« Home « Kết quả tìm kiếm

Thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước vùng bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu


Tóm tắt Xem thử

- HR để đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông Hậu thuộc của thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang.
- Tổng cộng có 19 điểm thu mẫu gồm 9 điểm tại thành phố Cần Thơ và 10 điểm ở tỉnh An Giang.
- Thành phần loài ĐVKXSCL tại các điểm thu biến động từ 7-20 loài và 6-18 loài lần lượt vào tháng 3 và tháng 6.
- Chỉ số BMWP VIET-HR tại các điểm thu mẫu biến động từ 18-51 điểm và 2,6-4,9 điểm đối với chỉ số trung bình bậc họ (ASPT) cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các điểm thu mẫu có mức độ ô nhiễm trung bình..
- Một số điểm thu vào tháng 6/2019 như Thạnh Mỹ, Cái sắn, Bến phà Bò Ót (Cần Thơ), Cồn Khánh Hòa và bến phà Rạch Gọc (An Giang) thì ô nhiễm nặng..
- Các chỉ số sinh học được sử dụng rộng rãi để đánh giá hiện trạng sức khỏe của các hệ sinh thái khác nhau (Dos Santos et al., 2011).
- Do đó, Nguyễn Thị Kim Liên (2017) đã điều chỉnh và bổ sung một số họ phân bố ở khu vực sông Hậu mà không có trong hệ thống điểm BMWP VIET và ứng dụng cho lưu vực sông Hậu gọi là BMWP VIET-HR .
- Sử dụng chỉ số này để đánh giá chất lượng nước cho kết quả tương đồng cao so với phương pháp lý hóa học.
- Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát thành phần ĐVKXSCL và đánh giá chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
- Thời gian và địa điểm thu mẫu.
- Nghiên cứu được thực hiện ở vùng bị ảnh hưởng bởi hoạt động NTTS nước ngọt (chủ yếu nuôi cá trong lồng bè và trong ao đất) trên tuyến sông Hậu thuộc địa phận tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ..
- Tổng cộng có 19 điểm thu trong đó có 9 điểm ởthành phố Cần Thơ và 10 điểm thuộc tỉnh An Giang.
- Các điểm thu mẫu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động NTTS đặc trưng của Tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ với các loài cá được nuôi phổ biến như cá Tra, cá trê, cá lóc, cá điêu hồng, cá hú, mè vinh,… Tọa độ và vị trí các điểm thu mẫu được thể hiện ở Hình 1 và Bảng 1..
- Tên và vị trí các điểm thu mẫu trên sông chính (SC) và sông nhánh (SN) ở sông Hậu STT Điểm Thu Nguồn nước bị ảnh hưởng bởi.
- Vĩ độ bắc (N) Kinh độ đông (E) Cần Thơ.
- An Giang.
- Mẫu vật sau khi định danh được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Thủy sinh, Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ..
- Các chỉ số sinh học 2.3.1.
- Chỉ số tương đồng.
- Đánh giá sự tương đồng về thành phần ĐVKXSCL giữa sông chính và sông nhánh bằng chỉ số tương đồng Sorencen (1948) theo công thức:.
- Chỉ số BMWP VIET-HR và ASPT.
- Trong quan trắc sinh học, chỉ số BMWP được tính bằng cách lấy tổng số điểm của các họ hiện diện trong mẫu thu..
- Chỉ số ASPT là điểm trung bình trên bậc họ được tính bằng cách lấy điểm BMWP chia cho tổng số họ ghi nhận được trong mẫu quan sát.
- Phân mức chất lượng nước dựa vào chỉ số ASPT được trình bày ở Bảng 3..
- Phân loại chất lượng nước dựa vào chỉ số ASPT (Murray-Bligh et al., 1997) Chỉ số ASPT Xếp loại mức độ ô nhiễm.
- Thành phần động vật không xương sống cỡ lớn ở vùng nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu thành phần loài ĐVKXSCL ở Cần Thơ và An Giang đã tìm thấy tổng cộng 62 loài thuộc 33 họ bao gồm lớp chân bụng (Gastropoda) có 11 họ, chiếm tỉ lệ cao nhất với 33%, kế đến là lớp côn trùng (Insecta) với 10 họ (30.
