« Home « Kết quả tìm kiếm

Thế chế và thích ứng đối với biển đổi khí hậu tại đồng bằng sông Hồng tại Việt Nam,


Tóm tắt Xem thử

- THỂ CHẾ VÀ THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VIỆT NAM 1.
- Môi trường và biến đổi khí hậu 243 MỞ ĐẦU.
- Vấn đề đặt ra là toàn bộ hệ thống kiểm soát lụt tại ĐBSH có nhiều bất cập và biến đổi khí hậu dường như đã làm những vấn đề nêu trên trở nên trầm trọng hơn..
- Hiện nay, ĐBSH được hai hệ thống đê bảo vệ: đê sông dài 3.000 km kiểm soát lụt từ sông Hồng và các phụ lưu của nó và hệ thống đê biển dài 1.500 km giúp cho khu vực chống lại sóng do bão biển gây nên và chống nhiễm mặn.
- Tại cuộc họp giữa lãnh đạo tỉnh và trung ương để thảo luận về ĐBSH, nhiều quan chức tỉnh đã nhấn mạnh tính chất mẫn cảm của hệ thống sông và hệ thống phụ lưu thường xuyên úng ngập do hệ thống tưới, tiêu và bơm thoát còn nhiều bất cập gây ra, tiêu thoát chậm gây ngập úng tràn lan.
- Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch dài hạn nâng cấp phòng lụt, đặc biệt là những trạm bơm mới được thiết lập ở phía thượng nguồn, đổ trực tiếp ra sông Hồng và ổn định các đê sông đã bị xuống cấp tại nhiều nơi.
- Tuy nhiên, vấn đề kinh phí đã gây trở ngại lớn cho hoạt động này.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) đã dự toán phải cần 2.500 tỷ đồng cho hai năm tới đây cho việc nâng cấp hệ thống đó, trong khi chính quyền địa phương cần 2.651 tỷ đồng cho xây dựng những kênh nhỏ và các trạm bơm..
- Chính quyền ở Việt Nam được phân cấp rất lớn với những cơ quan của chính quyền được tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương đến tỉnh, huyện và xã.
- Xã là cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính ở Việt Nam với khoảng hơn 10.000 xã trong toàn quốc.
- Hệ thống chính quyền địa phương cấp tỉnh (LGU) bao gồm chi nhánh địa phương (sở, phòng) của các bộ thuộc trung ương cũng như các tổ chức dân sự.
- Những phòng, ban thuộc cấp thấp hơn phải báo cáo và nhận kinh phí từ Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện (đơn vị hành chính chính quyền chủ yếu, tương tự Hội đồng Nhà nước), có nghĩa là có trách nhiệm theo hệ thống dọc.
- Hệ thống này trong khi có lợi cho việc truyền đạt thông tin theo hệ thống dọc từ trên xuống dưới, nhưng cũng tạo ra những trùng lặp giữa các phòng ban cùng một cấp và một dây chuyền không rõ ràng về chỉ thị giữa hệ thống ngang và hệ thống dọc.
- Điều này có nghĩa là cần thiết phải có những cách tiếp cận và hoạt động mới giống như những việc cần phải có để ứng phó với những vấn đề mới như biến đổi khí hậu, nhưng dường như chỉ được lồng ghép vào hệ thống đơn vị chính quyền địa phương hiện hành một cách chậm chạp..
- Thể chế ở ĐBSH bao gồm thể chế quốc gia như Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão Trung ương, bao gồm đại diện của tất cả các bộ liên quan quan trọng.
- Các cơ quan quần chúng quốc gia như Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập Đỏ thường xuyên tham gia vào hoạt động cứu trợ như gây quỹ và phân phối kinh phí cứu trợ..
- Văn phòng cấp huyện tham gia vào các hoạt động phòng chống lụt bão bao gồm Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (DARD), Phòng Kế hoạch và Đầu tư (DPI) và Phòng Tài nguyên và Môi trường (DONRE).
