« Home « Kết quả tìm kiếm

THÀNH PHẦN HÓA HỌC BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH


Tóm tắt Xem thử

- THÀNH PHẦN HÓA HỌC BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH.
- Nghiên cứu này nhằm xác định các loại thuốc, hóa chất được sử dụng trong nuôi cá tra và thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh.
- Hầu hết các loại thuốc, hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi đều là các chất hữu cơ ở dạng hòa tan, ít có khả năng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của bùn đáy ao.
- Hàm lượng chất hữu cơ, TN và TP trong bùn đáy ao cá tra khá cao, hàm lượng yếu tố đa, vi lượng ở mức trung bình và hàm kim loại nặng rất thấp.
- Có thể dùng bùn đáy ao nuôi cá tra làm phân bón cho cây trồng..
- Từ khóa: thành phần hóa học, bùn, cá tra.
- Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Do hàm lượng dinh dưỡng trong bùn cũng khá cao, hàm lượng hữu cơ chiếm khoảng Cao Văn Thích, 2008), TN (đạm tổng số) chiếm khoảng 0,5%.
- Với giả thiết đó, nghiên cứu: “Thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh” được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc tái chế bùn thành sản phẩm phân bón sử dụng cho nông nghiệp đồng góp phần làm giảm lượng chất thải, bảo vệ môi trường..
- Xác định thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra được tiến hành ở xã An Nhơn..
- Thu thập các thông tin về sử dụng thuốc hóa chất nhằm giúp dự đoán và lý giải sự tích lũy độc chất kim loại nặng trong bùn đáy ao nuôi cá tra..
- 2.2.2 Xác định thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra.
- Các chỉ tiêu phân tích gồm: pH, EC, chất hữu cơ, tổng đạm số (TN), tổng lân số (TP) và hàm lượng tổng số của các kim loại như: Ca, Mg, Cu, Mn, Zn, Fe, Mo, Cd, Pb, Cr, Ni.
- Nhìn chung, hầu hết các loại hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi đều là các chất hữu cơ ở dạng hòa tan, ít có khả năng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của bùn đáy ao.
- Trong các loại hóa chất, kháng sinh có vài loại muối vô cơ có thể gây tích lũy kim loại trong đất như CuSO 4 , KMnO 4 và zeolite nhưng hàm lượng sử dụng tương đối thấp nên cũng ít có thể làm thay đổi thành phần của bùn đáy ao nuôi cá tra..
- 3.2 Thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra.
- Kết quả phân tích thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra được trình bày qua bảng 4..
- Bảng 4: Thành phần hóa học của bùn đáy ao nuôi cá tra.
- Giá trị pH trung bình của bùn đáy 3 ao nuôi là pH của bùn có xu hướng tăng lên vào cuối vụ nuôi.
- 3.2.2 Độ dẫn điện (EC) của bùn đáy.
- Vì vậy, độ dẫn điện trong bùn đáy ao cá tra ở mức thấp so độ dẫn điện của hầu hết các loại đất ở khu vực..
- 3.2.3 Hàm lượng chất hữu cơ (CHC) của bùn đáy.
- Kết quả phân tích CHC trung bình ở 3 ao nuôi là .
- ao 3 có hàm lượng CHC cao nhất (8,25%) so với 2 ao còn lại.
- Theo Lê Bảo Ngọc (2004), hàm lượng CHC trung bình trong bùn đáy ao cá tra nuôi ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là 12,17%, có thể sự khác biệt về loại thức ăn và chế độ xử lý nền đáy ao đã dẫn đến kết quả khác biệt về hàm lượng CHC trong bùn giữa hai nghiên cứu.
- Dựa vào chỉ tiêu đánh giá chất hữu cơ thì thành phần chất hữu cơ trong bùn đáy ao nuôi cá tra thuộc loại khá giàu đến giàu CHC.
- Vì vậy, việc sử dụng bùn đáy ao cá tra làm phân bón sẽ rất tốt với cây trồng, do trong bùn có chứa hàm lượng hữu cơ cao..
- 3.2.4 Hàm lượng đạm tổng số (TN) của bùn đáy.
- Hàm lượng TN trung bình trong 3 ao nuôi là .
- hàm lượng TP ở ao 3 tương đối cao hơn so với ao 1 và ao 2.
- Thành phần đất ở nước ta, có hàm lượng đạm từ 0,1-0,2% (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000) so với hàm lượng đạm trong đất thì hàm lượng đạm trong bùn đáy ao nuôi cá tra cao hơn.
- Tuy nhiên, hàm lượng đạm trong bùn thấp hơn hàm lượng đạm trong phân gia súc, phân bò chứa 0,341% N là và phân lợn chứa 0,669% N (Lê Văn Căn, 1978)..
- 3.2.5 Hàm lượng lân tổng số (TP) của bùn đáy.
- Hàm lượng TP trung bình trong 3 ao nuôi là .
- hàm lượng TP có khuynh hướng tăng về cuối vụ nuôi và cao nhất ở ao 3.
