« Home « Kết quả tìm kiếm

Thành phần loài tảo mắt (Euglenophyta) ở khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười - Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- THÀNH PHẦN LOÀI TẢO MẮT (EUGLENOPHYTA).
- Ở KHU BẢO TỒN SINH THÁI ĐỒNG THÁP MƯỜI – TIỀN GIANG Ngô Thanh Phong, Lê Hồng Phương và Lưu Yến Nhi.
- Euglena, Euglenophyta, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang, Phacus, Tảo mắt, Trachelomonas Keywords:.
- Nghiên cứu thành phần loài Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang được tiến hành thu mẫu vào tháng 9/2015 và tháng 2/2016 tại 10 điểm thuộc Khu bảo tồn.
- Nghiên cứu này nhằm xác định thành phần loài và xây dựng bộ sưu tập hình ảnh hiển vi của Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang.
- Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn là dẫn liệu về sự đa dạng sinh học của Tảo mắt cung cấp cho các nghiên cứu về Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang.
- Kết quả đã xác định được 71 loài Tảo mắt thuộc 5 chi của họ Euglenaceae, bộ Euglenales.
- Tất cả các điểm thu mẫu đều có sự xuất hiện của Tảo mắt.
- Tuy nhiên, thành phần loài Tảo mắt phân bố không đều ở các điểm thu mẫu qua mỗi đợt khảo sát, phân bố nhiều nhất ở điểm Đ06 – 22 loài, Đ05 – 21 loài, trong đợt khảo sát thứ nhất và điểm Đ03 – 20 loài ở đợt khảo sát thứ 2.
- thấp nhất là điểm Đ02 mỗi đợt khảo sát ghi nhận được 2 loài.
- Số loài Tảo mắt phát hiện được ở mỗi đợt khảo sát gần bằng nhau, đợt 1: 51 loài và đợt 2: 47 loài.
- có 27 loài xuất hiện ở cả 2 đợt khảo sát..
- Thành phần loài tảo mắt (Euglenophyta) ở khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười - Tiền Giang.
- Đồng Tháp Mười của Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất trũng trải rộng trên 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp.
- Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang là một trong những nơi lưu trữ sinh cảnh đất ngập nước tự nhiên đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
- Khu bảo tồn gồm vùng trung tâm và vùng đệm, phần lớn diện tích vùng đệm là rừng tràm.
- Để tạo nên sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái này là sự góp mặt của hệ động – thực vật, trong đó có sự hiện diện của phiêu sinh thực vật (Phytoplankton), đặc biệt có Tảo mắt (Euglenophyta).
- Các thủy vực nước tĩnh, giàu hợp chất hữu cơ đang bị phân hủy, có nhiều cây cỏ thủy sinh là môi trường thuận lợi cho Tảo mắt phát triển.
- Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, Tảo mắt phát triển mạnh, gây hiện tượng nở hoa kiềm hãm sự phát triển của các thủy sinh vật khác (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2013)..
- Tảo mắt khá đa dạng, trên thế giới có 13 chi với khoảng 2000 loài được ghi nhận (Norton et al., 1996).
- Đã có nhiều nghiên cứu về Tảo mắt ở Việt Nam được thực hiện, trong đó nghiên cứu đầu tiên là của Hoang Quoc Truong (1960), tiếp theo sau đó là các nghiên cứu của Shirota (1966), Phạm Hoàng Hộ (1972), Nguyễn Thanh Tùng Phạm Thị Nga (1998), Trần Triết và ctv.
- Tuy nhiên, Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang vẫn chưa được điều tra, nghiên cứu.
- Với những lí do trên, nghiên cứu “Thành phần loài Tảo mắt (Euglenophyta) ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang” được đề xuất thực hiện, nhằm khảo sát thành phần loài Tảo mắt tại đây và làm tiền đề cho các nghiên cứu về Khu.
- bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười trong tương lai..
- Mỗi đợt thu mẫu, tiến hành thu tại 10 điểm khác nhau thuộc các ao và kênh bên trong và ngoài bờ đê, đại diện cho các thủy vực thuộc Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang.
- Các điểm thu mẫu được xác định dựa vào đặc trưng sinh thái của các thủy vực ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang.
- Việc định danh Tảo mắt được nghiên cứu dựa trên cơ sở hình thái học, cấu trúc hiển vi khi quan sát mẫu dưới kính hiển vi quang học ở vật kính có độ phóng đại X40.
- Đồng thời, chụp ảnh Tảo mắt để ghi nhận lại đặc điểm hình thái, cấu trúc và kích thước.
- Thành phần loài Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang được định danh theo Deflandre Huber – Pestalozzi (1955), Shirota (1966), Bourrelly (1970), Wolowski (1998), Nguyễn Văn Tuyên (2003)..
- Bảng 1: Các điểm thu mẫu ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang Điểm.
- Hình 1: Bản đồ các vị trí thu mẫu ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang (Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang).
- Qua 2 đợt khảo sát, chỉ số pH của các điểm thu mẫu tại Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang dao động từ 5,0 đến 8,0.
- Ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang được.
- Trong 2 đợt khảo sát, điểm Đ04 đều có chỉ số pH cao nhất trong các điểm thu mẫu (pH đợt 1 : 8,0, Đ01.
- Hình 2: Giá trị pH ở các điểm thu mẫu qua hai đợt khảo sát Chỉ số pH giữa các điểm trong cùng 1 đợt khảo.
- Sự dao động pH của các thủy vực ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang nằm trong khoảng khá thuận lợi để Tảo mắt phát triển..
- Hàm lượng COD tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt khảo sát dao động từ mg/L.
- Hàm lượng COD có sự biến động rất lớn giữa điểm Đ04 so với các điểm còn lại trong đợt khảo sát thứ nhất và giữa 2 đợt khảo sát.
- Nhìn chung, hàm lượng COD ở các điểm còn lại biến động không quá lớn trong cùng 1 đợt và giữa 2 đợt khảo sát..
- Hình 3: Hàm lượng COD ở các điểm thu mẫu qua 2 đợt khảo sát 3.3 Thành phần loài Tảo mắt ở Khu bảo.
- tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang Kết quả nghiên cứu về “Thành phần loài Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.
- Tiền Giang” đã xác định được 71 loài Tảo mắt thuộc 5 chi của họ Euglenaceae, bộ Euglenales..
- Hình 4: Tỷ lệ thành phần loài Tảo mắt theo chi ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang Số loài Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng.
- Tháp Mười – Tiền Giang tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Triết và ctv.
- (2002) ở Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp (80 loài) và nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên (2003) về số loài Tảo mắt ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp (86 loài).
- và nhiều hơn so với nghiên cứu của Đào Thanh Sơn và Nguyễn Thanh Tùng (2013) về số loài Tảo mắt ở hồ Lắk – Đắk Lắk (48 loài) và nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thúy (2016) khi khảo sát đa dạng Tảo mắt ở một số thủy vực thuộc tỉnh Trà Vinh đã xác định được 53 loài..
- Trong đợt khảo sát thứ nhất (9/2015) đã xác định được 51 loài Tảo mắt ở 10 điểm nghiên cứu, số lượng và thành phần loài khác nhau giữa các điểm.
- Sự khác biệt này là do các yếu tố môi trường và sinh cảnh tại điểm thu mẫu đã tác động đến sự phát triển của Tảo mắt.
- Thế nhưng, khoảng thuận lợi để các loài tảo phát triển tốt là pH từ 6,2 – 9 và tùy vào từng chi, từng loài mà ngưỡng pH để chúng phát triển tốt cũng khác nhau (Moss, 1973).
- Ở đợt khảo sát thứ nhất, điểm Đ05 và Đ06 có giá trị pH nằm trong khoảng thuận.
- lợi cho sự phát triển của Tảo mắt (pH Đ05 = 6,5, pH.
- Theo Hargreaves and Whitton (1976), khoảng pH tối ưu của chi Trachelomonas có giá trị từ vì vậy thủy vực ở điểm Đ05 và Đ06 là môi trường khá thuận lợi cho sự phát triển của chi Trachelomonas, chính vì vậy mà có sự đa dạng hơn về thành phần loài so với các điểm khác trong cùng đợt khảo sát.
- Điểm Đ02 có pH = 6,0, hàm lượng COD ở mức trung bình trong các điểm khảo sát (COD: 5,6 mg/L), tuy nhiên thủy vực có 2 bên bờ tràm che bóng râm, hạn chế ánh sáng cho sự quang hợp của các loài thực vật thủy sinh, trong đó có Tảo mắt..
- Ở đợt khảo sát thứ hai (2/2016), xác định được 47 loài Tảo mắt, trong đó có 27 loài đã được ghi nhận ở đợt khảo sát thứ nhất.
- Số lượng và thành phần loài Tảo mắt không giống nhau ở các điểm khảo sát.
- Điểm Đ03 có số lượng loài tăng đáng kể và cao nhất so với với các điểm còn lại (đợt 1: 3 loài, đợt 2: 20 loài), do hàm lượng COD tăng lên (đợt 1: 4,7 mg/L, đợt 2: 6,9 mg/L) đã tạo điều kiện cho các loài thực vật thủy sinh phát triển, trong đó có Tảo mắt.
- Mặt khác, đợt 1 khảo sát vào thời điểm tại thủy vực có sự phát triển mạnh của chi tảo Desmidium thuộc ngành tảo lục, đã kìm hãm sự phát triển của các nhóm tảo khác (Trần Thị Kim Thanh, 2016).
- Qua 2 đợt khảo sát, điểm Đ02 có số loài Tảo mắt thấp nhất trong 10 điểm.
- Ở đợt khảo.
- sát thứ hai chỉ số pH và hàm lượng COD của điểm Đ02 đều giảm so với đợt khảo sát thứ nhất (đợt 1:.
- 1,6 mg/L), do môi trường không thuận lợi nên Tảo mắt cũng như các nhóm tảo khác kém phát triển ở thủy vực này..
