« Home « Kết quả tìm kiếm

THÀNH PHẦN LOÀI CỦA RUỒI THUỘC HỌ SYRPHIDAE (DIPTERA), CHU KỲ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĂN RẦY MỀM (APHIDIDAE, HOMOPTERA) CỦA MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- Ruồi của họ Syrphidae thường thấy xuất hiện trên hoa để hút mật và góp phần làm thụ phấn, còn ấu trùng của chúng có nhiều loài ăn rầy mềm.
- Kết quả điều tra cho thấy có 19 loài thuộc 11 chi, trong đó có 5 loài là thiên địch bắt mồi của rầy mềm (thuộc họ Aphididae), phổ biến nhất là Ischiodon scutellaris (Fabricius), Dideopsis aegrotus (Fabricius) và Paragus crenulatus Thompson.
- Từ khóa: Ruồi ăn rầy mềm, Syrphidae, chu kỳ sinh trưởng, Ischiodon scutellaris, Dideopsis aegrotus, Paragus crenulatus.
- Họ Syrphidae của bộ Diptera gồm các loại ruồi có màu sắc sặc sở giống như con ong, thường xuất hiện trên hoa để ăn mật và giúp cho hoa thụ phấn.
- có nhiều loài mà giai đoạn ấu trùng của chúng ăn rầy mềm, thường thấy hiện diện trong các quần thể của rầy mềm cùng với bọ rùa (Coccinellidae, Coleoptera) và ấu trùng của bọ cánh lưới (Neuroptera), góp phần phòng trị rầy mềm một cách tự nhiên..
- Nhằm đánh giá vai trò này của chúng, đề tài này được thực hiện lần đầu tiên ở trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bằng việc điều tra thành phần loài, đánh giá khả năng ăn rầy mềm và khảo sát chu kỳ sinh trưởng của một số loài phổ biến trong điều kiện phòng thí nghiệm..
- Cách thu mẫu là theo hai đường chéo góc, hoặc theo luống ở cây có nhiều hoa, hoặc cây bị nhiễm rầy mềm.
- Ngoài ra, các điều tra bổ sung trong thời gian sau này cũng đã được thực hiện tại các tỉnh khác trong vùng như Tiền Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh trên các loại cây trồng như cây ăn trái, màu và rau các loại..
- 2.2 Khảo sát chu kỳ sinh trưởng và khả năng ăn rầy mềm của một số loài phổ biến 2.2.1 Khảo sát khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng.
- Ba loài ruồi phổ biến đã được chọn để theo dõi khả năng ăn rầy mềm gồm:.
- Ba loài rầy mềm (rệp cây) thuộc họ Aphididae (Homoptera) được chọn làm con mồi cho dòi là Toxoptera citricidus (trên cam), Aphis craccivira (trên đậu đũa) và Aphis gossypii (trên ớt).
- Mỗi nghiệm thức gồm 4 lần lập lại, mỗi lập lại là một hộp nhựa nhỏ rộng 8 cm x 6 cm sâu, có lót giấy thấm nước cất để giữ ẩm, bên trong đựng một lá hay đọt non chứa khoảng 200 con rầy mềm với một con ấu trùng (dòi) thiên địch khoảng đầu tuổi 3.
- đối chứng không có dòi nhằm mục đích kiểm tra số rầy mềm thật sự bị dòi ăn qua từng thời điểm..
- Quan sát khả năng ăn mồi bằng cách đếm số con rầy mềm còn lại ở các thời điểm 6, 12, 24 và 48 giờ dưới kính lúp cầm tay.
- 2.3 Khảo sát đặc điểm hình thái, tập quán sinh hoạt và thời gian của các giai đoạn sinh trưởng.
- Ruồi là ba loài phổ biến nhất đã được khảo sát khả năng ăn mồi nói trên.
- Dùng kéo cắt lấy phần lá có trứng của thành trùng mới vừa đẻ.
- Quan sát hình dạng, kích thước, màu sắc, và thời gian nở của trứng..
- Giai đoạn ấu trùng.
- Khi trứng nở, tiếp tục nuôi ấu trùng bằng rầy mềm để theo dõi sự lột da và thời gian phát triển của ấu trùng hàng ngày.