- Theo Hội Khoa học đất (2000) đất phù sa hệ thống sông Cửu Long có tỉ lệ TP là thấp hơn nhiều so với hàm lượng TP trong bùn đáy ao.
- Kết quả nghiên cứu của Seo và Boyd (2001), hàm lượng TP tỏng bùn đáy trong ao nuôi cá da trơn Ictalurus punctatus tại Alabama, Hoa Kỳ có hàm lượng TP dao động trong khoảng 0,05-0,17%.
- 3.2.6 Hàm lượng K trong bùn đáy.
- Hàm lượng K trung bình trong bùn đáy ao nuôi cá tra là 61,38 mg/kg mg/kg).
- Như vậy, hàm lượng K trong bùn đáy ao nuôi cá tra hầu như tương đối thấp so với hàm lượng K trong đất ở ĐBSCL..
- 3.2.7 Hàm lượng Ca của bùn đáy.
- Hàm lượng Ca trung bình ở 3 ao nuôi 1119,1 mg/kg mg/kg), bùn ở ao 3 có hàm lượng Ca cao hơn so với ao 1 và ao 2.
- Một số kết quả phân tích hàm lượng Ca trung bình trong đất ở ĐBSCL là 888 mg/kg.
- Hàm lượng Ca trong bùn đáy ao nuôi cá tra hơi cao hơn so với hàm lượng Ca trung bình của đất ở ĐBSCL..
- Đặc biệt ao 3 có hàm lượng Ca rất cao, đạt 1975 mg/kg, trường hợp này do hộ nuôi đã dùng nhiều vôi khi cải tạo và trong quá trình nuôi..
- 3.2.8 Hàm lượng Mg của bùn đáy ao.
- Hàm lượng Mg trung bình ở 3 ao nuôi là 352,9 mg/kg mg/kg).
- So với thành phần đất ở ĐBSCL thì hàm lượng Mg trong bùn đáy ao nằm ở mức thấp, có thể đất phù sa ven sông có hàm lượng Mg thấp, Mg hầu như không được bổ sung.
- Do, đó cần bổ sung thêm Mg vào bùn đáy ao khi sử dụng làm phân bón cho cây trồng..
- 3.2.9 Hàm lượng Mn trong bùn đáy ao.
- Hàm lượng Mn trung bình trong 3 ao nuôi là 243,2 mg/kg mg/kg)..
- Theo Hội khoa học đất Việt Nam (2000) hàm lượng Mn <10 mg/kg ở đất bạc màu, đất phù sa chua, đất phèn.
- Hàm lượng Mn trong bùn ao cao gấp nhiều lần so với đất bạc màu và đất phù sa.
- Kết quả này có thể được giải thích người nuôi sử dụng các loại hóa chất để diệt khuẩn, xử lý nước và khử trùng như KMnO4 làm cho hàm lượng Mn trong bùn ao tăng.
- 3.2.10 Hàm lượng Fe trong bùn đáy ao.
- Hàm lượng Fe trung bình của 3 ao nuôi là 9578,8 mg/kg mg/kg)..
- Theo Nguyễn Ngọc Tuấn và Lê Ngọc Chung (2006) thì hàm lượng Fe trong đất trồng cao su ở Đồng Nai biến động trong khoảng mg/kg.
- Như vậy, hàm lượng Fe trong bùn ao nuôi cá tra ở mức trung bình, có thể được sử dụng làm phân bón cho cây trồng..
- 3.2.11 Hàm lượng Mo trong bùn đáy ao nuôi cá tra.
- Hàm lượng Mo trung bình ở 3 ao nuôi là 0,43 mg/kg mg/kg).
- Hàm lượng Mo xuất hiện trong đất phèn là lớn nhất ở đất bạc màu trên phù sa cổ là thấp nhất, hàm lượng Mo thích hợp trong đất từ 0,14-0,39ppm (Ngô Thị Đào và Vũ Thị Liêm, 2005).
- Như vậy, trong bùn đáy ao nuôi cá tra có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng..
- 3.2.12 Hàm lượng Cd trong bùn đáy ao.
- Hàm lượng Cd trung bình ở 3 ao nuôi là 0,02 mg/kg mg/kg).
- Theo QCVN 03:2008/BTNMT thì giới hạn tối đa cho phép về hàm lượng Cd trong đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp là 2,0 mg/kg.
- Trong đất tự nhiên, hàm lượng Cd chiếm bình quân khoảng 0,1 mg/kg (Nunez-Nogueira và Rainbow, 2005).
- Do đó bùn đáy ao nuôi cá tra có hàm lượng rất thấp so với giới hạn qui định và có thể sử dụng tốt cho mục đích nông nghiệp..
- 3.2.13 Hàm lượng Pb trong bùn đáy ao.
- Hàm lượng Pd trung bình ở 3 ao nuôi là 0,03mg/kg mg/kg).
- Hàm lượng này rất thấp so với QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (70 mg/kg).