- Cấu trúc thành phần họ và loài của ĐVKXSCL ở khu vực khảo sát.
- Tổng số loài ghi nhận được trong nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2017) về thành phần loài động vật đáy trên sông chính và sông nhánh trên tuyến sông Hậu với 95 loài thuộc 7 nhóm: Gastropoda (45.
- Tổng số loài động vật không xương sống cỡ lớn trên tuyến sông Hậu bị ảnh hưởng hoạt động NTTS ở An Giang và Cần Thơ.
- Thành phần loài ĐVKXSCL vùng NTTS thuộc thành phố Cần Thơ ghi nhận được cao hơn so với tỉnh An Giang.
- Khu vực tỉnh An Giang đã xác định.
- Ở khu vực Cần Thơ, thành phần ĐVKXSCL có tổng cộng 57 loài, lớp Gastropoda cũng có cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 23 loài, tiếp theo là Bivalvia với 13 loài và Insecta 10 loài, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp trong cấu trúc thành phần loài ĐVKXSCL gồm có Oligochaeta, Polychaeta và Malacostraca, biến động từ 2-5 loài (Hình 3).
- Qua đó có thể thấy sự chênh lệch về thành phần loài ĐVKXSCL của hai khu vực này chủ yếu là từ lớp Insecta và Gastropoda, do tại khu vực Cần Thơ số loài của lớp Insecta và Gastropoda tăng cao hơn từ đó dẫn đến thành phần loài ĐVKXSCL tại khu vực Cần Thơ cao hơn so với khu vực An Giang..
- Các loài thường gặp của 2 khu vực là Branchiura sowerbyi (Oligochaeta), Clea helena (Gastropoda), Corbicula bocourti (Bivalvia) và Macrobrachium lamarrei (Malacostraca).
- Theo Mason (2002), họ Tubificidae nghèo về thành phần loài, các loài thuộc họ Tubificidae như Tubifex tubifex và Limnodrilus hoffmeisteri chỉ thị cho môi trường nước bị nhiễm bẩn nặng.
- An Giang và Cần Thơ.
- khảo sát thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ Thành phần loài ĐVKXSCL giữa 2 đợt thu mẫu tại các điểm ở Cần Thơ và An Giang có sự biến động không đáng kể, vào tháng 3 ở khu vực An Giang có tổng số 38 loài và tháng 6 có tổng số 37 loài.
- Ở khu vực Cần Thơ, thành phần loài ĐVKXSCL có sự biến động lớn qua 2 đợt thu mẫu, ở tháng 3 đã tìm thấy 39 loài và tháng 6 là 47 loài (Hình 4).
- Về đa dạng thành phần loài giữa 2 điểm thu có thể thấy tại Cần Thơ có thành phần loài đa dạng hơn điểm thu tại An Giang vào tháng 3 và đặc biệt là tháng 6.
- Nguyên nhân là do các điểm thu mẫu tại khu vực Cần Thơ có nhiều cây cỏ thủy sinh làm nơi cư trú cho các loài thuộc nhóm côn trùng, vì vậy thành phần loài ĐVKXSCL có sự.
- Thành phần ĐVKXSCL tại các điểm thu trên sông chính và sông nhánh Hình 5 cho thấy thành phần loài ĐVKXSCL không có sự khác biệt lớn giữa sông chính và sông nhánh ở khu vực An Giang.
- Tuy nhiên ở khu vực Cần Thơ, thành phần loài ở sông chính ghi nhận khá cao hơn sông nhánh nhưng nhìn chung lớp Gastropoda và Bivalvia có số loài cao hơn so với các nhóm ĐVKXSCL khác ở cả sông chính và sông nhánh.
- Khu vực Cần Thơ trên sông chính có thành phần loài đa dạng nhất với 51 loài, trong đó 19 loài thuộc họ Gastropoda chiếm tỷ lệ cao nhất trong cấu trúc thành phần loài và 2 loài thuộc Oligochaeta chiếm tỷ lệ thấp nhất.