- hành đo kích thước, ghi nhận màu sắc và hình dạng cho đến khi ấu trùng hóa nhộng..
- Quan sát cách ấu trùng làm nhộng, ghi nhận hình dạng, kích thước, màu sắc và thời gian của nhộng cho đến khi vũ hóa..
- Giai đoạn thành trùng: Khi nhộng vũ hóa, tiến hành quan sát giới tính, chọn ra 10 cặp, sau đó đem thả mỗi cặp vào một lồng lưới 30 x 30 x 60 cm, có một chậu trồng cây đậu 15 ngày hoặc cây ớt 25 ngày tuổi được chủng rầy mềm (A..
- Các cây đậu hoặc ớt được để trong khay có nước nhằm tránh kiến đến cộng sinh với rầy mềm và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sống và đẻ trứng của ruồi.
- Hàng ngày, tiến hành quan sát tập quán sinh sống, thời gian bắt cặp, đẻ trứng trong suốt thời gian sinh sống của thành trùng.
- Chỉ tiêu theo dõi gồm tuổi thọ, thời gian bắt cặp và trước khi đẻ, và số trứng đẻ của thành trùng..
- Ngoài ra, còn phát hiện một loài ruồi thuộc họ Chamaeyiidae (Diptera) cũng ăn thịt rầy mềm và hiện diện khá phổ biến.
- Đồng thời cũng phát hiện được một loại ong ký sinh ấu trùng của ruồi Syrphidae xuất hiện với mức độ thấp, mà theo Phạm Văn Lầm (2002) là loài Dipzalon laetatorius (Fabr.) hoặc Dipzalon sp.
- đậu đũa… và ấu trùng trên cây bị nhiễm rầy mềm, nhất là đậu đũa, cam quít, ớt và cây tai tượng..
- Loài Paragus crenulatus xuất hiện ở tần xuất cao (19/24 lần), thường thấy thành trùng lẫn ấu trùng trên các quần thể rầy mềm của cỏ hôi, đậu đũa, ớt, cây chó đẻ….
- Loài Dideopsis aegrotus có thành trùng và ấu trùng hiện diện nhiều nhất trên cây cam quít, cỏ hôi, ớt bị nhiễm rầy mềm với mức độ cao, 17/24 lần điều tra..
- Ngoài ra, nhiều loài thuộc chi Episyrphus được quan sát thấy chúng ăn rầy mềm nhưng mật số thấp.
- Mặt khác, có những loài chỉ bắt được thành trùng trên hoa mà không quan sát được ấu trùng của chúng đang ăn rầy mềm, mặc dù tài liệu tham khảo cho biết ấu trùng của chúng cũng ăn rầy mềm, như Mesembrius sp.và Helophilus sp.
- Có một số loài chỉ thu được ấu trùng, lại thường bị ong kí sinh, nên chưa biết được thành trùng..
- Mức độ phổ biến Thành trùng.
- Ấu trùng ăn rầy mềm 2 1..
- Trứng: có màu trắng kem, hình bầu dục dài, đẻ rời rạc trong quần thể rầy mềm.
- Thời gian trung bình để trứng nở là 2,25 ngày (2–3 ngày).
- Ấu trùng: Thời gian phát triển dài khoảng 6-7 ngày qua 3 tuổi với 2 lần lột xác.
- Ấu trùng rất thích ăn rầy mềm kể từ khi mới bắt đầu phá vở vỏ trứng chui ra, nếu gặp con mồi thì lập tức dùng vòi hút cắm vào cơ thể rầy mềm để hút dịch, trong khi một phần thân mình còn nằm trong vỏ.
- Ấu trùng thường di chuyển lên hoặc xuống dưới mặt lá để kiếm mồi..
- Hình 1: Thành trùng, nhộng và ấu trùng của Ischiodon scutellaris.
- Ấu trùng tuổi 1 có màu trắng sửa khi mới nở, sau đó chuyển dần sang màu trắng hơi xanh, có nhiều lông tơ màu trắng.
