« Home « Kết quả tìm kiếm

THĂNG LONG – HÀ NỘI TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG VÀ KHÁT VỌNG HOÀ BÌNH


Tóm tắt Xem thử

- Không biết từ bao giờ và do ai, câu nói "Thăng Long phi chiến địa".
- Đấy là khát vọng hòa bình thì ai cũng dễ chấp nhận nhưng liên quan đến thực tế nhiều phen khói lửa của đất kinh kỳ và truyền thống anh hùng của Thăng Long - Hà Nội như thế nào? Tôi thử lý giải vấn đề này trên cơ sở phân tích những trang sử chống ngoại xâm hào hùng của mảnh đất nghìn năm văn hiến này với những nét đặc thù trong lịch sử chống ngoại xâm và tư tưởng, nghệ thuật quân sự, trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam..
- Trước hết thử kiểm tra lại sử sách, xem Thăng Long có "phi chiến địa".
- Từ thời tiền Thăng Long trên vùng đất này đã diễn ra không ít chiến trận.
- Vùng đất Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, văn hóa của nước Âu Lạc với di sản kinh thành Cổ Loa vừa có di tích ba lớp thành trên mặt đất, vừa bảo tồn một kho tàng di tích cực kỳ phong phú trong lòng đất mà khảo cổ học đã từng bước phát lộ.
- Vào cuối đời An Dương Vương, kinh thành Cổ Loa đã chứng kiến sự thất bại bi thảm của kháng chiến chống Triệu..
- Rồi trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Hà Nội là trung tâm sôi sục nhất của các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống Bắc thuộc.
- Giữa thế kỷ VI, khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, lập nước Vạn Xuân, dựng chùa Khai Quốc, đài Vạn Xuân, thành gỗ cửa sông Tô Lịch trên vùng trung tâm Hà Nội.
- tấn công giải phóng phủ thành An Nam đô hộ ở vùng trung tâm Hà Nội và giữ chính quyền được 7 năm.
- Đầu thế kỷ X, Khúc Thừa Dụ chiếm phủ thành, giành lại chủ quyền, rồi Dương Đình Nghệ tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, giải phóng phủ thành An Nam..
- Cuộc kháng chiến chống Tống với thế mạnh của nhà Lý và tư tưởng quân sự rất kiên quyết, chủ động của Lý Thường Kiệt, phòng tuyến Như Nguyệt đã chặn đứng bước tiến của quân xâm lược Tống, giam chân chúng ở bờ bắc và đánh bại ở đấy..
- Nhờ đó kinh thành Thăng Long được bảo vệ an toàn 1.
- Thế kỷ XIII, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ và nhà Nguyên, ba lần triều đình và quân đội phải rút khỏi kinh thành.
- Đất kinh sư đã bị quân địch chiếm đóng và tàn phá, nhưng chỉ là tòa thành trống không, nhân dân theo lời kêu gọi của nhà Trần đã cất dấu hay tự tay hủy hoại lương thực và đi kháng chiến.
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, cuộc phản công chiến lược giải phóng kinh thành xẩy ra tại bến cảng quân sự Đông Bộ Đầu bên bờ sông Nhị đầu năm 1258.
- Cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công đập tan hệ thống phong ngự phía nam kinh thành với các trận Hàm Tử, Chương Dương Dương, Tây Kết và tự chúng phải rút lui để bị đánh bại ở Vạn Kiếp (Hải Dương).
- Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba năm sau một thời gian chiếm đóng kinh thành và tự thấy sắp bị quân Trần phản công, quân Nguyên rút về Vạn Kiếp rồi chia hai đường thủy bộ rút về nước.
- Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khói lửa chiến tranh đã trùm lên kinh thành và một trận quyết chiến chiến lược đã diễn ra trên đất Thăng Long 2.
- Đầu thế kỷ XV, cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại, dẫn đến 20 năm Minh thuộc.
- Một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, vô cùng gian nan, nhưng kinh thành được giải phóng một cách hòa binh như Nguyễn Trãi nói:.
- Cuối thế kỷ XVIII, trong kháng chiến chống Thanh, cuối năm 1788 quân địch đã chiếm được thành Thăng Long.
- Trận quyết chiến Ngọc Hồi -Đống Đa đã xẩy ra tại phía nam và tây nam thành Thăng Long 4.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, thành Hà Nội đã hai lần thất thủ năm 1783 và 1782 cùng với sự hi sinh tuẫn tiết của hai tướng giữ thành là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu 5 .