- Những đơn vị chính quyền địa phương khác này thường tham gia bằng cách cử cán bộ đến Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương (Central Committee for Flood and Storm Control - CCFSC).
- Tại cấp huyện, các tổ chức quần chúng bắt đầu đóng một vai trò rộng lớn hơn vì họ được công nhận là thành viên quan trọng của các ủy ban kế hoạch và có vai trò trong phổ biến thông tin, động viên các thành viên vào công tác cứu trợ, bảo vệ đê, v.v.
- Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão: Ở cả hai huyện đều có Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão, đứng đầu là Chủ tịch huyện.
- Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão có một ban điều phối cấp huyện, một ban điều phối đê điều và 8 tiểu ban khác.
- Tài chính cho các ban này được lấy từ quỹ phòng chống thiên tai của huyện, chiếm khoảng 5% tổng quỹ của huyện ở Chương Mỹ và từ 1,5-2% ở Kiến Xương.
- Khi một sự kiện xảy đến thì một ban được thành lập để đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Văn phòng Kế hoạch và Tài chính của huyện sẽ quyết định sử dụng giá cả thị trường nào để đánh giá và dựa vào đó để huyện báo cáo lên tỉnh.
- Ở cấp xã cũng có Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão, đứng đầu là Chủ tịch xã.
- Ban điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão cấp xã chịu trách nhiệm vạch kế hoạch tổng thể và kế hoạch phân lũ, kiểm soát úng và chịu trách nhiệm phổ biến cho tất cả người dân trong xã.
- Ban cũng được giao trách nhiệm động viên dân làng đóng góp tre, sọt và một đội sơ cứu và phân công trách nhiệm cho các thành viên thuộc một đơn vị và phải được chuẩn bị để ứng phó với thiên tai xảy đến.
- Kinh phí hoạt động của ban điều hành xã được Ủy ban nhân dân xã dự trù dựa trên số lượng người và đặc điểm tự nhiên của xã.
- Về hoạt động chống biến đổi khí hậu, họ chịu trách nhiệm về bảo vệ đê điều, tưới nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước, hệ thống tiêu nước, kiểm soát bão, lụt và quản lý hệ thống tưới của huyện.
- Phòng này cũng chịu trách nhiệm kiểm soát thiên tai và thiệt hại, hồi phục và kiểm soát dịch bệnh.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là thành viên thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão của huyện và chịu trách nhiệm cứu hộ, đề xuất kế hoạch, giải pháp và thực thi phòng chống trực tiếp, kiểm soát và hồi phục thiệt hại do ngập, lụt, bão, lở đất, hạn hán, úng và những bệnh dịch trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong huyện.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Trưởng phòng là thành viên của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão và chịu trách nhiệm với một xã hoặc một nhóm dân cư ở cấp độ xã khi có mưa bão xảy đến.
- Phòng Kế hoạch và Đầu tư: Nhiệm vụ của Phòng này là tư vấn cho ban điều hành về tài chính cần phải được phân bổ cho công tác phòng chống lụt bão.
- Họ phải lập một kế hoạch khẩn cấp về mua sắm những trang thiết bị phục vụ kiểm soát và phòng chống thiên tai.
- Họ cũng phải có đánh giá cuối cùng để báo cáo về thiệt hại do lụt bão gây ra.
- Tổ chức dân sự.
- Hội Chữ thập Đỏ: Hội Chữ thập Đỏ thường xuyên có đại diện tại huyện và xã và cũng thường xuyên tham gia Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão.
- Hội này cũng chịu trách nhiệm cứu hộ các nạn nhân, cung cấp nước và thực phẩm cho người dân, cũng như giúp dân làm sạch môi trường sau thiên tai.
- Chủ tịch của Hội ở mỗi cấp đều là thành viên của các Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão tương ứng và chịu trách nhiệm với một xã hoặc một nhóm dân cư khi có thiên tai xảy đến.
