« Home « Kết quả tìm kiếm

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965 - 1975


Tóm tắt Xem thử

- THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM .
- Truyện ngắn yêu nước, đô thị miền Nam, thời gian nghệ thuật.
- Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát vấn đề thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965-1975.
- Thời gian nghệ thuật không chỉ là một thành phần tất yếu của tác phẩm mà còn là một tín hiệu nghệ thuật có giá trị.
- Đa số tác giả đã chọn hiện tại làm thời điểm chính cho sự kiện trong tác phẩm của mình.
- Sự gia tăng kiểu thời gian đảo tuyến và thời gian tâm tưởng cũng là đặc điểm nổi bật.
- Những đặc điểm nói trên góp phần tạo nên thành công cho mảng truyện ngắn này..
- Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam .
- Thời gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm tự sự, nó “gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật” (Lê Bá Hán và ctv., 2011, tr.322) đồng thời “phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử” (Lê Bá Hán và ctv., 2011, tr.322).
- Thông thường người đọc hay quan tâm đến thời gian của.
- “chuyện”, tức là thời gian của sự kiện được kể trong tác phẩm, xem nó thuộc thời đại nào, thậm chí thời điểm nào trong ngày, từ đó hiểu được nội dung đời sống diễn ra trong thời gian ấy (do nhà văn kể lại).
- Đó chính là thời gian sự kiện.
- hơn đến thời gian trần thuật, tức là thời gian của.
- Đây là thời gian đã được sắp xếp lại theo dụng ý chủ quan của người kể chuyện chứ không nhất thiết tuân theo thời gian vật lý.
- Việc xem xét cả hai khía cạnh thời gian này cũng như mối tương quan giữa chúng sẽ giúp người đọc nhận ra được kỹ thuật viết của nhà văn cũng như nhiều thông điệp thú vị được gửi gắm vào đó..
- Truyện ngắn thuộc khuynh hướng yêu nước ở đô thị miền Nam là một mảng văn học đặc biệt, xuất hiện như một phương tiện đấu tranh cho hòa bình, kêu gọi hướng về dân tộc.
- Truyện ngắn yêu nước 1965-1975 vì thế cũng phát triển, đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
- gian nghệ thuật cũng ít nhiều góp phần tạo nên diện mạo của mảng truyện ngắn này..
- 2 THỜI GIAN SỰ KIỆN (THỜI GIAN ĐƯỢC TRẦN THUẬT) TRONG TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965-1975.
- Khảo sát hơn 300 truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam chúng tôi nhận thấy có đến hơn 2/3 (229 truyện) chọn thời gian sự kiện là hiện tại, chưa đến 1/5 là thời gian quá khứ (hơn 60 truyện), và khoảng 20 truyện không xác định thời gian rõ ràng (có thể xem là thời gian phiếm định)..
- Khái niệm “hiện tại” ở đây chúng tôi dùng với ý chỉ khoảng thời gian cùng thời với sự hình thành tác phẩm..
- Trước hết, con số nói trên tạo nên một khác biệt cơ bản của mảng truyện ngắn này so với sáng tác của chặng đường 10 năm trước.
- Tác giả Phạm Thanh Hùng khi nghiên cứu truyện ngắn yêu nước ở đô thị 1954-1965 đã kết luận rằng: “Toạ độ xuất phát và chuyển động của điểm nhìn trần thuật phần lớn thuộc về quá khứ và khép lại trong quá khứ” (Phạm Thanh Hùng, 2012, tr.147).
- Hoàn cảnh lịch sử là yếu tố tác động chính khiến các tác giả yêu nước trước 1965 thường chọn thời gian quá khứ, thậm chí hoàn toàn giả tưởng.
- Vì vậy, sự phản ánh hay đấu tranh trong truyện ngắn thường được khoác lớp áo quá khứ hoặc giả tưởng..
- Sự lớn mạnh của cách mạng, kể cả phong trào tranh đấu ở đô thị, đã tiếp thêm sức mạnh cho các cây bút yêu nước.
