dệt tơ tằm như Bưởi, Đại Mỗ, Vạn Phúc.
- Làm nên nét đẹp Thăng Long - Hà Nội không chỉ có nghề làm tranh, mà còn có các làng trồng hoa như Ngọc Hà, Nhật Tân, Tây Hồ.
- Người Thăng Long - Hà Nội không chỉ nổi tiếng là thanh lịch về vốn văn hoá tinh thần, mà còn vì cách ăn mặc trang nhã, các món ăn chế biến tinh vi, khéo léo, người ta một lần thưởng thức các món đặc sản ấy thì không bao giờ quên..
- Dân Hà Nội ăn mặc giản dị trong kiểu cách, nền nã trong mầu sắc, tuy nhiên không tự nhiên, xô bồ, mà thể hiện sự lựa chọn của những người có trình độ thẩm mỹ cao.
- Bởi vậy, đã có người nói, dù dân Hà Nội mặc bộ quần áo lao động của giới cần lao, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ phong lưu..
- Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi các món ăn nấu theo kiểu cổ, các món chế biến cao cấp từ những thực phẩm quý hiếm mà còn nổi tiếng bởi các món quà.
- Quà ngon và thói quen hay ăn quà cũng là nếp ăn của người Hà Nội, khiến những người đi xa hay nhớ da diết Hà Nội qua các món quà như phở, bánh cuốn, cháo, xôi, ngô nướng, ngô bung, tiết canh, lòng lợn, mỳ vằn thắn, các loại bún, các loại bánh cốm, bánh đậu xanh.
- Người Hà Nội còn giỏi trong việc tiếp thu và đồng hoá các món ăn ảnh hưởng từ người Trung Quốc, từ người châu Âu và từ đó tạo ra những món ăn ngon có tiếng....
- Nói đến con người Thăng Long - Hà Nội là nói đến con người tứ xứ hội nhập lại, nhưng cũng lại là con người rất Hà Nội.
- Hà Nội đã từ lâu tạo nên cái cốt cách của mình,.
- nhào nặn con người tứ phương thành con người Thăng Long - Hà Nội.
- Nhìn con người Hà Nội.
- Thăng Long - Hà Nội, trung tâm gắn kết và thống nhất văn hoá quốc gia dân tộc.
- Thăng Long - Hà Nội, nơi “tụ thuỷ, tụ nhân, tụ tài”.
- Cổ nhân xưa đã coi đất Thăng Long là nơi “tụ thuỷ” với hai ý nghĩa, ý nghĩa thực đó là Thăng Long - Hà Nội vốn là và nay vẫn là “tứ giác nước” (theo cách nói của cố GS Trần Quốc Vượng) đầu mối giao thông, nhất là trong xã hội cổ truyền đó là nơi hợp lưu giữa sông Hồng, sông Đuống và các chi lưu, đầu mối giao thông đường thuỷ.
- Theo những hiểu biết hiện nay, Thăng Long thủa sơ khai chỉ là một hay một cụm làng cổ của người Việt sinh sống ven sông.
- Hiện tại, chưa ai có thể thống kê được nguyên quán của những người dân Hà Nội, nhưng rõ ràng, ngoài cư dân từ tứ trấn nội kinh, như Kinh Bắc (xứ Bắc), Sơn Nam (xứ Nam), Sơn Tây (xứ Đoài) và Hải Đông (xứ Đông), thì cư dân từ Thanh Nghệ Tĩnh đến Hà Nội định cư càng ngày càng đông, vào các thời kỳ lịch sử khác nhau, đặc biệt là thời thuộc Pháp và từ sau hoà bình lập lại năm 1954.
- Ví dụ, các phường nghề và phố nghề thủ công của Hà Nội hình thành 61 phường từ thời Trần và sau này định hình thành 36 phố phường từ thời Lê, về cơ bản đều từ các làng nghề ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ di cư vào, mà nay giữa họ và các làng gốc vẫn còn giữ mối quan hệ gắn bó, như giữa phường đúc đồng Ngũ Xã với làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh), giữa phố kim hoàn Hàng Bạc với làng nghề chạm bạc Đồng Sâm (Thái Bình), giữa phố Hàng Sắt với làng rèn Đa Sỹ (Hà Đông)… Sau hoà bình lập lại 1954, Chính phủ tiếp quản Thủ đô, hàng loạt các cán bộ, bộ đội, học sinh, trí thức mới, công nhân về Hà Nội, trong đó đa phần là người gốc Thanh Nghệ Tĩnh cũng đã làm thay đổi đáng kể thành phần cư dân của Hà Nội..