- Hội Nông dân chịu trách nhiệm chuyển giao kỹ thuật về hạt giống và con giốn giúp cho người dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Đây là một tổ chức quần chúng và hàng năm được huyện cung cấp kinh phí cho hoạt động của Hội.
- Môi trường và biến đổi khí hậu.
- Những lựa chọn thích ứng được sử dụng trước thiên tai.
- Phổ biến cho dân kế hoạch sơ tán;.
- Soạn kế hoạch sơ tán dân;.
- Yêu cầu kinh phí từ huyện để thực hiện kế hoạch.
- thích ứng Cấu trúc Hoạt động Tài chính Kỹ thuật.
- Hội Cựu chiến binh: Chủ tịch Hội là thành viên của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão của huyện và xã chịu trách nhiệm với một xã hay một nhóm dân cư khi có thiên tai xảy đến.
- Hội Cựu chiến binh là một tổ chức quần chúng và được huyện cấp kinh phí cho hoạt động hàng năm.
- Mặt trận Tổ quốc: Mặt trận Tổ quốc luôn là thành viên của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão huyện hoặc xã.
- Họ có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức quần chúng khác thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão.
- Trong và sau khi có thiên tai, họ động viên và tuyên truyền người dân cứu giúp lẫn nhau trong tình trạng khẩn cấp nhằm hồi phục những thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Hội Phụ nữ: Hội Phụ nữ là ủy viên thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão cấp huyện và xã dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và tổ chức Đảng khi có thiên tai xảy đến.
- Đoàn Thanh niên: Đoàn Thanh niên là thành viên của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão xã, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban và Đảng ủy xã khi có thiên tai xảy đến.
- THÍCH ỨNG VỀ THỂ CHẾ ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỤT.
- Dưới đây là những hoạt động được các cấp hành chính địa phương và các tổ chức cộng đồng thực hiện trong và sau lụt:.
- Lập kế hoạch động viên dân hiến tre và sọt và chuẩn bị đội sơ cứu;.
- Lập kế hoạch thu hoạch lúa trước khi mưa bão đến.
- Chịu trách nhiệm phát triển một kế hoạch tổng thể và kế hoạch phân lũ, chống ngập úng Chính quyền.
- Xác định kinh phí hàng năm phân cho phòng chống lụt bão;.
- Lập một kế hoạch khẩn cấp cho mua sắm thiết bị cho phòng chống lụt bão nếu xảy đến.
- Tập huấn cho cán bộ xã về kế hoạch sơ tán;.
- Hoạt động các đơn vị và được chuẩn bị để đón thiên tai;.
- Khuyến khích các thành viên của tổ chức quần chúng giúp đỡ lẫn nhau tổ chức( chính quyền và các ngành) trong quy hoạch và giảm nhẹ thiên tai;.
- Chuyển kế hoạch xuống các cấp dưới Chính quyền.
- Qua các phương tiện thông tin đến cộng đồng để lập kế hoạch.
- Lựa chọn thích ứng sử dụng trong thiên tai.
- Môi trường và biến đổi khí hậu 247.
- Lựa chọn thích ứng sau thiên tai.
- Tái hoạt động trường học và y tế.
- Điều phối hoạt động phân phối hàng cứu trợ và kinh phí.
- Phân phối tiền hỗ trợ thiên tai xuống các xã;.
- Đánh giá yêu cầu củng cố hệ thống quản lý nước.
- Môi trường và biến đổi khí hậu 249 KẾT LUẬN.
- Cả hai huyện đều có hệ thống hành chính giống nhau.
- Không có huyện nào có quỹ riêng cho phòng chống bão lụt mà phải từ quỹ khẩn cấp của huyện..
- Tất cả kế hoạch cho phòng chống lụt bão đều là ngắn hạn, chỉ cho một năm mà đáng ra phải là 3 năm hoặc hơn.
- Hơn nữa, kế hoạch này chỉ được phê duyệt vào cuối tháng 4 hàng năm nên không có thời gian điều chỉnh nếu cần trước mùa mưa bão đến được dựa trên dự báo trong tương lai..