- Một điểm đáng lưu ý khác là trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị sau 1965, những tác phẩm chọn thời gian quá khứ hoặc phiếm định thường thuộc về các tác giả đã thành danh từ trước như Nguyễn Văn Xuân, Vũ Hạnh, Vũ Bằng, Sơn Nam,… trong khi đó các cây bút trẻ chủ yếu chọn thời gian hiện tại.
- Có nhiều trường hợp sự lựa chọn hầu như tuyệt đối, không có tác phẩm nào (trong phạm vi khảo sát của chúng tôi) chọn thời gian là quá khứ hoặc phiếm định, đó là trường hợp của Võ Trường Chinh, Phan Du, Biên Hồ, Trần Hữu Lục, Nguỵ Ngữ, Trần Duy Phiên, Trần Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Sơn, Thế Vũ.
- Như vậy, việc lựa chọn thời gian sự kiện trong mảng truyện ngắn này chứng tỏ một sự thay đổi đáng kể và cũng chứng tỏ dụng ý rõ ràng của người cầm bút: muốn trực tiếp phản ánh, trực tiếp tham gia vào hiện thực sôi động đương thời..
- Trong thời gian sự kiện, chúng tôi còn quan tâm đến một vấn đề khác, đó là sự lựa chọn thời điểm.
- Có đến gần 50 tác phẩm chọn thời điểm chính là ban đêm, trong đó chỉ có khoảng 10 tác phẩm thuộc thời gian quá khứ, còn lại đều là hiện tại.
- Một số truyện ngắn yêu nước ở đô thị trước 1965 cũng chọn thời điểm ban đêm, nhưng theo nhà nghiên cứu Phạm Thanh Hùng thì chủ yếu thuộc về 2 dạng: truyện đường rừng của Vũ Hạnh (không gian, thời gian đều giả tưởng) và truyện Sơn Nam (bối cảnh thường là thời Pháp thuộc)..
- Trong đó, Vũ Hạnh dùng đêm tối để làm nền cho nhân vật anh hùng tung hoành, còn Sơn Nam dùng đêm tối để buộc nhân vật phản diện bộc lộ tính cách (Phạm Thanh Hùng, 2012, tr.146).
- Tuy nhiên, trong đa số tác phẩm còn lại, đêm tối được dùng vừa như bối cảnh vừa như tín hiệu, hướng đến hai mục đích chính: phản ánh số phận con người và thể hiện suy tư của nhân vật..
- Ở nội dung thứ nhất, phản ánh số phận con người, đêm tối thường gắn với cảnh pháo kích, loạn lạc, bắt bớ, tù đày,… Trong trường hợp này, đêm tối được dùng với nghĩa biểu trưng phổ biến nhất của nó: không gian đồng loã với tội ác.
- Tuy nhiên, vì là tác phẩm yêu nước tồn tại công khai nên các tác giả không trực tiếp khắc hoạ phía.
- Số tác phẩm thuộc dạng này khá nhiều.
- Thật ra việc dùng thời điểm đêm tối để nhân vật chiêm nghiệm cũng đã xuất hiện trong văn học nghệ thuật từ xa xưa.
- Chỉ có điều, trong truyện ngắn yêu nước giai đoạn này, sự chiêm nghiệm đó không hướng về những triết lý cao xa có tính phổ quát cho nhân loại mà gắn liền với thực tại, với cá nhân.
- Bên cạnh số ít nhân vật “có tuổi” như trên là rất nhiều người trẻ tuổi, đó là nhân vật chính trong Đi tìm vốn sống, Chén rượu cuối cùng (Phan Du), Kẻ chiến đấu một mình, Đốt lửa trong đêm (Biên Hồ), Chiêu hồn nước (Bình Nguyên Lộc), Người tình lạ mặt (Trần Hữu Lục), Cho ngày còn phương xa, Trong gió mưa chưa hết, Tiếng hát cơn say, Giữa trời khuya khoắt, Trăng non, Có đêm ở xứ lạnh (Nguỵ Ngữ), Trên lầu ba của quán rượu, Hai mươi bốn giờ trong thung lũng, Người về, Giấc ngủ (Thế Vũ.
- Toàn bộ những tâm tư, trăn trở của nhân vật trong các tác phẩm trên đều gắn với thời cuộc.
- Công bằng mà nói, không nhiều tác phẩm thuộc mảng này có tầm tư tưởng phổ quát, nhưng ít ra chúng đã thực hiện được nhiệm vụ mà tác giả đặt ra từ đầu: phản ánh hiện thực, thể hiện tinh thần trách nhiệm và hướng tới đấu tranh cho đất nước..
- Như vậy, nếu đêm trong văn học vùng giải phóng thường là thời điểm của những hoạt động bí mật, những cuộc đột kích bất ngờ, thể hiện lòng dũng cảm và tinh thần đồng đội, thì đêm trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị là lúc con người sợ hãi nhất hoặc suy tư nghiêm túc nhất.
- Sự khác biệt đó đem lại cho mảng truyện ngắn này một sắc thái riêng, giá trị riêng, dù vẫn cùng dòng chảy văn học yêu nước của dân tộc..
- 3 THỜI GIAN TRẦN THUẬT (THỜI GIAN CỦA TRUYỆN) TRONG TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965-1975.
- Như đã nói ở trên, thời gian trần thuật là thời gian của truyện kể, ở đó sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian nào là tuỳ dụng ý của nhà văn..
- Với mảng truyện ngắn này, chúng tôi nhận thấy thời gian trần thuật được tác giả xây dựng dựa trên hai căn cứ chính: dựa trên sự kiện và dựa trên tâm lý nhân vật, trong đó dựa trên sự kiện chiếm đa số (gần 90%)..
- Từ đó, chúng ta có thời gian trần thuật theo kiểu thời gian đẳng tuyến và thời gian đảo tuyến.
- Với hơn 300 truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam khoảng 55% được kể theo thời gian đẳng tuyến, gần 35% kể theo thời gian đảo tuyến (phần còn lại là thời gian tâm tưởng, khoảng 15.
- Theo chúng tôi, tỉ lệ này là một dấu hiệu tích cực chứng tỏ sự trưởng thành về nghệ thuật truyện ngắn..
- Về lý thuyết, với kiểu thời gian đẳng tuyến, các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian một chiều.
- Đây là kiểu thời gian trần thuật đơn giản, nó khiến cho câu chuyện được kể một cách mạch lạc, dễ tiếp nhận.
- Tuy nhiên, hạn chế của nó là dễ tạo sự nhàm chán nơi người thưởng thức văn chương, và cũng khó tạo nên diện mạo độc đáo cho tác phẩm về phương diện trần thuật.
- Ở truyện ngắn yêu nước, kiểu thời gian đẳng tuyến được tìm thấy ở cả các cây bút kỳ cựu lẫn các cây bút trẻ, tuy nhiên cũng có một sự khác biệt nhất định.
- Trong văn Vũ Hạnh, Vũ Bằng, Võ Hồng, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam, sự kiện là chính, tâm trạng nhân vật ít và cũng không quá.
- Vì thế, thời gian đẳng tuyến ở tác phẩm của họ là sự sắp đặt một chuỗi sự kiện liên tục với tốc độ diễn biến khá nhanh.
- Ngược lại, với Phan Du, Trần Hữu Lục, Nguỵ Ngữ, Trần Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Sơn và nhiều cây bút trẻ khác, sự kiện được giãn ra, xen vào đó là suy nghĩ, tâm tư của nhân vật, do đó tốc độ trần thuật chậm hẳn lại.
- Sự khác biệt đó làm cho kiểu thời gian đẳng tuyến, tưởng chừng rất quen thuộc và đơn điệu, có được sự phong phú nhất định..
- Trong số tác phẩm được kể theo thời gian đảo tuyến, chỉ có chưa đến 1/3 là thuộc về các nhà văn lớp trước, còn lại thuộc về các cây bút trẻ.
- Với thời gian đảo tuyến, các sự kiện không tuân theo trật tự vật lý thông thường mà bị xáo trộn ở nhiều dạng thức và mức độ khác nhau.
- Sự xáo trộn này gắn liền với độ lệch giữa thời gian của chuyện và thời gian truyện kể (Genette gọi là thời sai) (Nguyễn Thái Hòa, 2000, tr.115).
