« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- THÔNG TIN TƯ VẤN SỨC KHỎE TRÊN SÓNG PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học.
- Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số .
- Một số vấn đề lý luận chung về phát thanh và thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
- 1.2 Vai trò của việc thông tin tư vấn sức khỏe trên báo chí.
- 1.3 Đặc trưng, thế mạnh, hạn chế của phát thanh trong việc thông tin tư vấn sức khỏe.
- FM – Cao điểm sức khỏe của VOVGT tần số 92,9 Mhz.
- Thực trạng thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh hiện nay.
- 2.2 Nội dung thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh...43.
- 2.3 Hình thức thể hiện thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
- Ưu điểm, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
- Trong đời sống xã hội, sức khỏe luôn giữ vai trò quan trọng.
- Bản hiến chương của Tổ chức Y tế Liên Hiệp Quốc, WHO, đã công bố: “Sức khỏe tốt là một trong những quyền cơ bản của con người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội”..
- Mặt khác, sức khỏe chính là nền tảng quan trọng để tạo nên sự phát triển của xã hội.
- Ngày nay, thông tin về sức khỏe trở nên phong phú hơn nhưng cũng phức tạp, khó hiểu với các từ ngữ mới về bệnh tật, các danh từ kỹ thuật về phương thức chuẩn đoán khám chữa bệnh cũng như danh tính các tác nhân gây bệnh.
- Đối với một nhóm công chúng, họ có nhu cầu thông tin về sức khỏe khác nhau.
- Đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ nhỏ, những người cao tuổi, nhóm dân tộc thiểu số,…Việc nâng cao nhận thức, giúp công chúng có cách hiểu đúng đắn về sức khỏe cung cấp những tri thức khoa học về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
- cách phòng chữa bệnh để đạt được các chỉ số sức khỏe ở mức cần có luôn luôn là vấn đề nóng bỏng.
- Thông tin tư vấn sức khỏe sẽ giúp công chúng có thêm kiến thức, tự mình.
- Đồng thời thay đổi hành vi lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân..
- Báo chí với tư cách là công cụ truyền thông đắc lực các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc thông tin, phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, những thành tựu y học, tư vấn sức khỏe...cho cộng đồng.
- Ngoài ra, báo chí có thể tạo ra diễn đàn giữa các nhà chuyên môn với công chúng để trao đổi kiến thức thông tin về sức khỏe, giải đáp cho công chúng những thắc mắc bệnh tật thông thường..
- Có thể nói chưa bao giờ thông tin sức khỏe lại chiếm nhiều diện tích trên các báo, thời lượng trên đài phát thanh và các chương trình truyền hình như hiện nay.
- Bên cạnh đó, báo in cũng xuất hiện nhiều chuyên mục về y tế - sức khỏe: báo Sức khỏe và Đời sống;.
- Đời sống...Riêng đối với phát thanh có một kênh phát thanh chuyên biệt về sức khỏe JOYFM từ năm 18/9/2012..
- Sóng phát thanh là phương tiện hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội một cách ngắn gọn, nhanh chóng và cùng lúc thoả mãn được nhiều đối tượng ở nhiều nơi.
- Lợi điểm của phát thanh là có thể thông tin một cách tức thời, phương tiện tiếp nhận chỉ là một chiếc radio nhỏ, ít tốn kém, đối tượng tiếp nhận có thể vừa làm các công việc khác mà vẫn đón nhận được thông tin, ở những nơi rừng núi, hải đảo xa xôi cũng có thể bắt được sóng nghe đài.
- Tuy nhiên do đặc trưng của từng loại báo chí hoặc do thời lượng phát sóng, đặc biệt là chưa có sự nghiên cứu tỷ mỷ, thấu đáo nên những thông tin tư vấn ở tất cả các loại hình báo chí những năm qua đều có những hạn chế nhất định.
- Thông tin chưa kịp thời, đúng lúc, còn đan xen.
- nhiều yếu tố quảng cáo lồng ghép, tính định hướng về chăm sóc sức khỏe đối với cộng đồng còn chưa cao...Nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất là lượng thông tin chưa phong phú đa dạng, việc sắp đặt còn tùy tiện, thiếu khoa học..
