« Home « Kết quả tìm kiếm

Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Yêu cầu của thương mại điện tử đối với hệ thống thanh toán.
- Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày cùng với các nghị định hướng dẫn dưới Luật đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để thương mại điện tử đi vào cuộc sống.
- Trong đó, các nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính đã góp phần định hình một hướng phát triển mới cho các lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém luôn được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
- Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu..
- Đồng thời, người tiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụ thanh toán điện tử.
- Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian qua.
- Thực trạng của hoạt động thanh toán.
- Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước về thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp trên cả nước (trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 80.
- đối với những doanh nghiệp lớn có trên 500 công nhân, khoảng 63% số giao dịch của doanh nghiệp được tiến hành qua hệ thống ngân hàng.
- doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này chỉ còn 47%.
- Tuy nhiên, khoảng vài năm trở lại đây, hoạt động thanh toán trong ngân hàng đã có những dấu hiệu khả quan với sự ra đời của nhiều phương thức thanh toán mới Theo Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần.
- Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, như: internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng.
- Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững..
- Từ năm 2000 đến nay, số tài khoản cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển nhảy vọt.
- Các NHTM cũng quan tâm hơn đến phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tăng lên đáng kể, đặc biệt từ khi dịch vụ trả lương qua tài khoản được triển khai, cụ thể: năm 2000 mới chỉ có trên 100.000 tài khoản cá nhân thì đến nay đã đạt trên 39 triệu tài khoản.
- Một số NHTM bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông không dừng.
- Từ năm 2006, thẻ ngân hàng đã được đông đảo người dân đón nhận và có tốc độ phát triển nhanh chóng.
- tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện TTKDTM khác đang có xu hướng tăng lên (đến cuối năm 2011, thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã chiếm khoảng 8,57% về số lượng giao dịch TTKDTM).
- Tiền đề của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam.
- Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng sang các tổ chức khác như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các công ty cung cấp giải pháp thanh toán, v.v.
- Vì vậy, cạnh tranh không chỉ diễn ra trong ngành ngân hàng mà còn giữa ngân hàng với các tổ chức làm thanh toán khác.
- Mức độ cạnh tranh ngày một tăng khiến các đơn vị phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giới thiệu thêm nhiều dịch vụ mới, nhờ đó nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ ngày càng được đáp ứng tốt hơn..
- Xu hướng liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng đã bắt đầu hình thành.
- Lợi ích của xu hướng này là giúp các ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua được những hạn chế về vốn đầu tư cho trang thiết bị công nghệ phục vụ việc hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đặc biệt.
- là hình thức thanh toán thẻ.
- Chính nhờ mối liên kết giữa các ngân hàng riêng lẻ mà tính tiện ích trong thanh toán được cải thiện, tạo đà cho thanh toán điện tử phát triển tại Việt Nam..
- Như vậy, hoạt động thanh toán thời gian qua đã có những bước tiến khá rõ nét.
- Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán buộc phải tự cải tiến dưới sức ép của môi trường cạnh tranh cũng như yêu cầu của khách hàng ngày càng cao cả về chất và lượng.
- Thanh toán điện tử được coi là chìa khoá của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiện nay..
- Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ.
- Thanh toán thẻ được coi là giải pháp bước đầu cho hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam.
- Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho thanh toán ngân hàng phát triển mạnh kể từ năm 2002.
- Trong đó, công nghệ cho thanh toán thẻ là hoạt động được ưu tiên triển khai.
- Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lưới chấp nhận và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tượng.
- Hệ thống ATM và Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn .
- Bên cạnh đó là 14.442 thiết bị ATM phục vụ hoạt động rút tiền thanh toán của chủ thẻ..
- Ngân hàng với thanh toán điện tử.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking).
- Ngân hàng điện tử là một trong nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại của Ngân hàng với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp..
- Các dịch vụ này mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và giao dịch đơn giản.
- Trong đó, Internet Banking được xây dựng như một kênh giao dịch tài chính - ngân hàng thông qua Internet dành cho mọi đối tượng khách.
- hàng cá nhân và doanh nghiệp.
- Hiện nay các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích vượt trội.
- Với dịch vụ này, khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, với nhiều tiện ích đảm bảo an toàn, bảo mật.
- Ngân hàng phát triển dịch vụ này có thể thu hút thêm khách hàng, góp phần tăng doanh thu.
- Một số dịch vụ ngân hàng điện tử được sử dụng phổ biến như: Thanh toán qua POS.
- Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking).
- Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking);.
- Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking).
- Dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking).
- Dịch vụ Kiosk ngân hàng (Kiosk Banking).
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử.