- Cách làm này khiến cho thời gian trần thuật của tác phẩm trở nên phong phú hơn, bao gồm cả hồi cố (từ hiện tại nhớ lại quá khứ) và dự thuật (hướng tới tương lai)..
- Với những ai thích đọc văn chương chỉ để nắm bắt cốt truyện, kiểu thời gian đảo thuật có thể không thật phù hợp.
- Nhưng cũng chính nó mới là kiểu thời gian làm cho sự trần thuật trở nên hấp dẫn hơn, nhà văn có thể thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình thông qua hình thức trần thuật chứ không phải chỉ thông qua cốt truyện.
- Các cây bút của truyện ngắn yêu nước ở đô thị đã tận dụng ưu điểm này để làm cho tác phẩm của mình mới mẻ hơn, đồng thời thể hiện nội dung rõ nét hơn.
- Tuy nhiên, đảo tuyến thường gặp ở đây chỉ là đảo tuyến “cục bộ”, trong đó phần lớn thời gian của tác phẩm là thời gian hiện tại, chỉ xen một số lời kể, hồi ức của nhân vật về những sự kiện trong quá khứ.
- Chẳng hạn trong truyện ngắn Giấc mơ êm đềm (Huỳnh Ngọc Sơn), chi tiết mở đầu thuộc về hiện tại (người bà đứng dưới giàn dưa leo), sau đó là câu chuyện trong quá khứ do bà hồi tưởng (về đoàn hát Phước Lộc), cuối truyện là hiện tại của ba bà cháu và hình ảnh tương lai trong mơ ước của người bà.
- Trong phần cuối đó, thời gian tuy là hiện tại nhưng người bà vẫn chưa dứt ra khỏi hồi ức của mình, và bà lại xen cả giấc mơ về tương lai hòa bình, mẹ con, bà cháu đi hát trở lại.
- Sự đan xen hiện tại – quá khứ và tương lai làm người đọc cảm nhận được sâu sắc nỗi đau và khát vọng của nhân vật..
- Thời gian đảo thuật thường kết hợp chặt chẽ với không gian đối lập, thời gian – không gian hiện tại và thời gian – không gian quá khứ thường trái ngược nhau, trong đó quá khứ tươi đẹp (hoặc hào hùng) và hiện tại đen tối, đổ nát,… Những tù nhân trong Chọn một con đường (Trường Sơn Ca), Tự do hay là chết (Tiêu Dao Bảo Cự), Tiếng chim bìm bịp gọi người về (Võ Trường Chinh), Bông cúc vàng (Trần Quang Long.
- Khá nhiều nhân vật hồi tưởng lại những kỷ niệm với người đã “lên núi” (theo cách mạng.
- Riêng những nhân vật là lính, trong hồi ức của họ, ngoài kỷ niệm êm đềm nhưng đã quá xa xôi về những người thân yêu cũ, còn lại là dày đặc những ký ức kinh hoàng về cuộc chiến mà họ tham gia (dù tình nguyện hay bị bắt buộc).
- Anh Năm (Người bắt ruồi, Nguyễn Hoàng Thu) thì nhớ cả ngày tháng êm đềm ở nhà, ngày bị bắt giữa đồng, những ngày huấn luyện và bắn giết kinh hoàng… Những chi tiết, sự kiện của quá khứ được đan cài vào hiện tại làm cho câu chuyện sinh động hơn, tránh được lối kể chuyện bằng phẳng, đồng thời cũng làm cho sự đối lập hiện lên rõ ràng và gay gắt hơn, giá trị hiện thực và nội dung tranh đấu vì vậy cũng thể hiện rõ ràng hơn..
- Một trong những điểm độc đáo trong việc tổ chức thời gian trần thuật của truyện ngắn yêu nước ở đô thị sau 1965 là sự xuất hiện của thời gian tâm tưởng.
- Có khá nhiều tác phẩm khai thác tâm tư nhân vật, ở đó nhân vật ít nhiều chìm vào không gian, thời gian tâm tưởng với những suy tư chồng lấn.
- Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến khoảng 40 tác phẩm thời gian trần thuật chính là thời gian tâm tưởng, nghĩa là thời gian của truyện được tổ chức dựa theo diễn biến tâm trạng và dòng ý thức của nhân vật chứ không phải theo sự kiện.