- Trong thời Pháp thuộc, Hà Nội là thủ phủ của Bắc Kỳ và của Đông Dương thuộc Pháp.
- Hà Nội đã chuyển mình theo hướng đô thị hoá phương Tây, là một trung tâm nhạy bén trong tiếp thu nhiều tư tưởng, nhiều ảnh hưởng của văn minh phương Tây và cũng là trung tâm sôi động của phong trào yêu nước và cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
- Đó là một cuộc cách mạng không đổ máu, nhưng sau đó, Hà Nội đã đứng lên trong cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong 60 ngày đêm, mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng chiến công vang dội của trận quyết chiến Điện Biên Phủ và thủ đô Hà Nội được giải phóng bằng cuộc tiếp quản hòa bình ngày .
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tiền tuyến lớn là miền Nam và miền Bắc là hậu phương lớn.
- Nhưng trong cuộc chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của Mỹ, thì Hà Nội cũng trực tiếp chia lửa với cả nước và một trận quyết chiến đã diễn ra trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972.
- Điểm lại trên những nét lớn, trong nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, Việt Nam đã phải thực hiện 12 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trong đó có 2 cuộc kháng chiến thất bại là kháng chiến chống Minh dẫn đến thời Minh thuộc 20 năm và chống Pháp dẫn đến thời Pháp thuộc 60 năm .
- Trong 12 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, có đến 8 cuộc kháng chiến mà chiến trận đã lan đến Thăng Long-Hà Nội, tức chỉ trừ cuộc kháng chiến chống Tống cuộc kháng chiến chống Xiêm 1784-1785 và hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía tây nam và phía bắc năm 1979.
- Trong hai thời kỳ bị nước ngoài đô hộ, thời Minh thuộc kết thúc bằng Hội thề buộc quân Minh phải rút quân diễn ra tại phía nam thành Đông Quan (Hà Nội) và thời Pháp thuộc cũng kết thúc bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 trên đất Hà Nội..
- Hơn thế nữa, trong 8 cuộc kháng chiến diễn ra trên đất kinh thành thì Thăng Long- Hà Nội là địa bàn của ba trận quyết chiến chiến lược giữ vai trò định đoạt trên chiến trường.
- Như thế rõ ràng không phải "Thăng Long phi chiến địa", mà ngược lại, Thăng Long - Hà Nội đã nhiều phen chiến trận.
- Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Thăng Long - Hà Nội đã chia lửa với cả nước, đã góp phần cùng cả nước đánh thắng quân xâm lược, đã viết nên những trang sử hào hùng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc.
- Lịch sử Thăng Long- Hà Nội còn vang vọng mãi lời thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư".
- Lịch sử Thăng Long - Hà Nội còn in mãi hình tượng của những anh hùng dân tộc tiêu biểu cho ý chí và trí tuệ của dân tộc có công trạng bảo vệ và giải phóng thủ đô như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh..
- Truyền thống anh hùng cùng với hào khí Thăng Long là một di sản vô giá cùng với truyền thống văn hiến tạo nên nội dung và diện mạo lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội..
- Nhưng xem xét về một phương diện khác, câu "Thăng Long phi chiến địa".
- không chỉ là khát vọng mang tính chủ quan, ước mong về hòa bình mà còn là một nội dung của truyền thống và di sản Thăng Long-Hà Nội.
- Thứ nhất là trong lịch sử tồn tại của mình, Việt Nam phải đối phó với nhiều thế lực xâm lăng, phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại.
- Chỉ tính toán chung, từ kháng chiến chống Tần khoảng năm 214-210 tr.CN đến chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, Việt Nam đã phải tiến hành 17 cuộc kháng chiến giữ nước 8 .
- Ngoài 12 cuộc kháng chiến sau khi định đô Thăng Long năm 1010, còn có 5 cuộc kháng chiến thời tiền Thăng Long, trong đó có cuộc kháng chiến chống Triệu năm 179 tr.CN bị thất bại đưa đến thời Bắc thuộc hơn nghìn năm với rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.
- Tính từ kháng chiến chống Tần (214- 210 tr.CN) đến nay, trong hơn 22 thế kỷ, thời gian chống ngoại xâm, bao gồm cả thời gian kháng chiến chống xâm lược và thời gian chống đô hộ nước ngoài, đã chiếm đến 12 thế kỷ 9 , nghĩa là quá nửa thời gian lịch sử.
- Trong lịch sử chống ngoại xâm, Việt Nam là đối tượng của chiến tranh và Việt Nam không có một lợi ích nào do chiến tranh đưa lại.
- hiếu với nước đang nuôi tham vọng xâm lược và khi biết chiến tranh không thể tránh khỏi thì cố gắng trì hoãn chiến tranh.
- Sau cách mạng tháng 8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thực hiện mọi cố gắng để tránh và sau đó để trì hoãn cuộc chiến tranh với Pháp.
- Đấy là một phương diện biểu thị khát vọng hòa bình để cố tránh chiến tranh khốc liệt với nước đi xâm lược..
- Khi chiến tranh đã xẩy ra thì hình thái chiến tranh là Việt Nam phải huy động sức mạnh của cả nước, cả dân tộc, trước hết là sức mạnh của tinh thần yêu nước, sức mạnh của đoàn kết dân tộc, để đánh thắng quân xâm lược trên đất nước của mình.
- Một nội dung hết sức quan trọng trong tư tưởng quân sự Việt Nam là trên cơ sở dành thắng lợi quyết định trên chiến trường, kết thúc chiến tranh bằng các giải pháp chính trị, ngoại giao để sớm lập lại quan hệ hòa hiếu với nước đi xâm lược.
- Điều đó lặp lại nhiều lần như một qui luật trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam và sớm được những nhà lãnh đạo chiến tranh trù liệu và tổng kết một cách sâu sắc.
- Trong khởi nghĩa Lam Sơn, sau khi tiêu diệt viện binh, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của nhà Minh, Lê Lợi cho vây hãm thành Đông Quan buộc quân Minh hội thề, rút quân về nước.
- Lê Lợi nói rõ chủ trương đó: "tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt chiến tranh cho đời sau".
- Sau chiến tranh, Nguyễn Trãi tổng kết cách kết thúc chiến tranh này trong bài phú Núi Chí Linh:.
- Sửa hòa hiếu cho hai nước, Tắt muôn đời chiến tranh..
- Trong kháng chiến chống Thanh, ngay sau khi tập kết đại quân ở Tam Điệp và trước khi xuất quân đại phá quân Thanh ở Thăng Long, Quang Trung Nguyễn Huệ đã trù liệu việc bang giao: "Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh.
- Sau khi chiến tranh kết thúc, Quang Trung đã giao phó công việc bang giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và chỉ nửa năm sau, sứ bộ Tây Sơn đã được triều đình nhà Thanh đón tiếp đón trọng thể tại kinh thành Bắc Kinh.
- Trong chiến tranh đã tính đến việc kết thúc chiến tranh và bang giao, sau chiến tranh cố gắng sớm lập lại quan hệ hoà hiếu.
- Chủ trương hòa hiếu là một chiến lược nằm trong tư tưởng quân sự Việt Nam, trong yêu cầu kết thúc chiến tranh và là một biểu hiện của tinh thần hòa bình..
- Một sơ sở quan trọng nữa của khát vọng hòa bình nằm trong đạo lý nhân văn của dân tộc Việt Nam mà kinh thành là nơi biểu thị rõ ràng và trực tiếp nhất vì đây là nơi đầu não chỉ đạo việc kết thúc chiến tranh và xử lý quan hệ với quân xâm lược và nước đi xâm lược..
- Nguyễn Trãi là người kiên trì chủ trương kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao để tạo lập một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước.
- Có lẽ trong lịch sử chiến tranh ít có trường hợp kết thúc chiến tranh bằng những ứng xử bao dung đầy tính nhân văn như vậy mà Nguyễn Trãi đã tổng kết trong Bình Ngô đại cáo:.
- Trong kháng chiến chống Thanh, Quang Trung nói rõ, khi hai bên đánh nhau, việc chém giết không tránh khỏi và đó là trách nhiệm của kẻ gây chiến.
- Khát vọng hòa bình là ước mong, là mục tiêu trong kết thúc chiến tranh, là chiến lược bang giao với lân bang, là ứng xử trong đạo lý nhân văn đối với con người, của dân tộc Việt Nam biểu thị tập trung và tiểu biểu trong lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội..