- Như vậy, đối với hoạt động nuôi cá tra không có sự tích lũy về hàm lượng Pb trong môi trường.
- 3.2.14 Hàm lượng Cr trong bùn đáy ao.
- Hàm lượng Cr trung bình ở 3 ao nuôi là 58,98 mg/kg mg/kg).
- Theo QĐ 36/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hàm lượng Cr trong phân bón hữu cơ phải nhỏ hơn 200 mg/kg.
- Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng Cr ở ao nuôi cá tra thâm canh cao nhất chỉ đạt 88,6 mg/kg.
- 3.2.15 Hàm lượng Ni trong bùn đáy ao.
- Hàm lượng Ni trung bình ở 3 ao nuôi là 23,42 mg/kg mg/kg).
- Theo QĐ 36/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hàm lượng cho phép của Ni trong phân bón hữu cơ là 100 mg/kg.
- Bùn đáy ao nuôi cá tra không bị tích lũy Ni, có thể dùng làm phân bón cho cây trồng..
- 3.2.16 Hàm lượng đồng (Cu) của bùn đáy ao.
- Hàm lượng Cu trung bình trong 3 ao nuôi là 2,54 mg/kg (1,21-3,9 mg/kg).
- Theo Lê Thị Thủy và Phạm Quang Hà (2008) thì đất phù sa sông Hồng có hàm lượng Cu tổng số là 22,6-34,8 mg/kg, Cu dễ tiêu là 9,81-16,4 mg/kg.
- Như vậy, đất bùn đáy ao nuôi cá tra có hàm lượng Cu rất thấp so với đất phù sa sông Hồng mặc dù người nuôi đã sử dụng CuSO 4 để diệt tảo, cải tạo ao.
- So với QCVN 03:2008/BTNMT thì hàm lượng Cu trong bùn thải từ ao nuôi cá tra thấp hơn nhiều.
- Theo qui định trong đất nông nghiệp hàm lượng Cu phải nhỏ hơn 50 mg/kg..
- 3.2.17 Hàm lượng Zn trong bùn đáy ao nuôi cá tra.
- Hàm lượng Zn trung bình ở 3 ao nuôi 19,73 mg/kg mg/kg).
- Theo Lê Thị Thủy và Phạm Quang Hà (2008) thì hàm lượng Zn trong đất thích hợp cho bí xanh và bắp cải là 35,2 mg/kg và hàm lượng Zn gây độc là bí xanh và bắp cải là 119 mg/kg.
- Như vậy, hàm lượng Zn trong bùn đáy ao nuôi cá tra cao nhất chỉ xấp xỉ bằng hàm lượng thích hợp cho cây trồng.
- Đất bùn đáy ao nuôi cá tra cũng có hàm lượng Zn rất thấp so với giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT về hàm lượng Zn cho phép trong đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (200 mg/kg)..
- Tóm lại, hàm lượng của tất cả các yếu tố kim loại nặng trong bùn đáy ao nuôi cá đều ở mức rất thấp so quy định về hàm lượng kim loại nặng đối với đất sử dụng cho nông nghiệp (QCVN 03:2008/BTNMT) và phân hữu cơ (QĐ 36/2007/QĐ- BNN).
- Vì vậy, hàm lượng kim loại nặng trong bùn đáy ao không ảnh hưởng đến việc sử dụng bùn ao làm phân bón..
- Theo quy định của QĐ 36/2007/QĐ-BNN thì phân hữu cơ phải có hàm lượng hữu không thấp hơn 10%, N phải không thấp hơn 3%, ẩm độ không được vượt quá 25% và pH từ 5-7.
- Tương tự, đối với phân hữu cơ khoáng phải có hàm lượng hữu cơ không thấp hơn 10%, N tổng số + P 2 O 5 hữu hiệu + K 2 O hòa tan phải không thấp hơn 8%, ẩm độ không được vượt quá 25% và pH từ 5-7.
- Kết quả phân tích trong nghiên cứu này thì hàm lượng N là 0,25% và P là 0,45% thấp hơn so với quy định, ẩm độ trong bùn ao là rất cao vào thời điểm cuối vụ nuôi là khoảng 44,2%..
- Do đó, cần phải bổ sung chất hữu cơ, khoáng NPK vào bùn đáy ao nuôi cá tra và có biện pháp để làm giảm ẩm độ khi sử dụng làm phân bón..
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bùn đáy ao nuôi cá tra tương đối cao, hàm lượng các kim loại nặng rất thấp so với giới hạn cho phép của QCNV 03:2008/BTNMT và QĐ 36/2007/QQĐ-BNN.
- Có thể tái chế bùn đáy ao làm phân bón cho cây trồng..
- Xác định hàm lượng Fe và Co trong các mẫu đất, mẫu lá, và mẫu mủ cao su tại công ty cao su Đồng Nai.
- Xác định hàm lượng một số nguyên tố vi lượng và đất hiếm trong đất trồng bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê - Hà Tĩnh.