« Home « Kết quả tìm kiếm

Thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử


Tóm tắt Xem thử

- THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử.
- Dẫn dắt vấn đề : thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử 2.
- Định nghĩa: Thế giới nghệ thuật là gì?.
- Khái niệm: Thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm văn học trong dạng chỉnh thể (từ những năm 70 của thế kỉ XX).
- Theo ngành Thi pháp học: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm một loại hình sáng tác của một tác giả, một trào lưu).
- Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy.
- hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng…chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật.
- Như vậy, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới… Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới một cách cắt nghĩa về thế giới… Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ.
- Thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- Nhìn từ góc độ không – thời gian (Chronotope): bài thơ gồm ba khổ nhưng giữa ba khổ không hề có sự liên kết với nhau theo tính liên tục của không gian và thời gian..
- Thời gian trong bài thơ tồn tại không có tính liên tục mà bị đứt nối, ngắt quãng: cảnh thôn Vĩ vào buổi sáng tinh mơ (khổ 1), cảnh đêm trăng (khổ 2) và sự vô thức, không đoán định về mặt thời gian (khổ cuối)..
- Không gian trong bài thơ là không gian của sự chia lìa, không gian giữa thực và hư của hai vùng đất: xứ Vĩ Dạ và vùng đất Qui Nhơn..
- Vậy bài thơ liên kết với nhau như thế nào? Nó được liên kết thông qua mạch cảm xúc được vận động một cách nhất quán trong dòng ý thức, suy tưởng của nhân vật trữ tình.
- Đây là nét độc đáo của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ..
- Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
- Hình ảnh đầy chất thơ và gợi cảm: Hình ảnh gần gũi, nên thơ của thôn Vĩ: nắng sớm, hàng cau, khu vườn, lá trúc, bến nước, con thuyền, trăng,… (khổ 1).
- Tóm tắt lại những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ..
- Đề bài: Nét nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Gợi ý làm bài.
- Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
- Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo…nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời.
- Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái – dấu ấn của sự đau đớn giày vò về thể xác lẫn tâm hồn.
- Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử..
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới.
- Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu, Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tác độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú.
- Tiếp cận với thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là cảm nhận được tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, hình ảnh thơ, tính đa nghĩa tạo sinh của văn bản thơ, tính điêu luyện trong cách tổ chức, cấu trúc tác phẩm và tính mơ hồ khó hiểu.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử..
- Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của hình thức văn học.
- Tác phẩm trọn vẹn xuất hiện như, một thế giới nghệ thuật, một khách thể thẩm mĩ.
- Dùng từ “thế giới” để chỉ tác phẩm văn học là có cơ sở khoa học, bởi thuật ngữ “thế giới nghệ thuật” thỏa mãn các ý nghĩa của khái niệm “thế giới”: chỉ sự thống nhất vật chất của các biểu hiện đa dạng.
- Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người.
- Tuy nhiên, việc xác định thế giới nghệ thuật như thế nào thì chưa có ý kiến thống nhất.
- Từ khái niệm “thế giới” nêu trên có thể hiểu “thế giới nghệ thuật” là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ chỉ có trong tác phẩm văn học nói riêng và trong tác phẩm nghệ thuật nói chung, trong cảm thụ của người tiếp nhận, ngoài ra không tìm thấy ở đâu cả.
- Thế giới nghệ thuật mang tính cảm tính, có thể cảm thấy được và là một kiểu tồn tại đặc thù trong chất liệu và trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng trong tác phẩm.
- Tóm lại, thế giới nghệ thuật hiểu một cách khái quát là tập hợp tất cả các phương thức, hình thức nghệ thuật biểu hiện mà nhà văn sử dụng để phản ánh và sáng tạo hiện thực..
- Để tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong Đây thôn Vĩ Dạ, thiết nghĩ cũng cần trở lại một số vấn đề có liên quan đến bài thơ:.
- Hồi còn làm ở Sở đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử có một mối tình đơn phương với Hoàng Thị Kim Cúc – con gái của chủ sở, người Huế.
- Mối tình chưa được mặn nồng thì Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo nhưng lòng vẫn nuôi hi vọng ở mối tình đơn phương đó.
- Nhận được tấm thiệp ở một xóm vắng Bình Định –nơi cách li để chữa bệnh – nơi rất xa xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã nghẹn ngào.
- Tấm thiếp như một chất xúc tác tác động mạnh mẽ đến hồn thơ Hàn Mặc Tử.
- Thi sĩ liền cất bút viết bài thơ này trong một niềm cảm xúc dâng trào..
- Nội dung tự thân của bài thơ đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một kỉ niệm riêng tư.
- Được gợi hứng từ tấm thiếp nhưng bài thơ không đơn thuần là những lời vịnh cảnh, vịnh người từ tấm thiếp mà đó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu cháy bỏng nhưng vô vọng.
