« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 09/2013/TT-BCT Quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường


Tóm tắt Xem thử

- Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường..
- Thông tư này quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường bao gồm: a) Đối tượng và nội dung kiểm tra.
- hình thức và căn cứ kiểm tra.
- thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
- tổ kiểm tra.
- trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra và trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra.
- b) Xây dựng, ban hành hoặc phê duyệt kế hoạch, phương án kiểm tra.
- d) Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
- Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các quy định tại Thông tư này.
- Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường.
- Đối tượng và nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Hình thức và căn cứ kiểm tra.
- Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kiểm tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
- Kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
- Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
- Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường).
- Tổ kiểm tra.
- Hoạt động kiểm tra của Quản lý thị trường do Tổ kiểm tra trực tiếp thực hiện.
- Tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 công chức Quản lý thị trường, do một công chức làm Tổ trưởng.
- Công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra phải: a) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thị trường theo quy định của Bộ Công Thương.
- Tổ trưởng Tổ kiểm tra, ngoài điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này còn phải có Thẻ kiểm tra thị trường được cấp theo quy định.
- Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
- Cử công chức Quản lý thị trường hoặc trực tiếp điều hành Tổ kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra.
- Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kiểm tra theo quyết định kiểm tra đã ban hành.
- Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra.
- Tổ trưởng Tổ kiểm tra có trách nhiệm: a) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra và phương án kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
- b) Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kiểm tra của Tổ kiểm tra.
- c) Phân công công việc cụ thể cho công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra và những người tham gia giúp việc Tổ kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra.
- đ) Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- e) Kết thúc kiểm tra phải báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra theo quy định của Thông tư này.
- Công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra có trách nhiệm: a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của Tổ trưởng Tổ kiểm tra.
- Kế hoạch kiểm tra.
- Kế hoạch kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường gồm có: a) Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm.
- b) Kế hoạch kiểm tra theo mặt hàng, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần kiểm tra (sau đây gọi tắt là kế hoạch kiểm tra chuyên đề).
- Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra.
- b) Mục đích, yêu cầu kiểm tra.
- d) Các nội dung kiểm tra.
- đ) Thời gian tiến hành kiểm tra.
- e) Kinh phí, phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra.
- h) Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra.
- Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Cục Quản lý thị trường.
- b) Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề được ban hành phải gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương để báo cáo và Chi cục Quản lý thị trường để biết, phối hợp công tác.
- Xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường.
- b) Kế hoạch kiểm tra được phê duyệt phải gửi các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để thực hiện và Cục Quản lý thị trường để báo cáo, theo dõi việc thực hiện.
- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra của Đội Quản lý thị trường.
- b) Trình Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp phê duyệt kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai việc thực hiện.
- Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm tra.
- b) Nội dung kiểm tra.
- d) Dự kiến thời gian tiến hành kiểm tra.
- đ) Phân công công chức thực hiện kiểm tra.
- e) Dự kiến cơ quan phối hợp kiểm tra nếu có.
- b) Ban hành quyết định kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
- c) Tổ chức, chỉ đạo, điều hành việc kiểm tra theo quyết định kiểm tra.
- d) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp kết quả kiểm tra khi kết thúc việc kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Điều này.
- Thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất.
- b) Trường hợp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật chưa đủ căn cứ để kiểm tra thì tổ chức ngay việc thẩm tra, xác minh thông tin theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
- Trường hợp kiểm tra ngay.
- c) Văn bản đề xuất của công chức Quản lý thị trường về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật là có đủ căn cứ để kiểm tra.
- d) Theo văn bản chỉ đạo kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
- Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra hoặc tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra chịu trách nhiệm về việc kiểm tra ngay theo quy định tại Điều này.
- Trường hợp kết quả thẩm tra, xác minh là có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì quyết định việc kiểm tra theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp có thẩm quyền để tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Thông tư này.
- Phương án kiểm tra.
- Phương án kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Căn cứ tiến hành kiểm tra.
- c) Nội dung và phạm vi kiểm tra.
- d) Phân công công chức thực hiện việc kiểm tra.
- đ) Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành kiểm tra.
- e) Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc kiểm tra.
- i) Dự kiến về phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra nếu có.
- Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm xây dựng, ban hành, giám sát việc thực hiện phương án kiểm tra theo quy định tại Điều này.
- Ban hành quyết định kiểm tra.
- Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang, mọi trường hợp kiểm tra đều phải có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền.
- Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền chỉ ban hành quyết định kiểm tra khi: a) Có căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
- Nội dung của quyết định kiểm tra theo mẫu quy định.
- Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra phải: a) Đúng đối tượng, nội dung kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
- c) Đúng đối tượng, nội dung về hành vi vi phạm hành chính hoặc dấu hiệu vi phạm hành chính đã tiếp nhận hoặc kết quả thẩm tra, xác minh trong trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này.
- Quyết định kiểm tra có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
- Thực hiện quyết định kiểm tra.
- Quyết định kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Chương III của Thông tư này phải được thực hiện trong thời hạn chậm nhất năm ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra.
- Quyết định kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này phải tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
- Tổ trưởng Tổ kiểm tra tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố.
- Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
- b) Kiểm tra hàng hóa, dụng cụ sản xuất, kinh doanh.
- e) Lập biên bản theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này khi kết thúc việc kiểm tra.
- Xử lý nội dung kiểm tra phát sinh trong quá trình kiểm tra.
- Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có hành vi vi phạm pháp luật ngoài nội dung ghi trong quyết định kiểm tra thì Tổ kiểm tra được tiến hành kiểm tra ngay mà không phải đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra đối với hành vi vi phạm hành chính đã phát hiện.
- Trường hợp kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngoài nội dung kiểm tra mà xét thấy cần phải tiến hành kiểm tra làm rõ hành vi vi phạm thì Tổ kiểm tra phải có văn bản đề nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra bổ sung nội dung có dấu hiệu vi phạm hành chính cần kiểm tra làm rõ.
- Chỉ sau khi có quyết định kiểm tra bổ sung nội dung kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền thì Tổ kiểm tra mới tiến hành kiểm tra đối với nội dung kiểm tra được bổ sung.
- b) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều phát hiện có hành vi vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp vi phạm pháp luật quả tang thì Tổ kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Biên bản kiểm tra phải lập theo đúng mẫu quy định.
- Chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ thời điểm lập xong biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải chuyển hồ sơ vụ việc đến Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra để xử lý kết quả kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
- Trường hợp hành vi vi phạm hành chính phát hiện được theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này thuộc trường hợp xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ kiểm tra ban hành ngay quyết định xử phạt theo thẩm quyền và báo cáo kết quả kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt hành chính với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
- Xử lý kết quả kiểm tra.
- Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc kiểm tra của Tổ kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phải xem xét xử lý kết quả kiểm tra như sau: 1.
- Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng chưa đủ căn cứ kết luận về vi phạm hành chính thì tổ chức thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra để kết luận theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
- Thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra.
- c) Làm việc với tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc kiểm tra.
- b) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Quản lý thị trường địa phương trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
- Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm: a) Phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm của cơ quan Quản lý thị trường địa phương.
- b) Theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của cơ quan và công chức Quản lý thị trường địa phương theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
- b) Tổ chức thực hiện văn bản chỉ đạo kiểm tra, quyết định kiểm tra của Cục Quản lý thị trường hoặc phối hợp với Cục Quản lý thị trường, lực lượng Quản lý thị trường của địa phương khác để kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính khi được yêu cầu.
- c) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này.
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);