« Home « Kết quả tìm kiếm

Thế ứng đối văn hóa của Đại Việt với các quốc gia khu vực - qua hành trạng và tâm thức của một số quý tộc thời Trần


Tóm tắt Xem thử

- Trong tác phẩm đó, về thế ứng đối văn hoá của Đại Việt với các quốc gia láng giềng khu vực, Nguyễn Trãi đã đưa ra một khuyến cáo rất đáng chú ý: “Người trong nước không bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước” 1.
- Ý thức sâu sắc về những giá trị văn hoá dân tộc truyền thống, tác giả đã mô tả cụ thể đồng thời giải thích rõ thêm về một số biểu hiện và đặc tính văn hoá của các nước láng giềng.
- Năm thế kỷ sau, trong phần “Mấy lời của người dịch” Việt sử lược, một tác phẩm được coi là viết vào cuối thời Trần có thể là năm 1377, nhà sử học, văn hoá học nổi tiếng, GS.
- Hai quan niệm giữa hai thời đại khiến chúng ta không thể không suy nghĩ về tâm thức văn hoá và thế ứng đối văn hoá của dân tộc ta trong lịch sử.
- Có thể thấy, vào thời Trần, đặc biệt là giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV, trải qua thời Hồ đến triều Lê sơ là thời kỳ mà cùng với dân tộc, nền văn hoá Đại Việt phải đối chọi với nhiều thách thức gay gắt từ môi trường chính trị và văn hoá khu vực.
- Do sự vận động nội tại cũng như những tác động ngoại sinh, văn hoá Đại Việt thời Trần có sự chuyển hoá mạnh trong cơ tầng, cấu trúc cũng như biểu hiện và hành vi văn hoá..
- Sự chuyển hoá đó được thể hiện rõ nhất ở các thành tố bên trên, tức những lớp văn hoá thượng tầng.
- Bằng cách nhìn nhận đó, bài viết tập trung khảo cứu cách thức ứng đối văn hoá của vương triều Trần, một triều đại lớn trong lịch sử dân tộc, qua bốn nhân vật tiêu biểu: 1) Trần Nhân Tông – một Phật hoàng đồng thời là Minh vương kết tụ những giá trị của triều đại, thời đại.
- 3) Trần Nhật Duật – danh tướng “văn võ song toàn”, có tầm nhìn hướng ngoại và năng lực ứng đối văn hoá mạnh mẽ;.
- Cuộc “thiên di” đó không chỉ mở rộng tầm văn hoá của chính quyền Thăng Long với các trung tâm Phật giáo Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vân Đồn.
- Hành trạng đó thể hiện cách ứng xử giàu bản lĩnh cùng chiều sâu văn hoá của hai danh tướng..
- Trong đó, Hưng Đạo Đại vương đã “hoá thân” thành một tu sỹ và dùng ngay sức mạnh văn hoá của Trung Hoa để đối kháng với sứ Nguyên.
- Điều đáng chú ý là, chịu ảnh hưởng nhân cách, phẩm chất đặc biệt và trong vòng văn hoá của ông, hầu hết các võ tướng, gia thần.
- Trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, bản lĩnh văn hoá của giới quý tộc Đại Việt còn được thể hiện ở hành động vua Trần Nhân Tông cởi áo ngự, quấn lấy đầu của Toa Đô để bày tỏ “sự tiếc thương” về “lòng trung” của viên tướng giặc..
- Thật khó có thể cho rằng hành trạng đó của Nhân Tông là thể hiện tâm thế Phật giáo, Nho giáo, cách hành xử của một minh vương hay xuất phát từ truyền thống khoan dung văn hoá của dân tộc Đại Việt, mà ông là đại diện tiêu biểu nhất.
- tượng văn hoá mà ông đưa ra tập trung vào các trò chơi, thú tiêu khiển mà giới quý tộc thời Trần đều rất yêu thích.
- Như vậy, cùng với các thắng lợi quân sự, vương triều Trần còn giành được ưu thế trong cuộc chiến tranh tâm lý, văn hoá.