- Đến với thế giới nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là đến với một thế giới nghệ thuật đầy cá tính sáng tạo, mang những nét riêng, nét dị biệt của một hồn thơ đau thương, đa sầu, đa cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và con người..
- Trước tiên, nhìn từ góc độ không – thời gian nghệ thuật, bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian: cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong ánh mai với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà tinh tế, nghiêng về cảnh thực.
- Không – thời gian nghệ thuật của bài thơ được sáng tạo mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ..
- Thời gian trong bài thơ tồn tại không có tính liên tục, bị đứt nối, ngắt quãng: cảnh thôn Vĩ vào buổi sớm tinh mơ, cảnh sông nước đêm trăng và cuối bài thơ chỉ còn là thời gian vô thức, không xác định.
- Thời gian trong Đây thôn Vĩ Dạ như một dòng chảy nhưng đứt nối của một nỗi niềm thiết tha gắn bó với đời, khát vọng sống đến khắc khoải..
- Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người.
- Thời gian trong Đây thôn Vĩ Dạ đã thể hiện quan niệm của Hàn Mặc Tử về thế thái nhân sinh.
- Thế nhưng, nét khác là thời gian trong bài thơ không liên tục mà ngắt quãng.
- Sự đứt nối thời gian trong bài thơ như một nỗi niềm tâm sự của nhà thơ về cuộc đời và kiếp sống mong manh, đứt đoạn của con người, của Hàn Mặc Tử - một kiếp người dang dở tình duyên và sự nghiệp văn chương..
- Thời gian của bài thơ không mang tính liên tục còn không gian lại không tuân theo tính duy nhất.
- Không gian trong Đây thôn Vĩ Dạ là không gian của sự chia lìa.
- Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ ý và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả, là không gian tinh thần của con người, là không gian sống mà con người.
- Không gian nghệ thuật là loại không gian Topos, là không gian cảm giác được, là không gian nội cảm chứ không phải như không gian mặt phẳng kiểu Euclip.
- Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống.
- Do đó, không thể qui không gian trong Đây thôn Vĩ Dạ về không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất..
- Không gian trong bài thơ là không gian xứ Huế và không gian một vùng quê Bình Định xa vời, cách trở, huyền hồ “mờ nhân ảnh”.
- Nhưng dù sao Hàn Mặc Tử vẫn chờ đợi và nuôi mầm hi vọng cho mối tình tuyệt vọng ấy..
- Tóm lại, cả bài thơ liên kết với nhau không theo một trật tự nào của không gian và thời gian..
- Thế giới nghệ thuật trong bài thơ còn thể hiện ở sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật để miêu tả hiện thực và nội tâm một cách sinh động và sâu sắc.
- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?.
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là một câu hỏi có nhiều sắc thái: vừa hỏi han, vừa hờn trách, vừa nhắc nhở, vừa mời mọc.
- Câu hỏi như xoáy sâu vào nỗi đau trong lòng nhà thơ – một người đang mang căn bệnh hiểm nghèo, bế tắc, tuyệt vọng trước tình yêu và cuộc sống – biết bao giờ được quay gót trở về thôn Vĩ tươi đẹp, thơ mộng.
- Thôn Vĩ là nơi Hàn Mặc Tử thường lui tới khi còn là sinh viên trường Pellerin ở Huế.
- Chính vì vậy, việc trở về thăm thôn Vĩ như một sự thôi thúc bên trong tâm hồn nhà thơ nhưng biết khi nào ước mơ ấy hóa thành hiện thực..
- Sự phân thân và những sắc thái tình cảm phức hợp hòa trộn vào nhau trong cùng một câu hỏi làm cho niềm ao ước được trở về thôn Vĩ vừa mãnh liệt, vừa uẩn khúc, khó giãi bày..
- Khổ cuối của bài thơ lại xuất hiện thêm một câu hỏi tu từ như một lời ướm hỏi đậm nét hoài nghi:.
- Câu hỏi là niềm hoài nghi về sự đậm đà trong tình cảm của “ai” đó đối với Hàn Mặc Tử.
- Chứ “ai” thứ hai có thể hiểu theo nghĩa hẹp là “khách đường xa” nhưng cũng có thể mở rộng ra là những người tình trong cõi mộng, thoắt ẩn, thoắt hiện trong tâm trí của Hàn Mặc Tử.
- Qua những câu hỏi tu từ rải dọc theo suốt chiều dài bài thơ, ta như cảm nhận được diễn biến tâm trạng của Hàn Mặc Tử từ ao ước, đắm say đến hoài vọng, đợi chờ và mơ tưởng, hoài nghi để cuối cùng sầu muộn và bi quan, yếm thế.
- Vì thế, âm điệu bài thơ bị chi phối bởi ngữ điệu của những câu hỏi ấy.
