« Home « Kết quả tìm kiếm

THẾ GIỚI TÂM LINH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU – MỘT BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ VIỆT


Tóm tắt Xem thử

- Sáng tác của Nguyễn Du mang đậm chất truyền thống văn hoá Việt dù ông là người hơn ai hết viết nhiều về con người và đất nước Trung Quốc.
- Tất nhiên truyền thống văn hoá của hai nước có nhiều điểm trùng nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt nhau.
- Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh của truyền thống văn hoá Việt, đó là vấn đề thế giới tâm linh.
- Thế giới này hiển hiện rõ rệt trong sáng tác Nguyễn Du, làm cho người đọc không thể không nhận ra.
- Một Văn chiêu hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán được bày ra những đình, đền, miếu, mộ… Đó là gì nếu không phải là quan điểm, cách nhìn của người sáng tác?.
- Trong tác phẩm của Nguyễn Du, không chỉ có không khí lễ hội mà còn có thế giới của trời, Phật, thần thánh, ma quỷ, không chỉ có mồ mả, tha ma, nghĩa địa mà còn có chiêm bao, mộng mị, bói toán.
- Hội là những cuộc chơi.
- Chúng ta có Tết Nguyên đán vào ngày đầu năm mới, Tết Thượng nguyên 15 tháng giêng, Tết Trung nguyên vào ngày 15 tháng 7, Tết Hạ nguyên vào ngày 15 tháng 10, ngoài ra còn có Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Hàn thực,… Những dịp này là cơ hội để mọi người, nhất là nam nữ thanh niên, gặp gỡ nhau trò chuyện, kết bạn, vui chơi… Còn lễ cũng đi kèm với hội dưới hình thức bái viếng đối với thần thánh, tiên, Phật hoặc người dưới cõi âm như lễ rước Thần Lúa, lễ cầu mưa, nghi lễ phồn thực, lễ tảo mộ,… Đấy là những biểu hiện truyền thống văn hoá tinh thần của dân tộc ta.
- Khi có những điều sợ hãi in dấu trong cuộc sống của ai đó thì điều ấy cũng sẽ thường xuyên trở lại trong những giấc chiêm bao của họ.
- Khi phải giải thích những trớ trêu nghịch cảnh của số phận, người ta dựa vào những cái gọi là mệnh, nghiệp, duyên, kiếp… Con người khi chết chỉ mất đi phần xác, cái còn lại là phần hồn..
- Người sống có thể hỏi ý kiến, xin phép, khấn nguyện… điều gì đó đối với người đã chết.
- Phần hồn đối với người còn đang sống đôi khi được hiểu là cái bóng đi bên cạnh con người lúc nắng trưa hay lúc đêm về.
- Người ta luôn giữ cái bóng của mình, sợ giẫm đạp lên bóng hoặc khi lao động bằng búa, dao tránh chặt, chém lên bóng của mình, khi ngủ là hồn xuất ra, rời khỏi xác, vì vậy tránh bôi bẩn mặt mày người đang ngủ để hồn trở về còn nhận biết xác mà nhập vào… Tất cả những vấn đề trên đều là những dấu ấn văn hoá tinh thần của người Việt chúng ta.
- Nguyễn Du là người Việt nên không tránh khỏi việc tiếp thu những nguồn cội văn hoá này.
- Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, thế giới này hiện diện rất rõ.
- Thanh Lãng nói hơi quá nhưng có cơ sở: “Nguyễn Du thi sỹ của niềm tin dị biệt, thi sỹ của mồ mả, tha ma, nghĩa địa.
- Thật vậy, đã có 84 lần Nguyễn Du nhắc đến mồ mả, đình đền, gò đống trong 250 bài thơ của mình.
- Đây là không gian của người chết.
- Quả là Nguyễn Du quan tâm nhiều đến ngôi nhà của người chết.
- Có phải chính trong Nguyễn Du cũng lẩn khuất những ý niệm về cái chết, về cõi vĩnh hằng mà bản thân ông luôn khao khát muốn khám phá hiểu biết về nó? Trong thế giới của sự sống thì cái chết là một cái gì vô cùng bí ẩn, con người luôn thấy sợ hãi trước nó và muốn hiểu biết về nó.