- Việc khảo sát và tìm ra cách thức, định hướng thông tin về phạm trù sức khỏe đạt hiệu quả nhất có ý nghĩa lớn đối với xã hội và hoạt động tác nghiệp của nhà báo.
- Do đó, tác giả luận văn đã thực hiện nghiên cứu đề tài: Thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh, từ đó giảm thiểu những vấn đề còn tồn tại trong mảng thông tin về y tế sức khỏe..
- Trong phạm vi luận văn này, tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nội dung và hình thức chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh..
- Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh hiện nay..
- Trước đề tài này, đã có một số sách và công trình nghiên cứu về nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- “Những bài học từ kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản.
- Đây là cuốn sách nghiên cứu chuyên ngành nội bộ, dành riêng cho cán bộ y tế có nội dung đề cập tới những đánh giá, tổng kết về hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đó có nói tới vấn đề tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản;.
- “Báo Sức khỏe với việc hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ (năm của Bùi Thị Quyên (Luận văn tốt nghiệp Khoa Báo chí và truyền thông – trường ĐHKHXH&NV).
- đời sống, sức khỏe của phụ nữ Việt Nam hiện nay và báo Sức khỏe với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ;.
- “Báo Sức khỏe với vấn đề bảo vệ trẻ em” của Nguyễn Thị Thu Thủy (Khảo sát trên báo Sức khỏe trong năm .
- (Khóa luận tốt nghiệp Khoa báo chí và truyền thông – Trường ĐHKHXH&NV).
- Khóa luận này nêu vai trò của báo chí đối với vấn đề bảo vệ trẻ em.
- Bên cạnh đó, những khía cạnh về tuyên truyền bảo vệ trẻ em trên báo Sức khỏe trong năm cũng được tác giả đề cập đến;.
- “Báo chí về thực trạng thị trường thuốc tân dược Việt Nam trong những năm gần đây” (Khảo sát trên báo Sức khỏe &.
- đời sống, Lao động và Tạp chí Thuốc và sức khỏe trong 3 năm của Nguyễn Vân Khanh (Khóa luận tốt nghiệp Khoa Báo chí và truyền thông – trường ĐHKHXH&NV).
- Đề tài: “Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
- Luận văn Cao học – học viên Đỗ Võ Tuấn Dũng (K7 – Khoa báo chí – HVBCTT).
- Đề tài cũng đề cập đến thông tin sức khỏe nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về tình hình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng;.
- Đề tài: “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay – Vấn đề và thảo luận.
- Đề tài này đã đề cập đến hệ thống lý luận về lý thuyết kênh, chương trình truyền thông đối với vấn đề thông tin sức khỏe.
- Tuy nhiên, Bùi Thị Thu Thủy mới dừng lại ở việc khảo sát nội dung thông tin trên O2TV và báo Sức khỏe và đời sống trong năm.
- 2009, chứ chưa nghiên cứu đánh giá từ các chuyên gia y tế về các loại thông tin về y tế - sức khỏe;.
- Đề tài: “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay” (Khảo sát 2 tờ báo Sức khỏe &.
- Đề tài này đã đưa ra những ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế của thông tin y tế - sức khỏe trên hai tờ báo in nổi bật.
- Đồng thời, luận văn cũng đưa ra giải pháp đối với những thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí..
- Như vậy, các nghiên cứu được đề cập đến ở trên chủ yếu đề cập đến vấn đề thông tin sức khỏe trên các phương tiện truyền thông nói chung.
- Một số ít, đi vào nghiên cứu thông tin sức khỏe trên báo in hoặc truyền hình.
- Chính vì vậy, đề tài: “Thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay” vẫn là một vấn đề hết sức hữu ích đối với nhà báo – những người hoạt động trên lĩnh vực thông tin, tuyền truyền..
- Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, hình thức thực hiện chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
- Từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm giúp báo phát thanh thực hiện tốt hơn các chương trình có nội dung thông tin tư vấn sức khỏe..
- Luận văn làm rõ khái niệm phát thanh, sức khỏe, tư vấn sức khỏe, thông tin tư vấn sức khỏe;.
- Vai trò của việc thông tin tư vấn về sức khỏe trên báo chí nói chung và phát thanh nói riêng.