- Người tứ xứ đổ về làm xáo trộn thành phần cư dân của Thăng Long - Hà Nội, từ đó dẫn đến hậu quả là các nhóm cư dân này mang về Thủ đô những sắc thái văn hoá đa dạng từ nhiều vùng miền khác nhau, mặt khác, bản thân con người và các sắc thái văn hoá cũng phải thay đổi để thích ứng với văn hoá của Hà Nội..
- Môi trường Thăng Long - Hà Nội, với những điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá nhất định, đặc biệt là thông qua hệ thống giáo dục, tổ chức các khoa thi hàng năm để triều đình chọn nhân tài đã khiến cho Thăng Long và sau này Huế là nơi đào luyện nhân tài.
- Nhân tài Thăng Long - Hà Nội là những nhân tài đa diện, mà ở một địa phương nào đó hiếm khi có được.
- Nếu kể tới những danh nhân mang nhiều cá tính Hà Nội và cũng là góp phần nhiều nhất tạo nên văn hiến Thăng Long - Hà Nội, thì có thể kể tên: Lý Ông Trọng, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Hàn Thuyên, Trịnh Trọng Từ, Phạm Bân, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Huy Lượng, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát.
- Từ đó đến năm 1945, khi vương triều Nguyễn sụp đổ, nhà nước quân chủ chuyên chế bị thay thế bằng chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, kinh đô của các triều đại quân chủ trải qua 3 lần thay đổi: từ Hoa Lư đến Thăng Long, rồi Phú Xuân - Huế, rồi trở lại Thăng Long - Hà Nội, trong đó Thăng Long - Hà Nội lâu dài nhất (trên 800 năm).
- Có thể nói, tất cả những cái gì mà tiền nhân đạt được ở Kinh đô Hoa Lư đều được kết nối thành công ở Kinh đô Thăng Long..
- Về phương diện văn hoá, mặc dù khoảng 150 năm Thăng Long không còn là Kinh đô của nhà nước quân chủ, nhưng văn hoá Thăng Long vẫn là một suối nguồn âm thầm tuôn chảy và tiếp tục nuôi dưỡng và tạo động lực cho nền văn hoá Phú Xuân - Huế.
- Nói cách khác, nền văn hoá Phú Xuân - Huế thời nhà Nguyễn không những không phủ định mà còn tiếp nối văn hoá Thăng Long và phát triển vươn tới đỉnh cao của văn hoá truyền thống Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX, trước khi bước vào quá trình hiện đại hoá..
- Tâm thức “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
- Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long..
- Đây chính là sự gắn kết vô hình, nhưng lại vô cùng bền chắc, tạo nên sự thống nhất của văn hoá và con người Việt Nam cùng hướng về một cội..
- Hà Nội với tư cách là trung tâm văn hoá và quyền lực chính trị, biểu tượng cho sự thống nhất văn hoá Việt Nam hiện đại.
- Vẫn biết rằng văn hoá về bản chất là đa dạng, nhưng như đã nói ở trên, lịch sử đã trao cho Hà Nội một vị thế có một không hai, đó là Hà Nội vừa là trung tâm văn hoá, vừa là trung tâm quyền lực chính trị, nên cho dù văn hoá là quá trình tự nhiên, nhưng không khỏi không có sự áp đặt, bởi vậy văn hoá Hà Nội bên cạnh cái đặc thù, nét riêng tư, mà lâu nay người ta thường gọi là bản sắc thì không khỏi không có cái tư cách “thay mặt” cho cả khối.
- thống nhất của văn hoá Việt Nam..
- Nói tới diện mạo văn hoá mới Việt Nam mà hiện tại chúng ta đã và đang xây dựng, không thể không nói tới những thành tố cơ bản tạo nên chúng.
- Trước nhất, trong một nền văn hoá, thế giới quan, hệ tư tưởng là một trong những thành tố cơ bản, là xương sống, từ đó tác động tới mọi thành tố khác, tới diện mạo và sắc thái của văn hoá.
- Chúng ta đã từng nói tới ý thức hệ Phật giáo, nhất là Nho giáo đã tác động như thế nào tới văn hoá Việt Nam thời phong kiến tự chủ.
- Ngày nay, với sự thống trị tuyệt đối của thế giới quan và hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta, nó đã và đang chi phối mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá.
- Một nền văn hoá Việt Nam mới với tính chất dân tộc và hiện đại chính là thể hiện vai trò định tính của ý thức hệ Mácxít đối với nền văn hoá mà chúng ta đã và đang xây dựng.