- Ai biết nghĩ đến cái chết chính là đang ý thức cuộc sống của mình.
- Nguyễn Du có phải hơn ai hết đã ý thức về sự sống tạm bợ ngắn ngủi này và luôn lo lắng phập phồng về cái chết? Tại sao nó huỷ diệt con người? Tại sao không có một sự sống vĩnh viễn bất tận cho con người? Và khi chết chóc đã là một nỗi lo sợ thì con người tại sao còn thù hằn chém giết nhau? Quả thật thế kỷ XVIII – XIX với bao biến động, con người sát hại nhau, bao nhiêu thiên tai địch hoạ, bao nhiêu xác người chết đói ngổn ngang… là cơ sở sinh động nhất để Nguyễn Du ưu tư trăn trở về cuộc đời.
- Vì thế mà bao nhiêu câu hỏi về nhân sinh cứ chất chật trong đầu của Nguyễn Du, khiến ông không thể không đưa nó vào thế giới nghệ thuật của mình.
- Cho nên những đình đền, gò đống, mồ mả thường phát ra tín hiệu âu lo về cuộc sống nhân sinh và Nguyễn.
- Nếu không thế, tại sao cứ gặp mồ mả, gò đống thì Nguyễn Du xúc động?.
- Hình như ông muốn kiến giải về những nấm mồ, những gò đống kia nhưng rồi có lẽ không kiến giải nổi nên ông chỉ nói theo cách nói của người xưa với giọng bùi ngùi:.
- Con người khi ấy thực sự trở về với cát bụi.
- Như vậy, những vấn đề khác được đặt ra: Con người chết rồi sẽ đi đâu,.
- về đâu? Có sự tồn tại của kiếp sau đời người hay không? Kiếp này và kiếp sau có liên quan gì với nhau? Khoảng giữa kiếp trước và kiếp sau, phần xác tàn rữa, còn phần hồn nương tựa vào đâu, hay cứ phải lơ lửng vật vờ?… Những câu hỏi không có lời đáp, con người không thể tìm biết được.
- Vì thế cho nên cái chết đối với con người thật đáng sợ, và cuộc sống hiện tại là tất cả.
- Ông khuyên con người phải biết tôn trọng cuộc sống của mình, phải biết nắm giữ vận mệnh của mình..
- Không chỉ chú ý đến những nấm mồ mà Nguyễn Du còn thường xuyên trò chuyện với người đã chết, tức người đang nằm dưới mộ..
- Người nằm dưới mộ có đủ mọi loại người, Nguyễn Du hầu như quan tâm đến tất cả..
- Đối với phụ nữ đó là nàng Tiểu Thanh, cô Cầm, người hầu cũ của em, người đẹp ở đất La Thành, người đàn bà trong đá vọng phu, các bà phi vợ vua Thuấn, chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam quốc, Dương Quý Phi, Ngu Cơ, ba người đàn bà ở miếu Tam Liệt… Và đặc biệt là hình ảnh người vợ hiền đầu gối tay ấp đã mất của nhà thơ trong bài Ký mộng.
- Tình cảm của ông đối với vợ thật sâu nặng.
- Nguyễn Du xa nhà, năm tháng phiêu bạt, người vợ nếu không mất thì chắc cũng đang chờ đợi héo hon.
- Nguyễn Du nói trong mộng thấy rõ ràng Mộng trung phân minh kiến, nghĩa là thấy rất rõ người vợ từ quê hương lặn lội đi tìm chồng nơi bến sông, nhan sắc vẫn như xưa, tuy áo quần có hơi xốc xếch..
- Tình cảm mới đẹp làm sao! Vợ Nguyễn Du đã vượt qua tất cả, cả khuê môn lẫn đường xa vất vả chỉ để nói lên tiếng nói tình yêu.
- Ký mộng gợi nhớ đến một bài thơ của Nguyễn Khuyến cũng khóc vợ, gọi hồn vợ:.
- Nỗi nhớ còn âm thầm chưa hiển hiện mặt đối mặt xót lòng, tan tác như giấc mộng của Nguyễn Du.