- Nếu so sánh giữa 2 nhóm thủy vực sông chính và sông nhánh, thì sông nhánh tại An Giang có thành phần loài đa dạng hơn với sông nhánh tại Cần Thơ, cụ thể, tại An Giang thu được 42 loài thuộc 20 họ và Cần Thơ thu được 32 loài thuộc 18 họ.
- Sự khác biệt này là do sự khác nhau về đặc điểm chất lượng nước giữa hai khu vực khảo sát..
- Sittilert (1985) cho rằng có mối quan hệ có ý nghĩa giữa tính đa dạng thành phần loài ĐVKXSCL với các yếu tố môi trường nước bao gồm DO, pH và độ mặn khi nghiên cứu ở sông Thachin, Thái Lan..
- Bivalvia nước ngọt là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái thủy sinh, chúng sử dụng những vật chất lơ lửng và lắng tụ trên nền đáy, do đó chúng có ảnh hưởng trực tiếp đối với hàm lượng vật chất lơ lửng trong cột nước và kiểm soát sự nở hoa của thực vật nổi (Vaughn et al., 2008).
- Hình 5 cho thấy các thủy vực sông chính và sông nhánh của An Giang và Cần Thơ có sự xuất hiện thường xuyên của nhóm Bivalvia qua đó thấy được hàm lượng chất lơ lửng và lắng tụ nền đáy ở các thủy vực này phù hợp với sự phát triển của nhóm Bivalvia..
- Thành phần loài ĐVKXSCL trên sông chính và sông nhánh.
- Thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông Hậu bị ảnh hưởng bởi hoạt động NTTS của tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.
- Thành phần loài ĐVKXSCL tại các điểm thu mẫu qua các đợt khảo sát được trình bày ở Hình 6..
- Tại mỗi điểm thu mẫu, số loài ĐVKXSCL biến động từ 7-20 loài và từ 6-18 loài lần lượt cho tháng 3 và tháng 6, nhưng nhìn chung thành phần loài của lớp Gastropoda và Bivalvia đều có số loài cao hơn các nhóm khác, ngoại trừ điểm 1 và điểm 2 ở khu vực Cần Thơ có Gatropoda và Insecta chiếm tỉ lệ cao hơn.
- Hầu hết các điểm thu mẫu qua hai đợt khảo sát tại thủy vực sông chính và sông nhánh đều có sự xuất hiện thường xuyên của nhóm Oligochaeta, Gastropoda, Bivalvia, Insecta và Malacostraca, riêng Polychaeta xuất hiện không thường xuyên với 18/38 điểm thu mẫu.
- Nhìn chung, qua 2 đợt khảo sát thành phần họ có xu hướng tăng vào tháng 6.
- Do đó sự gia tăng về thành phần họ này là vì các yếu tố môi trường thay đổi vào đầu mùa mưa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển..
- Ở khu vực Cần Thơ, điểm 2 có thành phần loài đa dạng nhất ở cả tháng 3 và tháng 6 với số loài lần lượt là 19 loài và 18 loài, điểm 7 số loài khảo sát được là 7 và 8 loài, thấp nhất trong 9 điểm thu tại Cần Thơ.
- Tương tự, thành phần loài ĐVKXSCL ở An Giang ghi nhận được không có sự khác biệt lớn so với khu vực Cần Thơ qua 2 đợt khảo sát với số loài biến động từ 8-20 loài vào tháng 3 và từ 6-17 loài vào tháng 6.
- Một số loài thường gặp tại các điểm thu mẫu như Branchiura sowerbyi, Clea helena, Corbicula bocourti, Macrobrachium lamarrei và Ensidens ingallsianus.
- Một số loài ưu thế được ghi nhận ở các điểm thu mẫu như Stenothyra sp.
- thuộc họ Stenothyridae chiếm ưu thế ở hầu hết các điểm tại Cần Thơ vào tháng 6, Corbicula fluminea chiếm ưu thế tại điểm thu 10 và 19 vào tháng 3 và Melanoides tuberculata chiếm ưu thể tại các điểm 6, điểm 17, điểm 18 vào tháng 6.
