« Home « Kết quả tìm kiếm

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân


Tóm tắt Xem thử

- THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN.
- Hà Nội – 2015.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam.
- Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
- Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn này!.
- Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học và các anh chị trong phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã giảng dạy, trang bị cho em những nền tảng kiến thức bổ ích, giúp đỡ em hoàn thành khóa học và tạo điều kiện để em nghiên cứu, thực hiện đề tài và được tiến hành bảo vệ luận văn..
- Tác giả luận văn mong muốn sẽ nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm đến vấn đề được thực hiện trong luận văn..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...9.
- Phương pháp nghiên cứu ...10.
- Chương 1: Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu”...12.
- Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân ...12.
- Sự nghiệp văn học và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân ...13.
- Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu” ...15.
- Chương 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và sự thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân ...21.
- Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân ...43.
- Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân.
- Trần Huyền Trân tên thật là Trần Đình Kim.
- Nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng nhấn mạnh: “Thành tựu của Trần Huyền Trân đóng góp cho nghệ thuật Việt Nam là rất lớn.
- Thơ của ông so với Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu… không thua kém, song việc có nhiều ý kiến đánh giá chưa hết những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong hoạt động cách mạng, nhất là văn hóa cứu quốc là một thiếu sót.” Thế nhưng, cho đến nay, sự nghiệp thơ ca của ông vẫn chưa được tìm hiểu một cách thỏa đáng.
- Chính vì vậy, luận văn này ra đời với mong muốn góp một phần vào việc khẳng định giá trị nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân với độc giả..
- Trần Huyền Trân không phải là tác giả có một sự nghiệp văn học đồ sộ nhưng là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau..
- Riêng trên lĩnh vực thơ ca, ông có đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cả về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Tác phẩm thơ của Trần Huyền Trân chủ yếu được in trong tập thơ Rau tần (1986).
- Đến năm 2001, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập sưu tầm đầy đủ tất cả các bài thơ của nhà thơ.
- Tuy cùng “hội tam anh” với Thâm Tâm và Nguyễn Bính nhưng có thể nói, so với những người bạn của mình, đóng góp của Trân Huyền Trân cho Thơ Mới và văn học Việt Nam vẫn chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng..
- Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy.
- Từ việc khảo sát và nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân, chúng ta sẽ thấy được những nét lớn độc đáo và đặc sắc nhất của thơ ông, nhất là về cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình và phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong mối quan hệ với phong trào Thơ Mới đương thời nói chung và trong mối liên hệ, so sánh với thi phái “áo bào gốc liễu” nói riêng.
- Qua đó, khẳng định những đóng góp của ông cho thơ Việt Nam hiện đại..
- Chính từ những lí do trên, luận văn này ra đời nhằm mục đích góp một tiếng nói vào việc nhìn nhận và đánh giá những tác phẩm thơ Trần Huyền Trân một cách đầy đủ toàn diện hơn.
- Mặt khác, chúng tôi cũng muốn khẳng định vị trí của nhà thơ trong làng thơ Việt Nam hiện đại.
- Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình trên cơ sở tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá của những người nghiên cứu đi trước để nhằm góp thêm một cái nhìn khái quát về thơ Trần Huyền Trân.
- Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng rằng, sau khi đề tài này được nghiên cứu thành công, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc học tập và giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại nói chung và phong trào Thơ Mới cũng như tác giả Trần Huyền Trân nói riêng..
- Chặng đường thơ Trần Huyền Trân kéo dài từ những năm trước Cách mạng tháng Tám – 1945 cho đến thời kỳ đất nước đổi mới và chỉ dừng lại khi ông qua đời năm 1989.
- Trong suốt quãng đường dài đó, Trần Huyền Trân sáng tác không ngừng nghỉ ở nhiều thể loại văn học: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kịch thơ, chèo..
- Riêng trên lĩnh vực thơ ca, suốt một chặng đường dài như vậy nhưng gần như thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân không có nhiều biến đổi, ông sử dụng một phong cách thơ đồng nhất trong suốt quá trình sáng tác của mình.
- Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về thơ Trần Huyền Trân, về thế giới nghệ thuật thơ ông lại càng không có.
- Ông chỉ được nhắc đến trong một số sách nghiên cứu và các trang báo, tạp chí.
- Theo thống kê của chúng tôi, cho đến nay, mới chỉ có khoảng 20 bài viết in trên sách, báo, tạp chí và mạng internet nghiên cứu, đánh giá thơ Trần Huyền Trân.
- Có lẽ ấn phẩm “Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập” năm 2001 của Nhà xuất bản Văn học là tuyển tập đầy đủ nhất về thơ ông, đồng thời cũng trong tuyển tập này, Ban biên soạn đã trích dẫn một số ý kiến nhận xét, đánh giá, phê bình thơ Trần Huyền Trân của các nhà nghiên cứu thay cho lời cuối sách..
- Hoài Thanh và Hoài Chân là hai nhà phê bình đầu tiên có những thẩm định, đánh giá về thơ Trần Huyền Trân.
- Tuy vậy, lúc đó, Trần Huyền Trân mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình nên số lượng tác phẩm cũng chưa nhiều.