- Trong ý nghĩa đó, văn hoá luôn có sự kết nối, các giá trị văn hoá là di sản chung của nhiều cộng đồng xã hội và tự thân các giá trị đó luôn mang tính phi biên giới..
- Hơn thế, ở một khía cạnh nào đó, việc khơi gợi các trò chơi và giá trị văn hoá đó còn trở thành động lực cho cuộc chiến.
- Trong tâm thế khoáng đạt và do có tầm kiến văn rộng lớn nên giới quý tộc Trần không chỉ yêu thích các sinh hoạt văn hoá truyền thống mà một số người còn rất thông hiểu phong tục, văn hoá các nước láng giềng trong khu vực.
- Vào thời Trần, văn hoá Trung Đông hiện diện ở quốc gia Đại Việt là khá rõ.
- Như vậy, bằng cả những tác động từ phía Bắc (Trung Quốc) và cả phía Nam (Chămpa), văn hoá Tây Á đã dự nhập vào dòng văn hoá Việt.
- Ngoài ra, dòng chảy văn hoá phương Bắc còn thấm đến xã hội Đại Việt qua các nhân vật như Trâu Canh tuy bị coi là người “không có hạnh kiểm” nhưng là một thầy thuốc giỏi, chuyên chữa bệnh cho hoàng triều.
- Có thể nói đó chỉ là một số hiện tượng và giá trị văn hoá được lịch sử ghi lại trong xu thế vận động của văn hoá phương Bắc với phương Nam.
- Những vòng tiếp giao văn hoá và ứng đối với phương Nam.
- Cùng với việc giữ thế ứng đối với văn hoá phương Bắc, nhà Trần cũng rất chú ý đến những ảnh hưởng của môi trường chính trị, văn hoá phương Nam với xã hội Đại Việt.
- Trong thế ứng đối văn hoá với các quốc gia khu vực, cùng với các vua, một số danh tướng, quý tộc nhà Trần cũng đã lập được nhiều thành tích và chiến công lớn thông qua các hành trạng văn hoá 34 .
- Thế ứng đối của ông là sự tổng hoà giữa tinh thần dân tộc với bản lĩnh chính trị cùng niềm tin về tri thức văn hoá.
- Việc xử lý thành công mối quan hệ với các tộc người sống ở phía Tây thể hiện sự tài giỏi và nguồn tri thức văn hoá của ông.
- Như vậy, những thành công của Trần Nhật Duật, như lịch sử ghi lại, đã được thể hiện trên nhiều phương diện nhưng trong đó rõ nhất, điển hình nhất là sức mạnh văn hoá.
- Chính sức mạnh văn hoá khiến quân Nguyên phải khiếp sợ.
- Và cũng chính sức mạnh văn hoá đó mà thổ tù Trịnh Giác Mật phải quy phục.
- Nói cách khác, ông đã thực sự dấn thân vào vòng văn hoá đó, làm chủ và cuối cùng đã chinh phục được nền văn hoá đó..
- Lịch sử cho thấy, xung quanh kinh thành Thăng Long thời Lý – Trần luôn có một vòng văn hoá ngoại sinh và Trần Nhật Duật đã chủ động kết mối thâm giao với những sinh thể hiện hữu của vòng văn hoá đó 41 .
- Dưới danh nghĩa văn hoá và bảo vệ an ninh trên biển, Trần Khánh Dư, người được giao trấn nhậm vùng Vân Đồn, đã có ý thức rất mạnh mẽ về vai trò của quan hệ hải thương..
- Tư duy đó cũng khác với tư tưởng chủ đạo của nhà Trần luôn coi trọng vai trò của nhân dân và coi việc “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” được thể hiện trong tư tưởng chính trị, văn hoá của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo.
- Trong không gian văn hoá đó, cư dân vùng biển đều có tục xăm mình để “Giao long tưởng là đồng loại mà không hãm hại” 47 .