- Mặc dù, có sự biến động tương đối cao về thành phần loài ĐVKXSCL giữa các điểm thu mẫu, tuy nhiên khi xét về số loài trung bình giữa sông chính và sông nhánh trong cùng một khu vực nghiên cứu cũng như giữa khu vực Cần Thơ và An Giang, kết quả cho thấy số loài trung bình không có sự chệnh lệch lớn giữa các khu vực này.
- Ở sông chính tại Cần Thơ thu được trung bình 13 loài vào tháng 3 và 14 loài vào tháng 6.
- Trên sông nhánh, số loài trung ở Cần Thơ là 15 loài và 14 loài so với 13 loài và 12 loài của An Giang qua 2 đợt thu tháng 3 và tháng 6, từ đó thấy được sự biến động về thành phần loài ĐVKXSCL không quá lớn giữa các khu vực nghiên cứu..
- Thành phần loài ĐVKXSCL tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông Hậu bị ảnh hưởng bởi hoạt động NTTS của tỉnh An Giang và TP Cần Thơ qua 2 đợt khảo sát.
- Kết quả ở Bảng 5 cho thấy chỉ số tương đồng của 2 đợt khảo sát đạt khá cao (S=0,76) cho thấy có tính tương đồng cao về thành phần họ ĐVKXSCL.
- Đợt tháng 3 có chỉ số tương đồng về thành phần họ cao nhất (S=0,80) giữa khu vực An Giang và Cần Thơ, một số họ được tìm thấy ở cả hai khu vực như Naididae, Nephthyidae, Ampullariidae, Buccinidae, Viviparidae, Corbiculidae, Mitilidae, Parathelphusidae.
- Thành phần của các họ ĐVKXSCL giữa sông chính và sông nhánh có chỉ số tương đồng khá cao (S=0,75), kết quả này một lần nữa cho thấy không có sự khác biệt lớn về thành phần họ giữa sông chính và sông nhánh..
- Sự tương đồng thành phần loài không có quá nhiều khác biệt so với tính tương đồng thành phần.
- họ giữa các khu vực nghiên cứu (Bảng 5).
- Cụ thể, chỉ số tương đồng thành phần loài của 2 đợt khảo sát S=0,76 bằng với chỉ số tương đồng của thành phần họ.
- Đợt tháng 3 cũng không có nhiều sự khác biệt với chỉ số tương đồng thành phần họ và loài lần lượt là S=0,80 và S=0,76.
- Đặc biệt tại đợt tháng 6 (S=0,59) sự tương đồng về thành phần loài đạt mức trung bình, thấp hơn khá nhiều so với mức tương đồng về thành phần họ (S=0,73), nguyên nhân là do vào đợt tháng 6 ở Cần Thơ xuất hiện khá nhiều loài thuộc nhóm Insecta như: Velleriola, Spathosternum prasiniferum prasiniferum, Leptoglossus occidentalis, Libellula saturata và Macrovelia hornii,… Từ đó làm giảm đi sự tương đồng về thành phần loài giữa khu vực An Giang và Cần Thơ vào tháng 6..
- Các chỉ số tương đồng về thành phần họ và thành phần loài ĐVKXSCL.
- STT Sự tương đồng thành phần ĐVKXSCL Chỉ số tương đồng bậc họ Chỉ số tương đồng bậc loài.
- 2 An Giang và Cần Thơ Tháng .
- 3 An Giang và Cần Thơ Tháng .
- Đánh giá chất lượng nước sử dụng chỉ số BMWP VIET-HR và ASPT.
- Tổng số họ ĐVKXSCL, chỉ số BMWP VIET-HR và ASPT tại các vị trí thu mẫu được trình bày cụ thể ở Bảng 5.
- Tại các điểm thu mẫu, tổng số họ xác định được dao động từ 5-16 họ và 6-15 họ tương ứng cho đợt thu tháng 3 và tháng 6.