- Ấu trùng tuổi 2 có màu xanh nhạt hoặc vàng rơm, bắt đầu thấy được các nốt thịt lồi nằm dọc theo hai bên bụng, ở mỗi nốt có 1-2 lông nhỏ.
- Ấu trùng tuổi 2 di chuyển rất nhanh, thường lên hoặc xuống mặt lá để tìm mồi..
- mm) Thời gian (ngày).
- Chiều dài Chiều rộng Trung bình Biến động Trứng Ấu trùng:.
- Thành trùng 20.
- Ấu trùng tuổi 3 phát triển đầy đủ thường có màu màu xanh lục non đến vàng xám, có một sọc màu trắng rất rõ chạy từ đầu cho đến cuối bụng.
- Nhộng: Vào cuối tuổi 3 ấu trùng tìm nơi kín đáo để hóa nhộng.
- sau vài ngày nhộng có màu xanh nhạt hơi vàng và không còn sọc trắng trên cơ thể..
- Trước khi vũ hóa nhộng có màu vàng đến nâu.
- Thời gian nhộng kéo dài khoảng khoảng 6–8 ngày (trung bình là 6,96 ngày), trong khi Quách Thị Ngọ (1996) cho biết thời gian này là 10,3 ngày ở điều kiện 20,5 o C và ẩm độ 69,2%..
- Trưởng thành: Vừa mới vũ hóa có màu nhạt, sau khoảng vài giờ cơ thể có màu rõ nét gồm sọc đen và vàng xen kẻ.
- Thời gian bắt cặp có thể vào mọi lúc trong ngày, thường là vào buổi sáng hoặc trưa, ít khi vào buổi chiều.
- Khảo sát 10 cặp ruồi cho thấy tuổi thọ kéo dài 7–14 ngày khi được nuôi bằng mật ong 10%, ngắn hơn kết quả của Quách Thị Ngọ (1996) cho rằng thành trùng sống khoảng 7–21 ngày..
- Thời gian ủ trứng kéo dài 2–3 ngày nhưng không tính được thời gian cụ thể (Bảng 3 và Hình 2)..
- Ấu trùng: mới nở có màu trắng, sau đó chuyển sang màu nâu hơi đỏ và hai bên mình có sọc màu vàng, cơ thể có nhiều nốt gai thịt lồi, mỗi nốt gai thịt có từ 1- 3 lông cứng dài xếp thành hàng trên lưng và dọc theo hai bên bụng.
- Ấu trùng phát triển đầy đủ có kích thước khoảng 6–7 mm dài và 2–3 mm rộng, thời gian kéo dài khoảng 6-7 ngày, trung bình là 6,85 ngày (Bảng 3).
- Ấu trùng có tập quán ăn rầy mềm giống như loài I.
- Hình 2: Thành trùng, nhộng và ấu trùng của P.
- Thời gian (ngày).
- Ấu trùng .
- Thành trùng (đực:cái) 20 (1:1.
- Lúc mới hóa nhộng có màu nâu vàng hơi xám với nhiều gai nhỏ phía ngoài, phía trước đầu phình to, phía sau tóp nhỏ lại dính chặt vào mặt lá hoặc cành.
- sau đó nhộng dần có màu xám hơi đen hoặc vàng xám trước khi vũ hóa.
- Thời gian nhộng kéo dài khoảng 6-7 ngày, trung bình là 6,88 ngày (Bảng 3)..
- Thành trùng: Thành trùng có kích thước nhỏ, dài 6 mm, sãi cánh rộng 12 mm, cơ thể có màu đen với vệt vàng nhạt trên bụng.
- Chân với đốt đùi có màu đen nằm ở gần đốt háng, sau có màu nâu vàng cho đến vàng nhạt ở đốt chân chày.
- Kết quả theo dõi trong điều kiện nhà lưới cho thấy sau khi vũ hóa 1-2 ngày thì bắt cặp nhưng không thấy đẻ trứng, mặc dù thành trùng vẫn ăn mật.
- scutellaris, với thời gian ủ trứng kéo dài 2–3 ngày (Bảng 4 và Hình 3)..
- Ấu trùng: mới nở có màu trắng sửa, sau đó có màu đen bóng mịn, không có các nốt gai thịt như hai loài I.