- Như vậy thông qua giấc mộng, Nguyễn Du muốn nói điều gì? Thế giới tâm linh tràn ngập trong bài thơ, mộng – thực, người sống – người chết, trần thế – âm phủ.
- Hai thế giới này có thể tương thông qua hình thức giấc mộng..
- Đây vốn là một quan niệm của Nguyễn Du.
- Còn rất nhiều bài thơ khác Nguyễn Du đề cập đến giấc mộng và chính ông cũng tự nhận thấy mình là người hay sống trong mộng, cũng không chỉ mình ông mà cả thiên hạ đều sống trong mộng:.
- Nguyễn Du đã dùng cách nói của Lão Trang để giải thích nhưng thực ra đây cũng là cách chứng thực cuộc đời.
- Cuộc đời này với những mong ước chỉ có thể có trong giấc mộng mà thôi.
- Do đó mà con người luôn thu mình lại với cái bóng, chia sẻ với cái bóng, nhưng rồi ngay cả cái bóng cũng chẳng giải quyết được gì "Bồi hồi đối ảnh độc vô".
- Đối với người tài, người hiền, ông vốn quan niệm rằng xưa nay hiếm, lại hay bị trời đất ghen ghét.
- Ông thông cảm cho Liễu Tông Nguyên, một trong bát đại danh gia, thương cho số kiếp đày đoạ của con người tài hoa, thấu hiểu vì sao cỏ cây khe suối nơi ông ở đều có tên là Ngu (Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch).
- Qua sông Hoài nhớ Hàn Tín, Nguyễn Du nhắc đến nghĩa cử cao đẹp đền ơn Phiếu mẫu, nhắc đến tình nghĩa vua tôi.
- Cũng trên sông Hoài, Nguyễn Du vừa phục tài thơ vừa thâm cảm chính khí của người anh hùng dân tộc thời Nam Tống là Văn Thiên Tường – tác giả của Chính khí ca nổi tiếng (Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa tướng).
- Nguyễn Du không chỉ thương cảm số phận bi đát của họ mà ông còn khâm phục họ.
- Hành động này giải thích rõ quan niệm của Nguyễn Du..
- Đối với những người mắc một nỗi oan lạ lùng như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nhạc Phi.
- Nguyễn Du tự xem mình cùng hội cùng thuyền với họ, tự ngồi vào ngã tự cư con thuyền số mạng chòng chành của những nhân vật sống cách ông hàng nghìn năm.
- Nguyễn Du đau đớn thay Khuất Nguyên "Hãy sớm thu tinh thần vào cõi hư vô/ Đừng trở lại đây mà người ta mai mỉa".
- Còn đối với những kẻ ác, kẻ xấu, thái độ của ông cũng rất rõ ràng.
- Ông phê phán Tào Tháo, chế giễu Tô Tần, mắng chửi không tiếc lời đối với vợ chồng Tần Cối, kẻ đã hại chết người anh hùng Nhạc Phi….
- Chuyện cũ đã qua lâu rồi nhưng Nguyễn Du vẫn muốn trò chuyện cùng họ, luận bàn cùng họ như họ còn ở đâu đó.
- Đấy là bàn luận, nghị sự với những người đã nằm dưới mộ, còn đối với những bậc thần minh, hiền nhân, thổ công ở những địa phương mà ông có dịp đi qua thì ông thường có thái độ ngưỡng vọng thực sự.
- Bởi vì Nguyễn Du xem đó như một chỗ tựa nương để có thể cầu xin, khấn nguyện những điều tốt lành.
- Ông luôn thấy lo lắng cho kiếp đời mong manh của những con người đang sống.
- Đi qua những vùng bão lũ có sóng to nước lớn, mưa gió thét gào, bờ sông sụp lở,… ông hình dung thiên nhiên sẽ trút hết cơn giận dữ xuống con người.
- Đây cũng là nét truyền thống của người Việt ta.
- Bóng ma ấy phải chăng còn là sợi dây định mệnh theo suốt cuộc đời của Thuý Kiều? Sự linh cảm, sự hiển hiện của cuồng phong đáp ứng linh nghiệm lời cầu xin của Thuý Kiều đã cho thấy một ám ảnh không thể tránh khỏi trong cái nhìn của Nguyễn Du "Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau".