- Sau khi nắm giữ được quyền lực, tục đó mau chóng trở thành một biểu trưng chính trị và văn hoá của dòng họ Trần.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất, tiếp nối truyền thống văn hoá và để thể hiện quyết tâm giết giặc “Đền nợ nước, báo Hoàng ân”, binh sỹ nhà Trần đều cho thích lên cánh tay hai chữ “Sát Thát”.
- Hành động chối bỏ một phong tục của quá khứ, mang tính đặc trưng của dòng họ Trần của vua Anh Tông hẳn đã dẫn đến một phản ứng văn hoá mang tính dây chuyền trong giới quý tộc.
- Nếu như coi tục xăm mình là sắc thái văn hoá của cư dân vùng biển thì đến đây, về cơ bản, chí ít là trong giới quý tộc cao cấp, phong tục đó đã bị bãi bỏ 51 .
- Cũng cần phải nói thêm là, với sự chuyển dịch tâm thế đó, Đại Việt dường như bắt đầu có cái nhìn xa lánh, kỳ thị với nền văn hoá của các quốc gia láng giềng khu vực.
- Lòng tự tôn dân tộc cùng những ảnh hưởng của lối tư duy Hoa Bắc không khỏi dẫn đến những cách nhìn sai lệch về truyền thống văn hoá phương Nam.
- Có thể cho rằng, đến thế kỷ XIV, văn hoá Đại Việt đã có sự chuyển dịch khá lớn về vị trí và tầm nhìn khu vực..
- Hiển nhiên, cũng giống như bất cứ một triều đại nào khác, trước những thách đố khắc nghiệt của lịch sử, ở những thời điểm mà cả dân tộc phải gồng mình lên chống lại các trận cuồng phong chính trị và đợt sóng văn hoá dội đến từ bên ngoài, giới quý tộc Trần cũng có sự phân hoá sâu sắc.
- Nhưng, “gạn đục, khơi trong”, trong dòng chảy văn hoá đó cũng có những con người, trường hợp mà ở một thời điểm đã có đóng góp nhất định cho sự phát triển văn hoá cũng như nền học thuật.
- Hơn thế, khi “Bốn biển đã quang trần đã lặng” (thơ Trần Thánh Tông) theo truyền thống văn hoá của dân tộc Việt, thấu hiểu nỗi đau nhân thế, những xao động của lòng người buổi tao loạn, vương triều Trần đã đối xử hết sức khoan dung với những kẻ lầm lạc.
- Như vậy, trên nền tảng văn hoá của cư dân vùng hạ châu thổ, giáp biển đậm đà chất Đông Nam Á với nhiều dáng vẻ cổ sơ, giới quý tộc nhà Trần đã có ý thức rất sâu sắc về những ưu thế cùng sự hạn chế trong truyền thống văn hoá của mình 55 .
- Trở lại với luận đề mà Nguyễn Trãi nêu ra đầu thế kỷ XV, chúng ta thấy quan niệm về văn hoá của Ức Trai thể hiện rất rõ tâm thức của một bộ phận xã hội đang sống và trải nghiệm trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ được coi là bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hoá Đại Việt.
- Trước Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo, còn sau đó, sau thắng lợi của kháng chiến chống Minh, là một văn hoá Đại Việt theo mô hình Nho giáo.
- Là người thấu hiểu và có tình cảm sâu sắc về những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, của thời đại Lý – Trần, nhưng cũng nhận thức được sức mạnh trong dòng chảy văn hoá khu vực, Nguyễn Trãi đã dự nhập rồi trở thành trí.
- Chí khí và trí tuệ của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ văn hiến Việt Nam, từ những thành tựu văn hoá và tinh thần của dân tộc Việt Nam” 56 .
- Nhưng, như lịch sử đã cho thấy “mô hình thì chẳng bao giờ đóng khuôn được hết những “tràn bờ” của tư tưởng, văn hoá Việt Nam” 57 .
- Tất cả đều kết tinh trong một cấu trúc mới, một dòng mạch mới để từ đó tạo nên văn hoá Đại Việt – Thăng Long một thuở..
