« Home « Kết quả tìm kiếm

Thành phần sâu hại và thiên địch trong mô hình trồng bổ sung hoa với cây khổ qua (Momordica charantia L.)


Tóm tắt Xem thử

- THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRONG MÔ HÌNH TRỒNG BỔ SUNG HOA VỚI CÂY KHỔ QUA (Momordica charantia L.).
- Duy trì nguồn thiên địch trên đồng ruộng nhằm kiểm soát sâu hại là một trong những mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững.
- Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hoa sao nhái và hoa ngũ sắc vào ruộng khổ qua nhằm thu hút và tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài thiên địch.
- Qua bảng kết quả thống kê tổng mật số sâu hại có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (P nt = 0,00).
- Lần khảo sát đầu tiên số lượng sâu hại trên nghiệm thức X3 (có bố trí hoa sao nhái và hoa ngũ sắc bên cạnh), X1 (bố trí hoa ngũ sắc bên cạnh) và X2 (bố trí hoa sao nhái bên cạnh) thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng sâu hại trên nghiệm thức X0 (không bố trí hoa bên cạnh).
- Lần khảo sát thứ hai, nghiệm thức X2, X3 cho mật độ sâu hại ít nhất, nghiệm thức X1 xuất hiện với mật số tương đối cao và ở nghiệm thức X0 cho mật số cao nhất.
- Số lượng thiên địch trên nghiệm thức X2 và X3 cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng thiên địch trên nghiệm thức X0 (P nt = 0,00).
- Các nghiệm thức trồng bổ sung hoa đã thu hút và duy trì một số loài thiên địch trên ruộng khổ qua như bọ rùa, nhện bắt mồi và ong ký sinh.
- Ý nghĩa của việc trồng bổ sung hoa để duy trì thiên địch trong hệ thống rau sinh thái được thảo luận trong nghiên cứu này..
- Khổ qua hay mướp đắng Momordica charantia L.
- Tuy nhiên, trên khổ qua có rất nhiều loài sâu gây hại như sâu xanh ăn lá (Diaphania hyalinata), bọ trĩ (Thrips sp.
- ruồi đục trái, ruồi đục lá, rệp (Aphis spp.
- Ruồi đục lá phá hại trên lá, phá hại từ giai đoạn có lá thật đến ra hoa, đậu trái nhưng nặng nhất vào giai đoạn sinh trưởng mạnh ra nhiều lá.
- Để quản lý một số loài sâu hại chính trên khổ qua là ruồi đục trái, ruồi đục lá, sâu xanh ăn lá… người dân hiện nay chủ yếu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
- Khi phun thuốc trừ sâu sẽ làm ảnh hưởng nguồn thiên địch trong tự nhiên, khi đó sẽ làm mất cân bằng sinh học (Nguyễn Văn Tuyển, 2012)..
- Mô hình không những nhằm mục đích để dẫn dụ, cung cấp nguồn dinh dưỡng là mật hoa cho nhiều loại thiên địch có ích đến sinh trưởng, sinh sản và ký sinh tiêu diệt các loài sâu, rầy, rệp mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng để duy trì quần thể thiên địch (Frank, 2010.
- bởi nhóm tác giả Sivinski et al., (2011) cho thấy kết quả đã thu hút một số loài ong ký sinh thuộc các họ/tổng họ Ichneumonidae, Braconidae, và Chalcidoidea..
- Việc trồng hoa trên bờ ruộng đã mang lại nhiều lợi ích như: thu hút thiên địch ký sinh và ăn mồi đến cư ngụ trong đó có nhện, kiến ba khoang, bọ rùa phát triển mạnh và chúng được sử dụng như một đội quân bảo vệ lúa, trực tiếp tấn công các loài sâu, rầy mà không cần phun thuốc hóa học.
- Hơn nữa, với lực lượng thiên địch đến ruộng đông đúc để lấy mật hoa đã tạo sự đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái.
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hoa xung quanh các ruộng rau, đặc biệt là khổ qua chưa được nghiên cứu và ứng dụng trên các ruộng sản xuất khổ qua trong nước.
- Nhằm nghiên cứu đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hai loài hoa ngũ sắc, sao nhái trong việc thu hút và duy trì nguồn thiên địch trên ruộng khổ qua, đặc biệt một số loài ruồi đục trái và ruồi đục lá, hướng đến sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, tiết kiệm chi phí sản xuất, thân thiện với môi trường.