- Trong nghiên cứu này, kết quả đã ghi nhận được tổng cộng 33 họ hiện hiện ở khu vực khảo sát, các họ được tính điểm bao gồm: 1 họ thuộc Oligochaeta (Naididae), 2 họ thuộc Polychaeta (Nephthyidae, Nereidae), 9 họ thuộc Gastropoda (Ampullariidae, Assiminidae, Buccinidae, Bithyniidae, Lymnaeidae, Thiaridae, Neritidae, Stenothyridae và Viviparidae), 3 họ thuộc Bivalvia (Corbiculidae, Mitilidae, Unionidae), có 4 họ thuộc Insecta (Curculionidae, Gerridae, Lestidae, Libellulidae) và 4 họ thuộc Malacostraca (Atyidae, Parathelphusidae, Sesarmidae, Palaemonidae).
- Chỉ số BMWP biến động từ 18-51 điểm, điểm 2 có số điểm cao nhất (51 điểm) ở đợt tháng 6 và điểm 7 có số điểm thấp nhất (18 điểm) ở đợt tháng 3..
- Từ kết quả của chỉ số BMWP, nghiên cứu đã tính toán và sử dụng chỉ số sinh học ASPT để đánh giá chất lượng nước tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt khảo sát.
- Chỉ số ASPT ở vùng nghiên cứu dao động từ 2,6-4,9 (Bảng 6).
- Vào tháng 3, chỉ số ASPT dao động từ 3,0-4,9 cho kết quả chất lượng nước ở 19 điểm thu tại An Giang và Cần Thơ đều có mức độ ô nhiễm trung bình (TB).
- Thời điểm tháng 6 cho kết quả chỉ số ASPT dao động từ 2,6-4,0 thấp hơn so với đợt tháng 3, trong đó có 5 điểm trên tổng số 19 điểm thu bị ô nhiễm nặng, đó là các điểm 1, điểm 8, điểm 9, điểm 10 và điểm 11 với chỉ số ASPT xác định được từ 2,6-2,9.
- Tất cả các điểm còn lại chất lượng nước đều có mức độ ô nhiễm trung bình.
- Qua đó có thể thấy vào tháng 6, môi trường nước có mức độ ô nhiễm tương đối cao hơn so với tháng 3 được thể thông qua chỉ số ASPT ở tháng 6 thấp hơn tháng 3.
- Ở các điểm thu có mức độ ô nhiễm nặng như điểm 1, điểm 8 và điểm 9 (trên sông nhánh) chịu tác động mạnh từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người, hoạt động NTTS trong ao đất làm gia tăng mức độ ô nhiễm vào giai đoạn này.
- Điểm BMWP VIET-HR , ASPT và đánh giá chất lượng nước tại các vị trí khảo sát.
- Điểm thu.
- Nghiên cứu đã xác định được tổng cộng 33 họ và 62 loài phân bố ở vùng NTTS trên tuyến sông Hậu thuộc địa phận thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang.
- Trong đó, Gastropoda và Bivalvia có số loài tương đối cao hơn các nhóm khác ở hầu hết các điểm thu mẫu.
- Chỉ số BMWP VIET-HR và ASPT biến động lần lượt từ 18-51 điểm và 2,6-4,9 điểm cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các điểm thu mẫu có mức độ ô nhiễm trung bình, ngoại trừ một số điểm có mức độ ô nhiễm nặng vào tháng 6, 2019.
- Việc sử dụng chỉ số ASPT từ kết quả của chỉ số BMWP để đánh giá chất lượng nước ngày nay là công cụ hữu ích và đã được ứng dụng khá rộng rãi nên cần được mở rộng và ứng dụng ở các khu vực khác có cùng điều kiện sinh thái bởi những ưu điểm của phương pháp này..
- Tiếp tục sử dụng chỉ số BMWP VIET-HR để đánh giá chất lượng nước nhằm góp phần trong việc quản lý nguồn tài nguyên nước ở các hệ sinh thái nước ngọt..
- Đề tài này được tài trợ bởi Dự án Nâng cấp Trường Đại Học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản..
- Đại học Cần Thơ..
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống điểm BMWP VIET để đánh giá chất lượng nước ở sông Hậu