- Hình 5: Một số loài Tảo mắt chỉ xuất hiện ở đợt khảo sát thứ nhất.
- Hình 6: Một số loài Tảo mắt chỉ xuất hiện ở đợt khảo sát thứ hai.
- Bảng 2: Tần suất xuất hiện và thành phần loài Tảo mắt phân bố theo các điểm qua hai đợt khảo sát ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang..
- II I II 0,1 0,2.
- I, II 0,1 0,1.
- II II 0,2.
- II I, II II 0,1 0,3.
- 2 I II I II 0,2 0,2.
- II I I, II II 0,2 0,3.
- I I, II 0,2 0,1.
- Ghi chú: (I) và (II) ghi nhận sự hiện diện của các loài Tảo mắt tại các điểm thu mẫu.
- Cả 2 đợt khảo sát, hàm lượng COD của điểm Đ04 đều cao nhất so với các điểm còn lại (đợt 1:.
- 72,4 mg/L, đợt 2: 11,2 mg/L) và chỉ số pH cũng nằm trong khoảng thuận lợi cho Tảo mắt phát triển (đợt 1: pH = 8,0, đợt 2: pH = 7,5) nhưng thành phần và số lượng loài không cao.
- Đồng thời, tại thời điểm khảo sát trong ao có sự phát triển mạnh của tảo lam, gây nên hiện tượng nở hoa (có nhiều mảng xác tảo nổi trên mặt nước) kiềm hãm sự phát triển của các nhóm tảo khác..
- Sự biến động thành phần và số lượng loài Tảo mắt giữa 2 đợt khảo sát không quá lớn.
- Ở đợt khảo sát thứ nhất xác định được 51 loài (chiếm 71,83%.
- tổng số loài) cao hơn so với đợt khảo sát thứ hai với 47 loài (chiếm 66,20% tổng số loài).
- Có 27 loài xuất hiện trong cả 2 đợt khảo sát (chiếm 38,03%.
- Điều này cho thấy các chỉ tiêu môi trường (pH, COD) qua hai đợt khảo sát biến động không quá lớn (trừ điểm Đ04) và đều nằm trong khoảng thuận lợi cho Tảo mắt phát triển.
- Tuy nhiên, ngoài những chỉ tiêu môi trường đã được khảo sát thì sự đa dạng và phong phú của tảo mắt còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác..
- Hình 7: Một số loài Tảo mắt xuất hiện trong cả 2 đợt khảo sát.
- Nghiên cứu cho thấy, Tảo Mắt ở KBT sinh thái ĐTM – TG chủ yếu thuộc nhóm loài ngẫu nhiên (Bảng 2).
- Ở đợt khảo sát thứ nhất đã xác định được 51 loài Tảo Mắt, trong đó có đến 39 loài ngẫu nhiên (chiếm 76,47.
- Ở đợt khảo sát thứ hai có 47 loài, trong đó có 33 loài ngẫu nhiên (chiếm 70,21.
- Điều này có thể là do sự biến động của thủy vực ở khu bảo tồn thường thay đổi theo chế độ điều hòa pH chủ động.
- Mặt khác, theo Phạm Hoàng Hộ (1972) và Phạm Thị Nga (1998), những loài thường gặp của tảo mắt hay xuất hiện ở các thủy vực tù đọng giàu dinh dưỡng..
- Thành phần loài Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang khá đa dạng, với 71 loài Tảo mắt thuộc 5 chi của họ Euglenaceae, bộ Euglenales.
- Kết quả nghiên cứu đề tài này cho thấy với hai đợt thu mẫu khác nhau vào mùa mưa và mùa nắng, các điểm thu mẫu tương ứng với các loại thủy vực khác nhau có số lượng và thành phần loài Tảo mắt không giống nhau.
- Đợt khảo sát thứ nhất xác định được 51 loài Tảo mắt, đợt 2 là 47 loài, có 27 loài xuất hiện trong cả 2 đợt khảo sát.
- Tảo Mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang chủ yếu thuộc nhóm loài ngẫu nhiên..
- Cần tiến hành khảo sát và thu mẫu nhiều đợt trong năm để thấy được sự biến động các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thành phần loài Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang..
- Định danh Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang bằng phương truyền thống (dựa vào các đặc điểm hình thái, cấu trúc hiển vi) kết hợp với phương pháp hiện đại – các nghiên cứu chuyên sâu về sinh học phân tử..
- Thành phần loài Tảo mắt (Euglenophyta) thuộc họ Euglenaceae ở Hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
- Khảo sát đa dạng Tảo mắt (Euglenophyta) ở một số thủy vực thuộc tỉnh Trà Vinh.
- Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Sinh thái học.
- Khảo sát thành phần Tảo Lục (Chlorophyta) ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang.
- Luận văn tốt nghiệp cao học ngành sinh thái học.
- Báo cáo tổng kết đề tài – Khảo sát mối tương quan giữa thành phần thủy sinh vật và điều kiện hóa lý tính của môi trường nước tại vườn quốc gia Tràm Chim – tỉnh Đồng Tháp.
- Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh.
- “Dự án đầu tư mở rộng Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang”.