- Trước nhu cầu của xã hội, năm 2007 đã chứng kiến những nét chuyển biến lớn của thanh toán điện tử Việt Nam.
- Ngoài các ngân hàng, nhiều công ty cung cấp dịch vụ, giải pháp cho thanh toán điện tử ra đời.
- Báo cáo này tập trung giới thiệu các mô hình cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và việc triển khai của một số doanh nghiệp điển hình..
- STT Công ty Dịch vụ.
- 1 CTCP dịch vụ thẻ Smartlink Thanh toán điện tử.
- Chuyển mạch ATM và POS 2 CTCP Dịch vụ &.
- Thương mại trực tuyến Onepay Giải pháp thanh toán, đặc.
- biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- 3 CTCP mạng thanh toán PayNet Thanh toán qua POS, ePOS.
- và mPOS Thẻ trả trước Dịch vụ top-up 4 CTCP chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt.
- Dịch vụ Mr.Top-up.
- 5 CTVASC Payment Thanh toán trực tuyến cho.
- các chủ tài khoản tại NH Ngoại Thương và Kỹ thương tại địa chỉ www.paygate.com.vn 6 CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam VnPay Dịch vụ top-up.
- Thanh toán các loại hóa đơn.
- Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử.
- Triển vọng kết nối dịch vụ thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử Cổng thanh toán điện tử là nhân tố nền tảng để tạo nên một hệ thống thanh toán điện tử có tính liên thông cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển của thương mại điện tử.
- Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam với hơn 80 ngân hàng đang hoạt động, việc kết nối 100% các ngân hàng là điều khó thực hiện trong tương lai gần.
- Thực tế cho thấy, việc hình thành các liên minh thẻ là một điều tất yếu để các ngân hàng cùng tồn tại và phát triển.
- Cổng thanh toán điện tử là đáp án để khắc phục những khó khăn do sự khác biệt về cơ chế hoạt động của từng ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán đến người tiêu dùng..
- Nhìn từ góc độ ngân hàng, cổng thanh toán điện tử sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ.
- Bằng việc tạo ra một cầu nối trung gian giữa các ngân hàng, cổng thanh toán điện tử được coi như đầu mối trung chuyển các lệnh nghiệp vụ mà không đòi hỏi các ngân hàng phải triển khai cùng một hệ thống kỹ thuật như nhau..
- Nhìn nhận dưới góc độ của doanh nghiệp, cổng thanh toán điện tử là tiền đề để xây dựng một mạng lưới thanh toán hiện đại, giúp các doanh nghiệp triển khai giao dịch thương mại điện tử theo một quy trình hoàn thiện.
- Sự phát triển của thương mại điện tử luôn gắn chặt và đòi hỏi có sự tham gia của cổng thanh toán điện tử.
- Đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, sự ra đời cổng thanh toán điện tử và sự tiện lợi của các hình thức thanh toán điện tử sẽ là đòn bẩy giúp tăng lượng khách hàng cũng như giao dịch..
- Quan trọng hơn cả, lợi ích của người tiêu dùng sẽ được nâng cao thông qua những tiện ích mà cổng thanh toán điện tử mang lại.
- Hiện nay, do sự khác biệt giữa các ngân hàng và mức độ hợp tác chưa cao giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên người tiêu dùng phải sử dụng nhiều loại thẻ, mở tài khoản tại nhiều ngân hàng.
- điều này gây bất tiện khá lớn khi tham gia vào thương mại điện tử.
- Với cổng thanh toán điện tử, chỉ cần có tài khoản tại một ngân hàng, người tiêu dùng có thể chi trả cho hàng hoá và dịch vụ của tất cả các nhà cung cấp với tài khoản nhận tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau.
- Cổng thanh toán điện tử ra đời sẽ mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau và là động lực thúc đẩy thương mại điện tử phát triển ở một tầm cao mới..
- Cổng thanh toán điện tử là nền tảng cơ bản cho hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử, do vậy, nó đòi hỏi thị trường cần có một sự đầu tư nghiêm túc, một mạng lưới.
- Trong một thị trường có khoảng 80 ngân hàng cùng hoạt động, việc một ngân hàng đứng ra tạo lập cổng thanh toán dường như thiếu tính khả thi.
- Cổng thanh toán cần được hình thành từ mối liên kết chặt chẽ của nhiều ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập trong cơ chế hoạt động nhằm mang lại lợi ích cân bằng cho tất cả các đối tượng tham gia..
- Do vai trò thiết yếu của cổng thanh toán điện tử cũng như xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đã có những phản ứng khá tích cực bằng việc đưa ra một số mô hình được xây dựng theo các cách tiếp cận khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là tạo ra “cầu nối” giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng