« Home « Kết quả tìm kiếm

THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 SỬ DỤNG KỸ THUẬT VIỄN THÁM VÀ GIS


Tóm tắt Xem thử

- THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 SỬ DỤNG KỸ THUẬT VIỄN THÁM VÀ GIS Nguyễn Thị Hồng Điệp 1 , Võ Quang Minh 1 , Phan Kiều Diễm 1 và Phạm Quang Quyết 1.
- Aquaculture changes detection in An Giang province from 2008 to 2012 using remote sensing and GIS technique.
- hiện trạng thủy sản, dự báo biến động, và tỉnh An Giang Keywords:.
- LANDSAT ETM + imagery, aquaculture, change detection, and An Giang province.
- Aquaculture is one of the most profitable industries in the An Giang province and key economic sectors not only to bring high profit to farmers but also to increase economic efficiency for the province.
- Besides, combining between real data and classified data were evaluated the application and image classification for aquaculture spatial distribution mapping in the An Giang province..
- Nuôi trồng thủy sản là một trong các ngành mang lại lợi nhuận cao cho tỉnh An Giang, để góp phần quản lý chặt chẽ hơn về diện tích nuôi trồng thủy sản cần có sự quản lý và dự báo kịp thời tình hình biến động cho việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu sử dụng chuỗi ảnh LANDSAT ETM + xây dựng bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản các năm từ 2008 đến 2012 và đánh giá tình hình biến động trong giai đoạn này.
- Kết quả cho thấy đã theo dõi được biến động hiện trạng nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi thủy sản gia tăng từ 1.937 ha (2008) đến 2.173 ha (2010) và giảm xuống 2.038 ha (2012).
- Độ tin cậy phân loại ảnh qua các năm được xác định từ 70% đến 83.33% từ năm 2008 đến 2012..
- Đồng thời kết hợp với số liệu thực tế để so sánh và đánh giá khả năng ứng dụng và phân loại ảnh viễn thám trong việc xây dựng bản đồ phân bố không gian hiện trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang..
- Nuôi trồng thủy sản đã và đang trở thành ngành nông nghiệp kinh tế thế mạnh về nuôi thủy sản nước ngọt của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 2 sau lúa (Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Trung tâm Thông tin Sài Gòn, 2005), đặc biệt An.
- khẩu thủy sản nước ngọt lớn nhất cả nước chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu (GTZ, 2009).
- Thủy sản xuất khẩu chủ yếu là cá da trơn như cá tra và cá basa, đã và đang rất được ưa chuộng trên thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường quốc tế.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản loài của cá da trơn này.
- tuy nhiên trong thời gian gần đây diện tích nuôi có chiều hướng giảm xuống do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới (Sở Công Thương An Giang, 2013).
- Việc quản lý hiện trạng và theo dõi biến động nuôi trồng thủy sản sẽ được đặt lên hàng đầu nhằm theo dõi diễn biến diện tích nuôi thủy sản trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai (Trí Quang, 2010).
- Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ công nghệ viễn thám đã và đang ứng dụng rất thành công trong việc quản lý, đánh giá, theo dõi và dự báo hiện trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Võ Quang Minh, 2010).
- Tuy nhiên, ứng dụng viễn thám trong thủy sản chưa được quan tâm nhiều mặc dù lĩnh vực thủy sản là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn trong nước và nuôi trồng thủy sản là một trong các vấn đề gây ô nhiễm trực tiếp vào môi trường nước mà các nhà quản lý môi trường đang bức xúc về vấn đề này (Nguyễn Thị Xuân An, 2011).
- Đề tài thực hiện nhằm mục đích theo dõi sự thay đổi hiện trạng và xây dựng bản đồ phân bố không gian nuôi trồng thủy sản từ 2008 đến 2012 dọc theo tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang, từ đó hỗ trợ cho các nhà quản lý thủy sản và môi trường quan tâm đúng mức về thực trạng cũng như định hướng phát triển của ngành nghề này trong hiện tại và tương lai..
- 2 KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
- An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, vĩ độ địa lý từ 10 o 10’30.
- An Giang là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt là tỉnh đầu nguồn của sông Mekông chảy vào địa phận Việt Nam và chia thành hai nhánh sông lớn là Sông Tiền và Sông Hậu trải dọc theo chiều dài của tỉnh.
- Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, do có hệ thống sông chính và kênh rạch chằng chịt nên tiềm năng phát triển ngành thủy sản của tỉnh được đặc biệt chú trọng và phát triển đã có từ lâu đời, đặc biệt môi trường nước trên 2 nhánh sông chính thuộc sông Tiền và sông Hậu trên địa bàn tỉnh An Giang rất phù hợp cho việc nuôi thủy sản nước ngọt đặc biệt là cá da trơn như cá tra và cá basa.
- Khu vực nghiên cứu dọc theo tuyến sông Hậu (vùng màu đỏ) trên địa bàn tỉnh An Giang (Hình 1)..
- Hình 1: Khu vực nghiên cứu 3 PHƯƠNG PHÁP.
- Đề tài thực hiện sử dụng ảnh LANDSAT độ phân giải 30x30m các năm và 2012 thuộc địa phận tỉnh An Giang, mỗi 2 năm sử dụng một ảnh bao phủ khu vực nghiên cứu..
- Do ảnh LANDSAT từ năm 2003 bị lỗi khi chụp ảnh, xuất hiện những sọc đen trên ảnh làm giảm thông tin trên ảnh gây khó khăn cho quá trình xử lý ảnh vì thế trước khi phân loại cần tiến hành xóa sọc để bổ sung thông tin trên mỗi ảnh cần phân loại.
- Ghép ảnh: ghép các ảnh có cùng thời điểm chụp ảnh để có được 1 tấm ảnh bao phủ toàn bộ khu vực tỉnh An Giang..
- Cắt ảnh: cắt khu vực nuôi thủy sản tập trung chủ yếu ở hai bên bờ sông Hậu và trên các cồn dọc sông Hậu để tăng độ chính xác cho quá trình phân loại sau này..
- Khu vực nghiên cứu.
- Bước 4: Phân loại đối tượng.
- Trong phân loại không kiểm định, đề tài sử dụng phương pháp ghép nhóm không phân cấp (ISODATA) là một trong những thuật toán lặp tối ưu cơ bản tiêu biểu nhất.
- Phương pháp này vừa mang đặc tính của phân loại phi kiểm định vừa mang đặc tính của phân loại kiểm định.
- Trong ghép nhóm không phân cấp, các nhóm đối tượng dựa trên quy luật phân bố và tần số xuất hiện của các giá trị điểm ảnh, đầu tiên số nhóm được ấn định tạm thời, sau đó các điểm ảnh (pixel) được ghép sao cho khả năng phân cách giữa các nhóm là cao nhất, tính toán trọng tâm các nhóm và điều chỉnh số lượng các nhóm.
- Xác định độ chính xác phân loại dựa trên thuật.
- toán ma trận sai số để tính toán độ chính xác toàn cục và mức độ phân loại nhầm đối với từng loại hiện trạng (tỷ lệ % sai số thực hiện và bỏ sót).
- Độ chính xác toàn cục của thuật toán phân loại (T) được tính theo % như sau:.
- Trong đó: T: độ chính xác toàn cục cho bởi ma trận sai số..
- E: đại lượng thể hiện sự kỳ vọng trong phân loại có thể dự đoán trước..
- Toàn bộ tỉnh An Giang được bao phủ trên 3 tấm ảnh.
- Việc ghép ảnh được tiến hành từ 3 tấm ảnh này lại với nhau để có được 1 tấm ảnh che phủ toàn khu vực nghiên cứu.
- Khu vực nuôi thủy sản phân bố chủ yếu dọc theo sông Hậu của tỉnh An Giang do đó ảnh được cắt dọc các vùng dọc theo sông Hậu để tách riêng khu vực nuôi thủy sản (Hình 2b) để khi phân loại sẽ không bị ảnh hưởng đến các đối tượng khác phân bố trên khu vực tỉnh An Giang..
- Khu vực tỉnh An Giang b.
- Ảnh cắt khu vực phân bố nuôi thủy sản.
- Phân tích thành phần độc lập (ICA) là sự phân tích các thành phần mang tính độc lập, trong nghiên cứu này chỉ phân tích độc lập các đối tượng liên quan đến nước trên ảnh, các đối tượng này sẽ được tách riêng thành các nhóm thuộc tính riêng biệt như nước, nuôi thủy sản hay các đối tượng khác, việc phân tích này nhằm mục đích làm nổi rõ thuộc tính các đối tượng có liên quan đến nước nhằm thuận tiện hơn cho quá trình phân loại..
- Quá trình phân tích thành phần độc lập được thực hiện trên từng băng ảnh, kết quả đạt được là bộ ảnh chỉ số IC với sự tách biệt về thuộc tính giữa các nhóm đối tượng.
- Đối với đề tài tiến hành phân loại trên 6 băng ảnh LANDSAT (trừ băng hồng ngoại nhiệt) để xây dựng 6 băng IC.
- Sau đó lực chọn các băng IC nào chứa nhiều thong tin trên ảnh, đối với nghiên cứu này 3 băng IC gồm IC1, IC2, IC3 được chọn và sử dụng phân loại vì các băng này chứa nhiều thông tin trên ảnh (Hình 3)..
- 4.3 Phân loại không kiểm định (ISODATA) Ảnh sau khi tạo chỉ số IC, tiến hành phân loại ảnh theo phương pháp ISODATA được chia thành 13 cấp độ (Hình 4a).
- từ năm 2008 đến năm 2012 (Hình 4b).
- Kết quả ảnh sau khi ghép hiển thị 1 đối tượng duy nhất là thủy sản (Hình 4c)..
- (a) Sau phân loại ISODATA (b) Gom nhóm sau phân loại (c) Phân bố hiện trạng thủy sản Hình 4: Ảnh sau phân loại không kiểm định và phân bố hiện trạng thủy sản khu vực nghiên cứu 4.4 Độ chính xác phân loại.
- Độ chính xác phân loại được tính toán dựa trên 30 điểm khảo sát thực tế được phân bố ngẫu nhiên trên khu vực nuôi thủy sản (Hình 5) để xác định độ tin cậy trong phân loại bằng cách đo lường độ chính xác giữa một dữ liệu chuẩn ngoài thực tế với dữ liệu ảnh được phân loại.
- Kết quả tính toán độ chính xác toàn cục phân loại hiện trạng vào năm 2008 là 70%, năm 2010 là 83,33% và năm 2012 là 76,67% với hệ số Kappa thể hiện sai số trong quá trình phân loại lần lượt là 0.4, 0.7 và 0.53.
- Kết quả tính toán độ chính xác phân loại và độ tin cậy cho thấy kết quả phân loại vào năm 2010 và năm 2012.
- Hình 5: Vị trí phân bố các điểm khảo sát.
- 4.5 Hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản.
- Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản được thực hiện và hoàn chỉnh trên Mapinfo bao gồm các lớp bản đồ như ranh giới sông, ranh giới huyện, ranh giới tỉnh và tên các đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bản đồ hiện trạng được thành lập với tỉ lệ bản đồ là 1: 100.000.
- Năm 2008 diện tích nuôi trồng thủy sản phân bố chủ yếu ở vùng thượng lưu sông Hậu, chủ yếu thuộc 2 huyện là Châu Phú và.
- An Phú, đồng thời phân bố rải rác dọc theo tuyến sông thuộc các huyện Châu Thành và Chợ Mới (Hình 6a).
- Năm 2010, diện tích thủy sản tăng so với năm 2008, diện tích nuôi tăng khu vực hạ nguồn thuộc 2 huyện Châu Thành và Chợ Mới (Hình 6b).
- Đến năm 2012, diện tích nuôi thủy sản giảm so với năm 2010, hiện trạng nuôi thay đổi ít và giảm ở khu vực 2 huyện Châu Thành và Chợ mới với mật độ nuôi thưa hơn năm 2010 (Hình 6c)..
- (a) Hiện trạng thủy sản năm 2008.
- (b) Hiện trạng thủy sản năm 2010.
- (c) Hiện trạng thủy sản năm 2012.
- Hình 6: Bản đồ phân bố hiện trạng thủy sản khu vực nghiên cứu năm và 2012 4.6 So sánh diện tích phân loại và diện tích.
- thực tế.
- Số liệu diện tích nuôi thủy sản từng năm từ 2008 đến 2012 trình bày trên Hình 6 và số liệu diện tích thực tế (dựa trên các báo cáo thống kê thủy sản thường niên của tỉnh An Giang từ năm 2008 đến 2012).
- Diện tích nuôi thủy sản tăng từ năm 2008 đến 2010 từ 1.936,86 ha đến 2.172,78 ha đến năm 2012 thì diện tích thủy sản bắt đầu giảm 2.038,32 ha (Hình 7).
- Lợi nhuận mang lại từ nghề nuôi thủy sản đối với tỉnh An Giang là rất lớn nên diện tích tăng từ 2008 đến 2010.
- tuy nhiên, đến năm 2012 diện tích nuôi lại giảm do sự ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa từ 2001 đến 2003 (Minh Hiển, 2013) và áp thuế nhập khẩu từ 36,84.
- Theo Tạp chí Thủy Sản (2013), trong vòng 8 năm từ kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam tăng 460 lần, sản lượng tăng 830 lần và trong hơn 10 năm qua, giá xuất khẩu bình quân liên tục giảm, giá xuất khẩu trung bình của một ký.
- Số liệu diện tích phân loại và số liệu diện tích thực tế có sự khác biệt có thể là do sử dụng ảnh LANDSAT độ phân giải ảnh 30 m, để đánh giá mức độ chính xác khi phân loại và số liệu thực tế có thể sử dụng ảnh có độ phân giải cao hơn để so sánh diện tích phân loại..
- Hình 7: Biểu đồ so sánh diện tích phân loại và.
- Đề tài ứng dụng kỹ thuật viễn thám đã xây dựng các bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản từ năm 2008 đén 2012 và theo dõi tình hình biến động diện tích nuôi thủy sản theo thời gian và không gian.
- Kết quả đạt được cho thấy tính ứng dụng cao của viễn thám trong quản lý nuôi trồng thủy sản nhằm hỗ trợ các nhà quản lý theo dõi được tình hình biến động nuôi thủy sản qua các năm.
- Tuy nhiên, có thể sử dụng các loại ảnh viễn thám khác có độ phân giải cao hơn để so sánh độ tin cậy và đánh giá độ chính xác khi phân loại hiện trạng nuôi thủy sản với số liệu thực tế..
- Chuỗi giá trị cá tra tại An Giang.
- Viễn thám.
- 2013 An Giang: Hướng đi nào cho nghề nuôi và xuất khẩu cá tra.
- Tạp chí Thủy sản .
- http://thuysanvietnam.com.vn/an-giang- huong-di-nao-cho-nghe-nuoi-va-xuat-khau- ca-tra-article-5375.tsvn..
- Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản .
- Sở Công Thương An Giang.
- viễn thám