- Ấu trùng có kích thước phát triển đầy đủ là 10–12 mm dài và 3,5–4,0 mm rộng, dài khoảng 7–8 ngày (trung bình là 7,18 ngày) (Bảng 4)..
- Ấu trùng có tập quán ăn rầy mềm như loài I.
- scutellaris, thường mang xác rầy mềm trên lưng ở giai đoạn đầu, vào giai đoạn cuối cơ thể có màu trắng đục trước khi hóa nhộng một ngày..
- Bảng 4: Thời gian sinh trưởng của D.
- Nhộng lúc đầu có màu trắng đục, sau đó dần có màu vàng nhạt đến nâu trước vũ hóa, với hai lổ thở màu nâu nhô lên..
- Thời gian nhộng kéo dài khoảng 8-10 ngày, trung bình là 8,91 ngày (Bảng 4), dài nhất so với các loài trên..
- Hình 3: Thành trùng, ấu trùng và nhộng của D.
- Thành trùng: dài 10–12 mm, sãi cánh rộng 22 mm, cơ thể có màu đen với các băng màu vàng xen kẻ trên bụng.
- Cánh trông rất đặc biệt, hơn phân nửa trước cánh có màu khối đen, phía sau trong suốt.
- Hai cặp chân trước có màu vàng, cặp chân sau hoàn toàn màu đen.
- Thành trùng sống được 3–5 ngày thì chết, không thấy bắt cặp và đẻ trứng mặc dù vẫn ăn mật, có lẽ do đặc tính môi trường trong lồng không thích hợp cho thành trùng sinh sống (Bảng 4)..
- 4.2 Khả năng ăn rầy mềm của một số loài quan trọng.
- scutellaris, kết quả trình bày trong Bảng 5 cho thấy ấu trùng ưa thích ăn rầy dưa và rầy cam hơn rầy đậu.
- Bảng 5: Khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng I.
- Tên rầy mềm Tỉ lệ.
- rầy mềm bị ăn vào các thời điểm sau khi thả.
- a Số liệu là trung bình của một con dòi với ước lượng 300 rầy mềm được thả chung trong một hộp nhựa.
- scutellaris nên khả năng ăn rầy cũng tương đương, đạt đến khoảng 200 con rầy (khoảng 30% mật số) sau 48 giờ..
- Bảng 6: Khả năng ăn rầy mềm của ấu trùng P.
- Bảng 7: Khả năng ăn rầy mềm của D.
- Kết quả điều tra về thành phần loài ruồi Syrphidae đã ghi nhận được 19 loài thuộc 11 giống, trong đó các loài ăn rầy mềm phổ biến nhất là Ischiodon scutellaris, Paragus crenulatus và Dideopsis aegrotus.
- Một số loài khác thuộc giống Episyrphus cũng ăn rầy mềm nhưng xuất hiện ở mật số thấp.
- Chỉ có giai đoạn ấu trùng là ăn rầy mềm và con thành trùng đẻ trứng trực tiếp lên quần thể rầy mềm.
- Kết quả khảo sát về khả năng ăn rầy mềm trong điều kiện nhà lưới của ba loài trên cho thấy tất cả đều có khả năng ăn rất cao sau 48 giờ đối với ba loại rầy mềm phổ biến là Aphis gossypii, A.
- crenulatus có khả năng ăn mồi ít hơn so với hai loại trên có lẽ do kích thước nhỏ, nhưng đặc biệt lại tỏ ra ưa thích rầy mềm cam và rầy mềm đậu hơn so với rầy mềm ớt..
- Cần khảo sát tiếp về khả năng ăn mồi và đặc tính sinh học của một số loài ruồi khác để hiểu rõ hơn về vai trò thiên địch của chúng đối với rầy mềm..
- Cần nghiên cứu về tập quán sinh sống của thành trùng để có biện pháp khuyến khích chúng phát triển nhiều trong quần thể cây trồng..
- Nghiên cứu sự tương tác hoặc cạnh tranh về thức ăn với các loài thiên địch khác cùng tấn công rầy mềm và vai trò của kiến cộng sinh đối với thiên địch của rầy mềm.