- Cảm xúc trong bài thơ phần lớn đã được chuyển vào âm điệu của những câu hỏi..
- Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học không chỉ có yếu tố ngôn từ mà còn có cả thế giới được miêu tả theo các nguyên tắc nghệ thuật.
- Đến với thế giới nghệ thuật của Đây thôn Vĩ Dạ ta bắt gặp hàng loạt những hình ảnh đầy chất thơ và giàu sức gợi cảm..
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh thật giản dị, mộc mạc, gần gũi với biết bao làng quê Việt “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
- Hình ảnh ấy hiện lên trước tiên trong kí ức nhà thơ, bởi nơi ấy đong đầy kỉ niệm của một thời cắp sách mà Hàn Mặc Tử không thể xóa nhòa và nơi đây cũng là quê hương của người tình trong mộng – Hoàng Cúc.
- Riêng ánh nắng trong Đây thôn Vĩ Dạ chỉ gợi chứ không tả nhưng vẫn có sức lôi cuốn, hấp dẫn bởi nó gián tiếp gợi tả vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, thanh thoát của ánh nắng và cảnh thiên nhiên buổi sớm.
- Hình ảnh mở đầu bài thơ thật tươi sáng, thật thơ mộng.
- Hiệu quả nghệ thuật của câu thơ là tạo nên không khí mơ hồ, thực hư chập chờn chuyển hóa cho nhau khá thơ mộng.
- Nhưng vẻ đẹp của trăng chưa phải là hình ảnh mang dấu ấn thực sự riêng biệt của Hàn Mặc Tử.
- Cô đơn ấy, Hàn Mặc Tử chỉ còn biết bầu bạn cùng trăng như một niềm an ủi cuối cùng.
- Nhưng tiếc thay cuối đời, vầng thơ trăng ấy cũng không làm nguôi ngoai nỗi sầu của Hàn Mặc Tử nên nhà thơ đành ngậm ngùi chia tay trong đau đớn, xót xa và hờn trách “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho?...”.
- Đối với Hàn Mặc Tử cái chết đã cận kề, chỉ được sống và yêu không thôi là niềm hạnh phúc quá lớn lao.
- Trong Đây thôn Vĩ Dạ có một nét phong cách đặc thù cực tả.
- Trong quan niệm của Hàn Mặc Tử, trinh bạch tinh khiết là vẻ đẹp lí tưởng mà nhà thơ say mê, khao khát.
- Có thể nói vấn đề tạo hình là phương thức biểu hiện chủ đạo tạo nên sắc thái biểu cảm trong thơ Hàn Mặc Tử.
- Với thế giới các hình ảnh nên thơ huyễn hoặc, đầy sức quyến rũ phần nào đã giúp người đọc cảm nhận được những rung động, những cung bậc khác nhau trong tâm hồn và cảm xúc lạ thường của nhà thơ được bộc lộ qua nghệ thuật ngôn từ..
- Hàn Mặc Tử đã đi xa nhưng con đường thơ ca của nhà thơ vẫn còn đó, vẫn mới mẻ, tinh khôi.
- Đây thôn Vĩ Dạ là một thông điệp tình yêu đối với thiên nhiên, với con người và cuộc sống đầy lãng mạn nhưng cũng đầy tuyệt vọng..
- Thế giới nghệ thuật trong Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng và trong toàn bộ sự nghiệp văn thơ của Hàn Mặc Tử nói chung là một thế giới đa âm sắc, đầy cá tính sáng tạo, mang tính truyền thống về đề tài nhưng cách tân, hiện đại trong câu chữ, nghệ thuật tạo nên những nét lạ thường, độc đáo.
- Trong Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc nhận ra dạng kết cấu vừa đứt đoạn, vừa liên kết, nhất quán của mạch thơ.
- Với thế giới nghệ thuật ấy, Hàn Mặc Tử đã có những đóng góp mới lạ, tạo một phong cách riêng, một thi pháp riêng, một quan niệm nghệ thuật riêng cho Trường thơ loạn nói riêng và cho Thơ mới nói chung.
- Đây thôn Vĩ Dạ đã trải qua hơn bảy mươi năm thăng trầm cùng kịch sử văn học nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị.
- Đây cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử đầy tài năng nhưng tiếc thay đoản mệnh!.
- Như vậy với đề bài Nét nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, HỌC247 đã.
- Qua đó, các em cũng thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc như tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, hình ảnh thơ.
- tính mơ hồ khó hiểu của một bài thơ mang hơi hướng của sự phá cách trong sáng tác của Hàn Mặc Tử nói riêng và các nhà thơ trên thi đàn văn học nói chung.
- Bên cạnh việc tìm hiểu về những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em có thể tham khảo thêm phần tổng hợp về các dạng bài phân tích của tác phẩm này tại HỌC247.