- Đặc trưng, thế mạnh, cũng như hạn chế của phát thanh trong việc thông tin tư vấn sức khỏe;.
- Nội dung thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh;.
- Các hình thức thể hiện thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh;.
- Những ưu điểm và hạn chế trong chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh;.
- Giải pháp để nâng cao chất lượng của những chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh..
- Đối tượng nghiên cứu: Thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh (chương trình: Gặp Thầy thuốc nổi tiếng của kênh JoyFm tần số 98,9 Mhz.
- FM – Cao điểm sức khỏe của VOVGT tần số 92,9 Mhz).
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thông tin từ nguồn tài liệu sẵn có (sách, báo, tạp chí, internet.
- Phương pháp phân tích nội dung và hình thức truyền tải thông tin tư vấn sức khỏe trên 2 chuyên mục: Gặp Thầy thuốc nổi tiếng của kênh JoyFm tần số 98,9 Mhz.
- FM – Cao điểm sức khỏe của VOVGT tần số 92,9 Mhz;.
- Phương pháp so sánh: giữa các chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên các loại hình báo chí khác (Báo in, truyền hình…);.
- Biên tập viên những người trực tiếp tổ chức chương trình có thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
- Các chuyên gia, bác sỹ có chuyên ngành y tế và chăm sóc sức khỏe;.
- Việc nghiên cứu thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh sẽ góp phần làm phong phú lý luận về báo chí, bổ sung tư liệu thực tế cho một số môn học chuyên ngành báo chí.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp tìm ra những mấu chốt trong việc chuyển tải thông tin tư vấn sức khỏe và một số lưu ý khi viết ở mảng thông tin sức khỏe..
- Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài, sau khi nghiên cứu, tác giả luận văn đã rút ra được bài học cho bản thân về vai trò của báo chí trong việc thông tin tư vấn sức khỏe, đồng thời giúp các nhà báo, các cơ quan báo chí nhận rõ ưu, nhược điểm của việc thông tin trên báo chí về mảng sức khỏe hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho những nhà báo đang hoạt động trên lĩnh vực thông tin nói chung và thông tin sức khỏe nói riêng, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách của ngành y tế, góp phần làm cho chất lượng các sản phẩm báo chí ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng..
- Chương 2: Thực trạng thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh hiện nay.
- Chương 3: Ưu điểm, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh.
- Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Thông tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình của đài phát thanh – truyền hình Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, ĐH KHXH.
- “Nghị quyết 04/NQ-HNTW của Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành TW Đảng (khóa VII) về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Báo Điện tử Đảng cộng sản..
- Bộ Chính Trị (2005), “Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Báo Điện tử Đảng cộng sản..
- Hoàng Thị Cúc, Đức Dũng (2007), “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội..
- Nguyễn Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa – thông tin..
- Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004), Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Luận văn tốt nghiệp - Học viện báo chí và tuyên truyền.
- Nguyễn Thị Thanh Hòa (2013), “Thông tin y tế sức khỏe trên báo chí hiện nay”, Luận văn tốt nghiệp Cao học Báo chí, Trường Đại học khoa học xã hội.
- Phạm Thành Hưng (2007), “Thuật ngữ báo chí – Truyền thông”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB.
- Khoa Báo chí – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), “Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Khoa Báo chí – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều tác giả (2005), “Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập 5, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Chu Thúy Ngà (2008), “Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí hiện nay”, Luận văn thạc sỹ - Học viện báo chí &.
- Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe (2003), Giáo trình cơ bản về truyền thông giáo dục sức khỏe..
- Bùi Thị Thu Thủy (2010), “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay - Vấn đề và thảo luận”, Luận văn Thạc sỹ – Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH &.
- Tilson Phyllis Piotrow và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe – Bộ y tế (2001), “Tuyên truyền về giáo dục sức khỏe sinh sản ở Việt Nam”, NXB Y học..
- Thủ tướng Chính Phủ (2001), “Quyết định 35/2001/ QĐ – TTG ngày của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn .
- Trần Xuân Thân (2002), Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản – Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học xã hội &.
- V.v.Xmir Nốp (2004), Các thể loại báo chí phát thanh, NXB Thông tấn, Dịch: Đào Tấn Anh