- Cho nên Kiều không chỉ sống trong thế giới thực, thế giới của mọi người đang sống cõi người ta với những con người bằng xương bằng thịt cụ thể (cha mẹ, em trai, em gái, những người quen biết…) mà còn sống trong một thế giới vô hình, tuy không nhìn thấy được nhưng luôn luôn ám ảnh, chi phối và dường như nó có quyền năng vô hạn để có thể chỉ lối đưa đường cho nàng (Trời, Phật, hoá nhi, hoá công, con tạo, hồng quân, trời đất, ông tơ, ông xanh, ma quỷ.
- Như đã nói ở trên, người Việt ta xưa luôn tin rằng những thế lực vô hình ấy có quyền phán quyết số mệnh của mỗi người, vì thế con người có thể cầu xin, khấn vái, thề thốt,.
- gọi hồn… như một cách tương thông để các đấng tối cao ấy nghe thấy và giảm bớt hoặc nhẹ tay cho những nghiệp chướng mà con người mắc phải.
- Thậm chí những việc làm tốt của con người có thể làm cảm động đến trời..
- “Mai sau ở chẳng như lời/ Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi"… Nhân vật than thở với hoá nhi, ông xanh, ông tơ, ông trời… riêng trời xuất hiện 74 lần: "Phũ phàng chi bấy hoá công”, “Trời làm chi cực bấy trời”, “Hoá nhi thật có nỡ lòng”, “Ông tơ ghét bỏ chi nhau”, “Ông tơ thật nhé đa đoan”, “Biết thân chạy chẳng khỏi trời”,.
- “Phật tiền ngày bạc lân la”, “Phật tiền thảm lấp sầu vùi”, “Ma đưa lối quỷ đưa đường”, “Kìa gương nhật nguyệt nọ đao quỷ thần"… Thầy tướng số cũng góp phần chi phối câu chuyện: thầy tướng số đoán Kiều lúc nhỏ "Có người tướng sỹ đoán ngay một lời", đạo nhân bói toán khi Thúc Sinh muốn tìm tin tức Kiều khi Kiều bị Hoạn Thư bắt đi "Đạo nhân phục trước tĩnh đàn".
- Tài mệnh tương đố, tạo vật đố toàn cũng là quan điểm, cách nhìn của Nguyễn Du.
- Chữ mệnh xuất hiện 13 lần, nghiệp 6 lần, duyên 63 lần, kiếp 27 lần, chiêm bao, mộng, mơ, hồn, mê 32 lần, bóng 26 lần,… Đây là những từ ngữ luôn gắn với một thế giới khác, đó là cõi trên, cõi âm, hoặc cõi hồn, cõi mộng,… nói chung không phải là cõi trần gian mà con người đang có mặt..
- Trong Văn chiêu hồn, tự thân tác phẩm cũng đã cho thấy một cách rõ rệt hai thế giới âm - dương.
- Dù Nguyễn Du tự sáng tác hay sáng tác theo đơn đặt hàng của một nhà chùa nào đó thì qua tác phẩm này, vẫn thấy rõ quan niệm của ông.
- Người chết phải được con cháu thờ cúng, nếu không được thờ cúng, linh hồn của người chết sẽ bơ vơ lạnh lẽo, không.
- Những người chết oan, chìm sông lạc suối, sảy cối sa cây, leo giếng đứt dây… oan hồn của họ lang thang, đói rét, vật vờ,… có khi còn quấy nhiễu cuộc sống của con người trên trần thế.
- Tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du bắt gặp mảnh đất thiện tâm màu mỡ của nhà Phật, cũng là niềm tin bất biến của người dân Việt lúc bấy giờ, đã tạo ra một Văn chiêu hồn thấm đẫm bản sắc dân tộc, không lẫn với bất cứ một ai.
- Bài văn tế bằng thơ này có chân đế văn hoá dân tộc vững chắc ngàn đời, vì thế bất kỳ một phương cách nào hoặc một học thuyết nào dù hiện đại đến đâu cũng khó có thể lý giải nổi.