- Với tư cách là những người nắm giữ quyền lực chính trị, giới quý tộc Trần vừa tích cực góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển lịch sử, văn hoá vừa là những biểu trưng của sự hợp tụ, kết tinh văn hoá của một thời đại 58 .
- Vào thời Trần, xã hội Việt đã có được một môi trường dân chủ, tự do để các nhà sáng tạo văn hoá thể hiện tài năng và theo đuổi chí nguyện của mình.
- Cùng với dòng văn hoá dân gian, dòng văn hoá quý tộc bác học, uyên thâm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, thì một dòng văn học chữ Nôm với nhiều yếu tố thuần Việt đã xuất hiện 59 .
- Do vậy, đặc trưng của văn hoá Trần là tính không khuôn mẫu, là sự đa dạng, khác biệt, phá cách và trội vượt.
- Trong rất nhiều trường hợp, thể chế chính trị thời Trần, nhất là thời kỳ từ vua Thái Tông đến các vua Nhân Tông, Anh Tông đã chấp nhận và dung dưỡng cho những biểu hiện văn hoá ấy.
- Có thể coi đó là nội dung, đặc tính văn hoá Đại Việt thời Trần nhưng đồng thời chủ trương khoan dung văn hoá đó cũng thể hiện sự khôn khéo của thể chế khi mới được thiết lập.
- Trong các di sản văn hoá mà dân tộc ta sáng tạo ra thế kỷ XIII – XIV, giới quý tộc Trần và cả một đội ngũ trí thức đông đảo chịu ảnh hưởng vòng văn hoá – chính trị của vương triều Trần đã đóng vai trò quan trọng.
- Trong rất nhiều trường hợp, họ vừa là nhân chứng, vừa là người phản ánh, vừa dự nhập và sáng tạo văn hoá.
- Do vậy, không thể có một xã hội quý tộc hợp chỉnh, nhưng trên bất cứ phương diện nào họ cũng là những người có nhiều ảnh hưởng trong tư duy và sáng tạo văn hoá.
- Xã hội đó đã cho phép nhà Trần có được thế ứng đối cao với văn hoá khu vực..
- Bối cảnh chính trị, xã hội, văn hoá thời Trần đã lọc chọn và đào luyện nên một thế hệ những con người dũng cảm, sáng tạo, tài năng, sẵn sàng chịu hy sinh, thách thức.
- Vương triều Trần về cả văn hoá và cấu trúc kinh tế – xã hội là sự hỗn dung nhiều dạng thức, tầng nấc khác nhau.
- Do chưa phải là một thiết chế văn hoá chặt nên cấu trúc đó có những điểm mạnh, dễ khoan dung và hội nhập.
- Trong khi kiên quyết chống lại mưu toan thôn tính, nô dịch trước “bóng đen của các đế chế vỹ đại” thì xã hội Đại Việt thời Trần cũng luôn lọc chọn, tiếp nhận nhiều giá trị của văn hoá khu vực, kể cả những yếu tố văn hoá của các quốc gia xâm lược.
- Đó chính là sắc thái, bản lĩnh của văn hoá Đại Việt.
- Mở rộng phạm vi, đi sâu nghiên cứu chúng ta thấy văn hoá, văn học Đại Việt thời Trần ví như các tác phẩm Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh, Khoá hư lục 65 … có sự hỗn dung cao với văn hoá khu vực.
- biến văn hoá không chỉ diễn ra với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ mà còn với cả văn hoá Chămpa, Chân Lạp, Ai Lao.
- trong mối liên hệ và biến thiên của những mối tiếp giao văn hoá nội vùng, liên vùng.
- “Điều đó chứng tỏ sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ giữa nhân dân ta và các nước láng giềng vốn có từ thời Bắc thuộc.
- Điều đáng chú ý là, sau các cuộc chiến tranh và là điểm đến của các dòng thiên di, bằng nhiều con đường và cách thức khác nhau, những thành tố văn hoá ngoại sinh đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã được truyền tải đến xã hội Đại Việt.