- Ở thời gian đảo tuyến, khi nhân vật hồi tưởng lại những sự kiện trong quá khứ là đã có thời gian tâm tưởng, tuy nhiên chúng tôi xếp vào thời gian đảo tuyến là vì những tác phẩm đó mạch truyện vẫn dựa trên sự kiện là chính.
- Trong khi đó, những tác phẩm thuộc thời gian tâm tưởng hầu như không chú ý lắm đến sự kiện mà dựa chủ yếu vào tâm tư nhân vật, tái hiện dòng ý thức của nhân vật.
- Trong dòng chảy tâm tư đó, các mốc thời gian vật lý như quá khứ, hiện tại, tương lai hoà trộn vào nhau, không còn ranh giới..
- Trong khoảng 40 truyện ngắn thuộc thời gian tâm tưởng mà chúng tôi khảo sát, đại đa số (khoảng 3/4) là thuộc về các tác giả trẻ.
- Nhân vật ở đó cũng là thanh niên (chủ yếu là nam), thuộc hai đối tượng chính: trí thức (tiến bộ) và người lính..
- Những chi tiết về cuộc đời nhân vật chỉ xuất hiện rất ít, hầu như người đọc phải chắt lọc đây đó trong dòng ý thức lộn xộn của họ mới dựng lại được một tiểu sử hết sức sơ sài về họ.
- Toàn bộ cái gọi là “cốt truyện” của tác phẩm dài gần 20 trang này chỉ có thể tóm tắt trong khoảng chưa đến mười dòng.
- Chính tâm tư nhân vật đã chiếm phần lớn tác phẩm và nó khiến người đọc thấu hiểu hơn bi kịch tâm hồn của những người lính quân đội Sài Gòn, của những số phận con người nhỏ bé trong chiến tranh..
- Thời gian tâm tưởng trong mảng truyện ngắn này được kết hợp chặt chẽ với phương thức trần thuật chủ quan.
- Gần như toàn bộ 40 truyện này được trần thuật từ điểm nhìn của người trong cuộc - người trần thuật ngôi thứ nhất xưng “tôi”.
- Nhân vật chính xưng “tôi”, thời gian tâm tưởng, sự kiện không đáng kể, mọi thứ trôi chảy theo dòng ý thức lộn xộn của nhân vật - đây là kỹ thuật viết khá hiện đại, thử thách cả người viết lẫn người đọc, nhưng đồng thời cũng là sự kết hợp hoàn toàn hợp lý để thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật.
- Xét trong dòng chảy văn học yêu nước thời kỳ chống Mỹ, đây cũng là một biểu hiện đặc biệt.
- Bởi văn học hình thành ngay trong hoàn cảnh chiến tranh thường yêu cầu nhân vật hành động cụ thể, dứt khoát với lý tưởng rõ ràng.
- Tuy nhiên, sự trăn trở, suy tư của nhân vật ở đây lại là điều hợp lý, vì đó là những con người vẫn đang sống trong lòng đô thị miền Nam, phần lớn họ chưa phải là người chiến sĩ cách mạng thực thụ, thậm chí một bộ phận khá lớn nhân vật là người đang phục vụ chính quyền Sài Gòn.
- Như vậy, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965-1975 cũng là một đóng góp quan trọng của mảng truyện ngắn này.
- Đó không chỉ là mốc thời gian của sự kiện mà đó còn là một tín hiệu nghệ thuật hàm chứa nội dung, là kết quả quá trình sáng tạo của người cầm bút.
- Việc một số biểu hiện thời gian vượt thoát khỏi truyền thống đã góp phần tạo nên tính hiện đại cho tác phẩm.
- Sự xuất hiện của thời gian tâm tưởng gắn với biểu hiện của thủ pháp dòng ý thức, việc sử dụng kiểu thời gian đảo thuật gắn với trần thuật phi tuyến tính,… phần nào đó tạo cho mảng truyện ngắn này một diện mạo khá mới mẻ và hiện đại..
- Phạm Thanh Hùng (2012), Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam giai đoạn NXB Giáo dục.