- Năm cuốn Thi nhân Việt Nam được hoàn thành có nghĩa là Hoài Thanh và Hoài Chân mới chỉ có thể đọc được 24/99 bài thơ của Trần Huyền Trân.
- Chính vì vậy có thể khẳng định rằng những đánh giá của Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đối với thơ Trần Huyền Trân sẽ không thể đầy đủ và hoàn chỉnh được.
- Tác giả Thi nhân Việt Nam khẳng định “Trần Huyền Trân, con người có tên lạ ấy không phải là một thiên tài.” Ý kiến này đúng ở nhiều phương diện, Trần Huyền Trân không phải một nhà thơ mới được đông đảo nhiều người biết đến như Xuân Diệu, Huy Cận hay Thế Lữ.
- Nhưng chính những điều này có lẽ lại là lý do để Hoài Thanh “mở cửa” đón Trần Huyền Trân bởi thơ ông cũng có những nét độc đáo riêng của mình.
- Tác giả Thi nhân Việt Nam “ưa những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương” của Trần Huyền Trân.
- Trong khi hầu hết các nhà thơ mới say đắm với tình yêu, với thiên nhiên thì Trần Huyền Trân ít khi viết về đề tài này.
- Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Trần Huyền Trân không xuất sắc lắm.
- Thế có nghĩa là thơ Trần Huyền Trân có một sự khác biệt lớn đối với phần chung của bức tranh thơ mới lãng mạn và Hoài Thanh là người đã sớm nhận ra sự khác biệt ấy và dành cho nhà thơ một niềm ưu ái không nhỏ.
- Tuy chỉ được dành chưa đầy hai trang giấy trong Thi nhân Việt Nam và cũng chưa được Hoài Thanh trích dẫn đầy đủ bài thơ nào nhưng là một trong số 46 nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới cũng đủ để khẳng định vị trí của Trần Huyền Trân.
- Đó chính là lý do vì sao Hoài Thanh lại phải thêm Trần Huyền Trân vào những trang cuối của Thi nhân Việt Nam.
- Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa: Trần Huyền Trân” [51, tr.374]..
- Trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển hạ), nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Long đã lý giải con đường thơ của Trần Huyền Trân.
- của Trần Huyền Trân đã tạo nên “nỗi niềm u uẩn” cũng như tâm trạng cảm khái, bi phẫn trước thời cuộc, từ đó tạo nên đề tài xã hội trong thơ ông.
- Trần Huyền Trân bất lực trước hiện thực đời sống nhưng đã nhanh chóng nhận ra con đường giải phóng cho tâm hồn mình, con đường Cách mạng để từ đó những bài thơ hay về cuộc chiến đấu của nhân dân ta được ra đời..
- Tiến sỹ Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa trong bài Trần Huyền Trân – Nhà thơ kết thúc phong trào thơ mới in trên Báo Sài Gòn giải phóng đã có những nhận định hết sức đáng quý về thơ Trần Huyền Trân.
- Trong Trần Huyền Trân tài hoa và bất hạnh, nhà nghiên cứu Hoài Việt phân tích tâm trạng bi phẫn, cái ngang tàng của thơ Trần Huyền Trân thể hiện qua một số bài thơ và nhận xét “Trần Huyền Trân làm thơ không nhiều, nhưng có khá nhiều bài hay, câu hay.
- Giáo sư Hoàng Như Mai là một trong số ít những nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao đóng góp của thơ Trần Huyền Trân đối với văn thơ Việt Nam hiện đại.
- Giáo sư đã chỉ những nét lớn nhất trong thơ Trần Huyền Trân qua việc phân tích, cảm nhận hai bài thơ “Độc hành ca” và “Cái thai hoang”..
- Hai bài thơ trên là tiêu biểu cho phong cách thơ Trần Huyền Trân.
- “Độc hành ca” là tâm trạng của Trần Huyền Trân cũng như tâm trạng chung của nhiều thế hệ đương thời.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách nghiên cứu:.
- Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Aristote – Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca – Văn tâm điêu long, NXB Văn học, Hà Nội..
- Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề thơ Việt Nam NXB Hội nhà văn, Hà Nội..
- Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa, Trần Huyền Trân – Nhà thơ kết thúc phong trào thơ mới Báo Sài Gòn giải phóng..
- Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu (2002), Văn học Việt Nam NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Thơ Trần Huyền Trân, Báo Văn nghệ..
- Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam..
- Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Mã Giang Lân, Nhịp điệu thơ hôm nay, Tạp chí nghiên cứu văn học, số tháng 3, năm 2007..
- Phong Lê - Vũ Văn Sỹ - Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2001), Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động..
- Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB giáo dục..
- Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học Việt Nam NXB Giáo dục..
- Tôn Thảo Miên, Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn, Tạp chí Văn học số tháng 1/1997..
- Nguyễn Đức Nam (1987), Thơ Việt Nam NXB giáo dục..
- Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Phan Thị Diễm Phương, Thơ lục bát ở một thế hệ nhà thơ hiện đại, Tạp chí Văn học số 2/1988..
- Nguyễn Khắc Sính, Đi tìm phong cách chung cho văn học, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số tháng 2/2008..
- Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học..
- Nguyễn Bá Thành – Bùi Việt Thắng (1990), Văn học Việt Nam NXB Đại học Tổng hợp, Hà Nội..
- Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội..
- Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập (2001), NXB Văn học..
- Bích Thu, Nhận diện thơ qua hệ thống thể tài, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số tháng 9/1995..
- Thuật ngữ văn học – mỹ học (1969), Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội..
- Trần Huyền Trân (1986), Rau tần, NXB Văn học..
- Trần Huyền Trân (1995), Rau tần, NXB Hội Nhà văn..
- Hoài Việt (1992), Trần Huyền Trân – Tài hoa và bất hạnh, NXB Hội Nhà văn..
- Nhiều tác giả (2002), Văn học Việt Nam NXB Giáo dục Hà Nội..
- Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Nhiều tác giả (1998), Nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.