- Theo những người cung cấp thông tin chính khi tiến hành phỏng vấn thực địa vào tháng 4 và tháng 5 năm 2009 thì dự báo thời tiết đúng, tập huấn về biến đổi khí hậu và quỹ phòng chống bão lụt khẩn cấp là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho cán bộ phòng chống lụt bão của huyện và xã đối phó với những hiện tượng cực đoan tốt hơn và quan trọng hơn là giúp người dân ứng phó tốt hơn với thiên tai do biến đổi khí hậu..
- Kết luận về lựa chọn thích ứng.
- Do đó, thực tế thì kế hoạch mới chỉ là một năm mà không là thích ứng dài hạn.
- Không có quỹ mới dành cho thích ứng với thay đổi khí hậu và hầu hết hoạt động đều dựa vào kinh phí ít ỏi và tùy thuộc vào cường độ bão được dự báo..
- l Xây dựng tổ chức;.
- l Phổ biến quá trình lập kế hoạch;.
- l Thiết lập hệ thống giám sát;.
- Do nhiệm vụ và chức năng được giao nên các đơn vị chính quyền địa phương phải hoạt động theo hệ thống dọc.
- Trong khi cấu trúc cơ quan của Chính phủ để ứng phó với thiên tai như lụt, bão là rõ ràng và được điều phối tốt, nhưng lại thiếu linh hoạt để ứng phó với thách thức mới do biến đổi khí hậu.
- Do đó, không có điều kiện để phần lớn các cơ quan (ngoại trừ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các văn phòng trong hệ thống của nó) làm việc cùng với nhau và tham gia vào kế hoạch dài hạn của thích ứng với biến đổi khí hậu..
- Thành viên của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão chỉ là thứ yếu sau nhiệm vụ chính của họ và làm việc theo “kỳ hạn”, do đó họ không có sáng kiến để sẵn sàng ứng phó với thách thức mới của biến đổi khí hậu..
- Họ không có kinh phí cho những hoạt động của mình, chẳng hạn thuê chuyên gia đánh giá kế hoạch và chiến lược của họ, giúp đào tạo cán bộ.
- Trong khi hệ thống của Nhà nước chưa sẵn sàng với thích ứng với thay đổi khí hậu, thì ở cấp độ hộ gia đình và làng xã chưa thấy có gì thay đổi.
- Có rất ít biện pháp “thích ứng mạnh” do cá nhân thực hiện để bảo vệ đất trồng cấy của họ khỏi ngập lụt, như đắp bờ vùng hay hệ thống thoát nước..
- Tất cả những kế hoạch về phòng chống lụt bão đều là ngắn hạn cho một năm mà đáng ra phải là 3 năm hoặc hơn.
- Kế hoạch này chỉ được phê chuẩn vào tháng 4 hàng năm, ngay trước khi mùa mưa bão đến, nên không thể điều chỉnh khi cần thiết.
- Và do đó, trên thực tế thì chỉ có kế hoạch ứng phó với thiên tai trong một năm chứ không dài hơn..
- ĐBSH đã có lịch sử lâu đời về sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động không chính thức có vai trò giúp hộ gia đình đối phó/thích ứng với những biến cố do biến đổi khí hậu như là lụt, bão, trong tương lai, các hình thức này có thể giúp giải quyết các vấn đề mà hệ thống chính thức của chính quyền địa phương không kham nổi.
- #Vốn xã hội# này có thể là hoạt động trợ giúp về tài chính không chính thức của các nhóm phụ nữ chẳng hạn.
- Một khuyến cáo là cần hiểu rõ hơn các tổ chức và hoạt động không chính thức, nhằm giúp các hệ thống chính thức hỗ trợ và khuyến khích phát triển các hoạt động trợ giúp không chính thức này..
- Quyết định về thành lập Ban Phòng chống Lụt bão năm 2007..
- Hệ thống thoát nước của đồng bằng sông Hồng quá tải