- Đồng thời đánh giá thành phần sâu hại và thiên địch trên hệ thống trồng sinh thái khổ qua chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thành phần sâu hại và thiên địch trong mô hình trồng bổ sung hoa với cây khổ qua (Momordica charantia L.)”.
- Hạt giống: Hạt giống cây khổ qua được mua từ công ty TNHH Hưng Nông.
- Cả hai loài hoa ngũ sắc và sao nhái được chăm sóc riêng biệt cho đến khi ra hoa sẽ được tiến hành trồng bổ sung vào các nghiệm thức..
- Làm giàn trồng khổ qua trước khi gieo cây.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (X0-đối chứng không bố trí hoa, X1-hoa ngũ sắc X2-hoa sao nháy, X3-hoa ngũ sắc + sao nháy) và 5 lần lặp lại.
- Mỗi nghiệm thức bố trí 2 bầu hoa, mỗi bầu hoa trồng 1 cây hoa.
- Sử dụng các phương pháp thu thập bằng tay, bằng vợt, bẫy dính màu vàng để thu thập đánh giá thành phần sâu hại, thiên địch trên các nghiệm thức..
- Các chỉ tiêu theo dõi và lấy chỉ tiêu: Thu thập, đánh giá thành phần sâu hại, thiên địch giữa các nghiệm thức: quan sát, sử dụng các phương pháp như bắt bằng tay, vợt, bẫy dính vàng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập, đánh giá thành phần sâu hại, thiên địch giữa các nghiệm thức: quan sát, sử dụng các phương pháp như bắt bằng tay, vợt, bẫy dính vàng.
- Chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm trong hai lần khảo sát khác nhau, lần 1 từ và lần 2 từ cho thấy số lượng, thành phần sâu hại xuất hiện trên các nghiệm thức có thay đổi trong 2 lần khảo sát và trong các giai đoạn phát triển của cây khổ qua..
- Biểu đồ 1 trong lần khảo sát đầu tiên mật độ thiên địch gần bằng mật độ sâu hại chứng tỏ thiên địch xuất hiện nhiều, kiểm soát được sâu hại.
- Còn trong lần thứ 2 khảo sát nhận thấy mật độ thiên địch vẫn được duy trì trong khi đó sâu hại xuất hiện nhiều hơn đợt một chủ yếu là rệp hại..
- Biểu đồ 1: Tổng mật độ thiên địch, sâu hại (cá thể) trong 2 lần khảo sát.
- Biểu đồ 2: Thành phần thiên địch và sâu hại trong 3 giai đoạn phát triển của khổ qua ở các nghiệm thức trong lần khảo sát 1 (B) và 2 (C).
- Lần 1 gồm 3 giai đoạn C.
- Lần 2 gồm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn .
- Lần 1 từ Biểu đồ 2, B) Giai đoạn 1: khổ qua còn nhỏ, sâu hại xuất hiện với số lượng ít, chủ yếu là ruồi đục lá (tên khoa học là Liriomyza thuộc họ Agromyzidae, Bộ Diptera).
- Thiên địch xuất hiện với số lượng ít do sâu hại mới xuất hiện số lượng ít.
- Thiên địch xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn này là bọ rùa (Coccinella septempunctata thuộc Bộ Coleoptera), kiến ba khoang (Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae, Bộ Coleoptera)..
- Giai đoạn 2: Khổ qua bắt đầu vào giai đoạn phát triển mạnh, sâu hại bắt đầu tăng mạnh.
- Ở giai đoạn này, sâu hại xuất hiện chủ yếu là ruồi đục lá Liriomyza, ruồi đục quả (Bactrocera sp., thuộc Họ Trypetidae, Bộ Diptera).
- Do sâu hại tăng mạnh, giai đoạn này số lượng thiên địch tăng đáng kể..
- Thiên địch xuất hiện trong giai đoạn này có một vài loài ong ký sinh thuộc Bộ Hymenoptera, kiến ba khoang Paederus fuscipes, chủ yếu vẫn là bọ rùa (Coccinella septempunctata thuộc Bộ Coleoptera)..
- Giai đoạn 3: khổ qua bắt đầu ra hoa và đậu trái, sâu hại giảm so với giai đoạn từ tuần thứ hai đến tuần thứ tư.
- Ở giai đoạn này, khổ qua đậu trái nên sâu hại xuất hiện chủ yếu là ruồi đục quả Bactrocera sp., ruồi đục lá Liriomyza vẫn xuất hiện nhưng đã giảm nhiều.
- Thiên địch trong giai đoạn này giảm không đáng kể so với giai đoạn từ tuần thứ hai đến tuần thứ tư.
- Các loài thiên địch xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn này chủ yếu là các loài ong ký sinh thuộc Bộ Hymenoptera, bọ rùa (Coccinella septempunctata) thuộc Bộ Coleoptera),.
- Lần 2 từ Biểu đồ 2,C) Diễn biến mật số sâu hại qua 6 tuần thí nghiệm có sự biến động không khác biệt giữa các tuần, và thành phần loài, số lượng sâu hại, thiên địch nhiều hơn so với đợt thí nghiệm 1..
- Giai đoạn 1: Sâu hại xuất hiện rất ít chủ yếu là rệp xám, rệp đào.
- Thiên địch xuất hiện chỉ có một số ít nhện bắt mồi..
- Giai đoạn 2: Lúc này sâu xanh hai sọc xuất hiện với mật độ rất ít (2 cá thể sâu xanh), rệp ngày càng xuất hiện nhiều.
- Trong giai đoạn này khổ qua bắt đầu phát triển mạnh nhưng không thấy xuất hiện ruồi đục lá Liriomyza và ruồi đục quả Bactrocera sp., rệp xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều..
- Nhện bắt mồi ngày càng xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều, đa dạng về loài hơn giai đoạn 1.
- Có sự suy giảm thiên địch và gia tăng sâu hại trong đợt khảo sát lần 2 có thể do ruộng được bón vôi phơi ải 3 tuần trước khi tiến hành lần khảo sát 2, đồng ruộng không còn là nơi trú ngụ và cung cấp thức ăn cho các loài thiên địch.
- Do đó, khi tiến hành khảo sát lần 2, mật độ sâu hại nhiều hơn so với thiên địch, đặc biệt là bộ Homoptera.
- Giai đoạn 3: Quan sát thấy có sự xuất hiện ong ký sinh họ ong kén nhỏ (Braconidae) ký sinh trên sâu xanh, nhưng do mật độ sâu xanh ít nên mật độ ong ký sinh ít theo.
- Trong giai đoạn này rệp hại vẫn còn xuất hiện.
- Bọ ngựa mới xuất hiện còn nhện bắt mồi và bọ rùa bắt mồi vẫn xuất hiện với mật số bằng giai đoạn 2..
- Bảng 1: Tổng thành phần thiên địch, sâu hại trên khổ qua ở các nghiệm thức qua 2 lần khảo sát Nghiệm thức Mật số sâu hại (đơn vị:cá thể) Mật số thiên địch (đơn vị: cá thể).
- Nghiệm thức XO (ĐC): Không bố trí hoa Nghiệm thức X1: Bố trí hoa ngũ sắc.
- Nghiệm thức X2: Bố trí hoa sao nháy Nghiệm thức X3: Bố trí hoa sao nháy + hoa ngũ sắc Lần 1 từ Lần 2 từ .
- Lần khảo sát đầu tiên.
- số lượng sâu hại trên nghiệm thức X3 (có bố trí hoa sao nhái và hoa ngũ sắc bên cạnh), X1 (bố trí hoa ngũ sắc bên cạnh) và X2 (bố trí hoa sao nhái.
- bên cạnh) thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng sâu hại trên nghiệm thức X0 (không bố trí hoa bên cạnh).
- Trong lần khảo sát thứ 2 thì cả bốn nghiệm thức sâu hại tăng mạnh hơn trong lần khảo sát đầu tiên.
- Ở 2 nghiệm thức X3, X2 cho mật độ sâu hại ít nhất, nghiệm thức X1 xuất hiện với mật số tương đối cao và ở nghiệm thức X0 cho mật số cao nhất..
- Kết quả thống kê tổng mật số thiên địch có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P nt = 0,00).
- Số lượng thiên địch trên nghiệm thức X3 (có trồng hoa sao nhái và hoa ngũ sắc bên cạnh) và X2 (có trồng hoa sao nhái bên cạnh) cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng thiên địch trên nghiệm thức X0 (không trồng hoa bên cạnh) (P nt = 0,00)..
- Bảng 2: Phân loại thành phần sâu hại và thiên địch thu thập được trên khổ qua.
- Lần khảo sát Sâu hại Thiên địch Số cá thể.
- Ruồi đục lá 151.
- Ruồi đục trái 116.
- Ruồi đục lá 15.
- Lần khảo sát đầu tiên khi khổ qua còn nhỏ, sâu hại xuất hiện với số lượng ít, chủ yếu là ruồi đục lá Liriomyza, thiên địch xuất hiện ít do sâu hại mới xuất hiện với số lượng ít.
- Thiên địch xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn này là bọ rùa, kiến ba khoang..
- Khổ qua bắt đầu vào giai đoạn phát triển mạnh, sâu hại bắt đầu tăng mạnh: ruồi đục lá, ruồi đục quả..
- Do sâu hại tăng mạnh, giai đoạn này số lượng thiên địch tăng đáng kể: xuất hiện trong giai đoạn này có một vài loài ong ký sinh, kiến ba khoang, chủ yếu vẫn là bọ rùa.
- Khổ qua bắt đầu ra hoa và đậu trái sâu hại xuất hiện chủ yếu là ruồi đục quả Bactrocera sp., ruồi đục lá vẫn xuất hiện nhưng đã giảm nhiều.
- Thiên địch trong giai đoạn này giảm không đáng kể so với giai đoạn từ tuần thứ hai đến tuần thứ tư..
- Lần khảo sát thứ 2: Khổ qua còn nhỏ sâu hại xuất hiện rất ít chủ yếu là rệp xám, rệp đào.
- Thiên địch xuất hiện chỉ có một số ít nhện bắt mồi.
- Sang giai đoạn phát triển mạnh của khổ qua lúc này sâu xanh hai sọc xuất hiện với mật độ rất ít (2 cá thể sâu xanh), rệp ngày càng xuất hiện nhiều.
- Không thấy xuất hiện ruồi đục lá và ruồi đục quả, rệp xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều hơn.
- Nhện bắt mồi ngày càng xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều, đa dạng về loài.
- Bọ rùa xuất hiện với một vài cá thể.
- Quan sát thấy có sự xuất hiện ong ký.
- sinh ở giai đoạn khổ qua ra hoa và đậu trái thì họ ong kén nhỏ (Braconidae) ký sinh trên sâu xanh, nhưng do mật độ sâu xanh ít nên mật độ ong ký sinh ít theo.
- Bọ ngựa, nhện bắt mồi, bọ rùa mật độ vẫn duy trì..
- Hoa sao nhái đã từng được ứng dụng trong mô hình “ruộng lúa bờ hoa” và đã ghi nhận việc trồng bổ sung hoa xung quanh bờ ruộng thu hút một số loài thiên địch như bọ rùa, nhện bắt mồi, ong ký sinh đến tìm nguồn dinh dưỡng và là nơi trú ngụ (Cao Vĩnh Thông, 2013).
- Sự hiện diện của một số loài hoa giúp gia tăng vòng đời và tăng sức sinh sản của ong ký sinh, góp phần thành công trong phòng trừ tổng hợp một số sâu hại bộ cánh vảy (Pfiffner L.
- Việc trồng bổ sung hoa vào ruộng khổ qua còn là nơi cư ngụ và là nơi sinh sản của một số loài thiên địch, giúp chúng duy trì trên đồng ruộng.
- Điều kiện thí nghiệm đã nghi nhận được bọ rùa là loài thiên địch chiếm đa số so với các loài thiên địch khác.
- Khi trồng bổ sung hoa sao nháy hoặc trồng kết hợp hoa sao nháy với hoa ngũ sắc thu hút nhiều loài thiên địch ký sinh như ong ký sinh họ ong kén nhỏ Braconidae kiểm soát sâu xanh.
- thiên địch bắt mồi như bọ rùa, nhện bắt mồi, bọ ngựa kiểm soát rệp hại khổ qua.
- Góp phần làm tăng mật độ các loài thiên địch trong tự nhiên, bảo vệ các loài thiên địch có ích, hạn chế sâu hại, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật và góp phần bảo vệ môi trường..
- Chính vì vậy trồng bổ sung hoa sao nháy hoặc trồng kết hợp hoa sao nháy với hoa ngũ sắc đã bước đầu ghi nhận sự hiện diện của một số loài thiên địch có ích trên ruộng thí nghiệm trồng khổ qua.
- Thí nghiệm sẽ được tiến hành với quy mô đồng ruộng lớn hơn nhằm đánh giá tổng thể thành phần thiên địch, thành phần sâu hại và năng suất đạt được đối với ruộng khổ qua sinh thái theo định hướng phòng trừ sinh học..
- Các loài ong ký sinh họ Braconidae (Hymenoptera) và khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