- Nếu nói trong Văn chiêu hồn, cảm hứng đã lấn át đề tài, đã khắc phục được nhược điểm của đề tài để làm nên giá trị của tác phẩm, hoặc mượn hình thức tôn giáo để phê phán xã hội thì đây chỉ là một cách nói gượng gạo, thiếu sự “sòng phẳng” trong phê bình và quên đi cái bản chất văn hoá dân tộc bộc lộ hết sức rõ nét chứ không hề ẩn giấu qua một hình thức nào..
- Nhìn chung, thế giới tâm linh luôn hiện diện trong sáng tác của Nguyễn Du..
- Thế giới ấy luôn ám ảnh ông, chi phối ông, làm cho sáng tác của ông đã mang nhiều nét buồn thương lại càng thêm bi thiết vì những nấm mồ, những con người của thế giới bên kia cứ luôn lẩn khuất trong tâm tư ông.
- Có vẻ như mọi người dân tồn tại trong nền văn minh lúa nước hiền hoà này, người sống cũng như người chết đều được cảm thông, đều được quan tâm đúng mức.
- Người sống cúng bái trân trọng người chết là để nhớ ơn người đi trước, người chết luôn phù hộ độ trì cho việc làm ăn sinh sống của người đang sống và luôn dõi theo những thành công hay thất bại của họ để an ủi, giúp đỡ.
- Hoặc nếu người sống có quá nhớ thương người chết thì có thể gọi hồn để được trò chuyện, hoặc tin cậy mà hỏi ý kiến… Điều này giúp cho con người, cả người sống lẫn người chết đều có một điểm tựa, tựa vào nhau để có thể vững bước trên đường đời.
- Xa xôi hơn nữa thì nương tựa vào trời Phật, thánh thần, ma quỷ, những lực lượng có quyền phép và có lòng nhân từ độ lượng có thể hoá giải mọi kiếp nạn.
- Con người với phần số mong manh, như con ong cái kiến, như cọng rơm nhánh cỏ luôn khao khát vươn tới một cái gì vững bền, chắc chắn, hạnh phúc, sung sướng,… cho nên nếu như những điều ấy họ không đạt được trong cuộc sống thực thì họ gửi khát vọng đó vào giấc mộng, vào việc thề nguyền, khấn nguyện, cầu xin,… như một thế cân bằng, quân bình trong cuộc sống để vơi bớt những phiền muộn, âu lo.
- Tất nhiên trong xã hội thanh bình no ấm không còn đau khổ thì người ta cầu xin cuộc sống hạnh phúc mãi được dài lâu..
- Đây là điều đặc biệt trong đời sống văn học nhưng không phải là việc lạ trong cuộc sống bình thường.
- Sáng tác của Nguyễn Du vì sao mãi neo đậu trong lòng người dân đất Việt? Đơn giản bởi một lẽ là Nguyễn Du đã nói hộ cho bao người.
- Suy nghĩ ấy là suy nghĩ của người dân, cách nhìn ấy là cách nhìn của người.
- Đó là những sinh hoạt thường nhật như ăn ở, đi đứng của họ, vì thế mà họ bắt gặp ở Nguyễn Du tiếng nói của chính họ.
- Cúng tế, cầu Phật, cầu tiên, gọi hồn, bói toán, mộng mị… là những điều không thể tách khỏi đời sống văn hoá Việt, nếp sống Việt.
- Nguyễn Du là cô Kiều, cô Kiều là ai? Cô Kiều chính là nhân dân..
- Nguyễn Du từ nhân dân mà ra, sống giữa lòng nhân dân, mất đi trong sự cảm thương của nhân dân, và Nguyễn Du sẽ tồn tại đời đời cùng với nhân dân.
- Văn hoá bao giờ cũng là nguồn cội của sáng tác, in dấu lên sáng tác..
- [1] Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB TP.
- [4] Mai Quốc Liên – Ngô Linh Ngọc – Nguyễn Quảng Tuân – Lê Thu Yến (giới thiệu và tuyển chọn), Nguyễn Du toàn tập, NXB Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 1996..
- [5] Thanh Lãng, Nguyễn Du như là huyền thoại, tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4, 1971..
- [6] Trịnh Bá Đĩnh – Nguyễn Hữu Sơn – Vũ Thanh (giới thiệu và tuyển chọn), Nguyễn Du – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.G.