- Vai trò quyết định này của hệ tư tưởng mới không chỉ tác động tới văn hoá của một bộ phận cư dân, dân tộc nào, mà ở những mức độ khác nhau nó đã và đang chi phối đời sống văn hoá mọi nơi, mọi dân tộc.
- Cái đẹp, thẩm mỹ của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá được hình thành qua trường kỳ lịch sử, nhưng nó cũng luôn đổi mới và mang tính thời đại.
- Giá trị thẩm mỹ, tiêu chuẩn cái đẹp luôn đặt trong mọi lĩnh vực, từ ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, nói năng, nền văn hoá mới ngày nay, cái đẹp - thẩm mỹ đều có giá trị chuẩn mực chung nhưng những biểu hiện của nó hoàn toàn không phải là nhất loạt ở mọi lớp người, địa phương hay dân tộc, mà nó biểu hiện ra thành muôn vàn sắc thái ứng xử của dân tộc, của từng cá nhân..
- Lối sống, nếp sống là trung tâm, là biểu hiện quan trọng nhất của mỗi nền văn hoá.
- không ai lại nghĩ rằng cần phải có nếp sống chung cho mọi dân tộc và điều đó cũng không thể làm được, thậm chí là điều phản tiến bộ, phản văn hoá.
- Đó là cái thước đo, cái chuẩn mực định tính cho việc kế thừa những giá trị nếp sống cổ truyền, cho việc xây dựng nếp sống mới, nền văn hoá mới..
- Khoa học, giáo dục cũng là một thành tố quan trọng của mỗi nền văn hoá.
- Ở mỗi thời đại, tuỳ theo hệ tư tưởng, giai cấp thống trị xã hội sử dụng hệ thống khoa học và giáo dục để thiết lập và khẳng định cho hệ tư tưởng, dùng nó như là công cụ để thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của mình.
- Đối với nền giáo dục và khoa học nước ta, nhất là đối với các dân tộc, đây là nhân tố mới, mang tính phổ quát, do vậy nó là nhân tố mang tính chung, tạo nên diện mạo chung của khoa học và giáo dục trong nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa.
- Nó là phương tiện quan trọng bậc nhất trong việc san bằng trình độ chênh lệch của dân tộc, tạo nên sự giao lưu, ảnh hưởng, sự thống nhất của nền văn hoá mới.
- Ở đây khoa học, giáo dục với tư cách là một thành tố văn hoá, vừa đóng vai trò như là động lực hình thành, phát triển nền văn hoá, lại vừa là biểu hiện tính chung, tính thống nhất cao của mỗi nền văn hoá..
- vai trò của ngôn ngữ và chữ viết hết sức quan trọng, nó như là phương tiện thúc đẩy sự thống nhất, giao lưu mạnh mẽ giữa các vùng, các dân tộc, vừa là biểu hiện cao, là thành tựu của mỗi nền văn hoá.
- Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử nước ta, tiếng phổ thông, chữ phổ thông đang đóng vai trò là phương tiện giao tiếp rộng rãi văn hoá giữa các dân tộc như hiện nay.
- Có thể nói, nếu không có tiếng phổ thông và chữ phổ thông thì sẽ không có nền văn hoá Việt Nam.
- thì việc vừa phát huy chữ viết riêng dân tộc và phổ biến sâu rộng chữ phổ thông, hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy phát triển nền văn hoá dân tộc..
- Như vậy, xét trên bình diện các thành tố cấu thành văn hoá, kế thừa những nhân tố chung đã hình thành trong lịch sử, trong điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế mới, một nền văn hoá Việt Nam đã và đang hình thành trong khuôn khổ quốc gia dân tộc Việt Nam10..
- Vậy cái lôgic lịch sử đó là gì? Xin thưa, đó chính là sự thống nhất ý thức văn hoá dân tộc, mà trong sự thống nhất ấy, các trung tâm (văn hoá và quyền lực), mà Thăng Long - Hà.
- Việt”, tạp chí Dân tộc học, số 1/1972.
- Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, chủ quyền quốc gia Việt Nam bị mất, thì Hà Nội vẫn được người Pháp chọn là trung tâm quyền lực không chỉ của Việt Nam mà còn của toàn Đông Dương thuộc Pháp..
- Ngô Đức Thịnh, Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1993, NXB Trẻ, 2004.
- Ngô Đức Thịnh, “Lý thuyết “Trung tâm và ngoại vi” trong nghiên cứu không gian văn hoá”, tạp chí Văn hoá dân gian.
- Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, NXB Hà Nội, 1987.
- 10 Ngô Đức Thịnh, Văn hoá, văn hoá tộc người, văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006, tr.601.