- Anh hùng và khát vọng hòa bình không chỉ diễn ra và được chứng thực qua lịch sử của Thăng Long - Hà Nội mà còn được đúc kết và biểu thị trong hai biểu tượng rất đặc trưng trên đất Thăng Long - Hà Nội.
- Trong huyền thoại thời dựng nước, Hà Nội là quê hương và nơi xuất quân của người anh hùng làng Gióng phá giặc Ân mà dấu tích vật thể còn lại là đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và nơi người anh hùng bay lên trời là đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cùng sự tích còn in đậm trong lễ hội Thánh Gióng tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng 4 theo lịch trăng.
- Nhà thơ Hà Nội thế kỷ XIX là Cao Bá Quát đã ngợi ca khí thế xung thiên của Cậu bé anh hùng:.
- Thánh Gióng đã đi vào ký ức của nhân dân như một biểu tượng anh hùng vừa kỳ vỹ, vừa dung dị của Hà Nội và của cả dân tộc Việt Nam.
- Câu chuyện nửa thực nửa ảo, nhưng chứa đựng trong đó một triết lý trường tồn của đất nước gắn liền với khát vọng hoà bình, coi chiến tranh là vạn bất đắc dĩ, hòa bình mới là mãi mãi, là cứu cánh, là mục tiêu, là khát vọng của cuộc sống của con người Thăng Long - Hà Nội và của dân tộc Việt Nam..
- Hai biểu trượng bề ngoài có vẽ đối lập nhưng là biểu thị hai nội dung cơ bản của lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội: anh hùng bất khuất trong chiến đấu, hòa bình trong cuộc sống và nền văn hiến muôn thuở..
- 2 Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, Bản in lần thứ 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975..
- 3 Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Khởi nghĩa Lam Sơn, Bản in lần thứ tư, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005..
- 4 Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Bản in lần thư ba, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004, Chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa, tr.
- 5 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, Hà Nội 2010..
- Lê Đình Sỹ (chủ biên), Thăng Long-Hà Nội, những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nxb Hà Nội 2010..
- 6 12 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời kỳ từ 1010 đến nay là:.
- Kháng chiến chống Tống .
- Kháng chiến chống Mông Cổ (1258) 3.
- Kháng chiến chống Nguyên (1285) 4.
- Kháng chiến chống Nguyên .
- Kháng chiến chống Minh .
- Kháng chiến chống Xiêm .
- Kháng chiến chống Thanh .
- Kháng chiến chống Pháp .
- Kháng chiến chống Mỹ .
- Chiến tranh biên giới phía Tây-Nam (1979) 12.
- Chiến tranh biên giới phía Bắc (1979)..
- 7 Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập, trong Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, T.
- 8 Ngoài 12 cuộc kháng chiến trong thời nghìn năm Thăng Long-Hà Nội (1010 đến nay) đã liệt kê ở trên, còn thêm 5 cuộc kháng chiến thời tiền Thăng Long:.
- Kháng chiến chống Tần (khoảng 214-210 tr.CN) 2.
- Kháng chiến chống Triệu (179 tr.CN).
- Kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất .
- Kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai (938) 5.
- Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980-981).
- Trong 5 cuộc kháng chiến trên, cuộc kháng chiến chống Triệu thất bại đưa đến thời kỳ thuộc Triệu rồi từ 111 tr.CN thuộc Hán, thường gọi chung là thời Bắc thuộc hơn nghìn năm..
- Thời gian kháng chiến, nhiều cuộc kháng chiến chỉ trong mấy tháng, nhưng cũng có cuộc kháng chiến kéo dài trên dưới mười năm cho đến vài chục năm như kháng chiến chống Tần 6 năm (214-210 tr.CN), kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX kéo dài 25 năm kháng chiến chống Pháp sau cách mạng tháng 8-1945 kéo dài 9 năm kháng chiến chống Mỹ 21 năm cộng lại 36 năm năm.
- 11 Hoàng Lê nhất thống chí, trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Bản dịch Nxb Thế giới, Hà Nội 1997, T.
- Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, trong Lê Quý Đôn toàn tập, Bản dịch, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1977, T.III, tr.70..
- 16 Ngô Thì Nhậm, Phối thuộc nội địa hàng binh chiếu, trong Ngô gia văn phái, Hàn các anh hoa, xem Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1978, Q.II, tr.
- VIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002, tr