- Do vậy, thế đối ứng của văn hoá Đại Việt với văn hoá khu vực còn nằm ngay trong phạm vi nền văn hoá dân tộc chứ không chỉ là những ảnh hưởng vắt xuyên qua biên giới.
- Hiển nhiên, những yếu tố ngoại vi đó đã làm thay đổi cấu trúc văn hoá truyền thống.
- Nho giáo đã đem đến một tư duy chính trị mới, những cơ sở để xây dựng một thiết chế xã hội, văn hoá mới 68.
- Họ đã dần tạo ra một dòng phái, diện mạo và những giá trị văn hoá mới.
- Trong một ý nghĩa nào đó, sự xuất hiện của dòng văn hoá này đã làm cho văn hoá Đại Việt thời Trần trở nên đa dạng và sôi động 71 .
- Do vậy, có thể coi những phản ứng văn hoá của giới trí thức Nho giáo như Thất trảm sớ của Chu Văn An gửi Trần Dụ Tông, một ông vua “ham chơi bời, lười chính sự” không chỉ là sự thể hiện tinh thần yêu nước và trách nhiệm của giới trí thức Nho học trước dân tộc mà còn là cuộc tấn công trực diện đối với thể chế.
- Trong 21 năm Minh thuộc nhà Minh đã ra sức thực hiện chính sách đồng hoá văn hoá.
- Xã hội và văn hoá Đại Việt đã diễn ra nhiều biến động sâu sắc.
- Nhiều tập tục cổ truyền, dấu ấn văn hoá thuần Việt hoặc đã được Việt hoá, trở thành vốn hồn dân tộc bị huỷ hoại 73 .
- Sau khi khôi phục được quốc thống, do những nhu cầu tự thân và trước áp lực của văn hoá khu vực, một thiết chế chính trị tập quyền Nho giáo được thiết lập.
- Như vậy, một thời đại có “phong tục giản dị và thuần khiết” với những sắc màu huyền nhiệm và một chính quyền thân dân, gần dân đã trở thành ký ức và di sản văn hoá của dân tộc.
- Thực ra, trước Nguyễn Trãi, một số vua Trần đã có ý thức khá mạnh mẽ trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống.
- 3 Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch và chú giải, NXB Thuận Hoá – Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, 2005, tr.9 – 10..
- Trên thực tế họ là những người đã được/ bị “quý tộc hoá”, có tư tưởng, khả năng kinh tế và sinh hoạt văn hoá như là những quý tộc thực sự.
- 10 Lê Tắc, An Nam chí lược, NXB Thuận Hoá – Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, 2002, tr.123..
- Wolters, Sự thịnh trị về văn hoá của Việt Nam thế kỷ XIV, trong: Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nguyệt san Xưa &.
- Theo đó, văn hoá Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến lễ phục triều Trần..
- Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá Dân tộc – Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, 2000, tr.428.
- 32 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và đất Việt, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.170..
- Luôn gắn với tình cảm quê hương, dòng họ, dân tộc – đó chính là đặc trưng đồng thời là sức mạnh của văn hoá Trần..
- 57 Trần Quốc Vượng, Nguyễn Trãi trong bối cảnh văn hoá Việt Nam, trong: Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá Dân tộc – tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, 2000, tr.743 – 744..
- Stankevith, Chữ Nôm – Một thành tựu văn hoá của thời đại Lý – Trần, trong: Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, sđd, tr.476 – 551.
- 62 O.W.Wolters, Sự thịnh trị về văn hoá của Việt Nam thế kỷ XIV, trong: Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nguyệt san Xưa &.
- 64 Hà Văn Tấn, Bản sắc văn hoá Việt cổ, trong: Đến với lịch sử văn hoá Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr.152 – 153..
- 68 Từ thời Trần Thái Tông, Nho giáo đã trở thành một bộ phận của tư tưởng xã hội, đường lối trị quốc và phát triển văn hoá.
- 69 O.W.Wolters, Sự thịnh trị về văn hoá của Việt Nam thế kỷ XIV, sđd, tr.143.