« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 09/2013/TT-BXD Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở


Tóm tắt Xem thử

- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;.
- Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và văn bản số 701/TTg-KTN ngày 23 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đính chính văn bản;.
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở,.
- Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này điều chỉnh các nội dung liên quan đến việc xác định đối tượng, điều kiện, phương thức hỗ trợ và việc tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên phạm vi toàn quốc (kể cả khu vực đô thị và nông thôn) theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg).
- Đối với việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (bao gồm cả chi phí quản lý để triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg) được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối tượng áp dụng: a) Người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.
- Nguyên tắc hỗ trợ.
- Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng.
- Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
- Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình.
- kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách.
- Việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây: a) Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.
- Xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở.
- Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện sau đây: 1.
- Trình tự lập và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở.
- (gọi chung là thôn) tổ chức phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg tới tất cả các đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn thôn.
- Trưởng thôn hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này), Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi có nhà ở.
- UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.
- Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện).
- Căn cứ vào báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh).
- Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.
- Trong Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của tỉnh cần phân định rõ số lượng, mức vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở thực hiện trong năm 2013 và số lượng sẽ thực hiện sau năm 2013 (nếu có).
- Trường hợp danh sách người có công với cách mạng được hỗ trợ theo Đề án ít hơn số lượng mà UBND cấp tỉnh đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012 thì sẽ bố trí vốn để hoàn thành việc hỗ trợ trong năm 2013.
- Trường hợp danh sách người có công với cách mạng được hỗ trợ theo Đề án nhiều hơn số lượng mà UBND cấp tỉnh đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012 thì chỉ thực hiện hỗ trợ trong năm 2013 theo số lượng đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012, số còn lại thực hiện sau năm 2013.
- số lượng hỗ trợ trong năm 2013 được lập theo thứ tự ưu tiên sau đây.
- Hộ gia đình mà người có công cao tuổi.
- Hộ gia đình người có công là dân tộc thiểu số.
- Hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn.
- Sau khi phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này) về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
- b) Đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg mà đang ở tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt có mức ngập cao từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà thuộc 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), khi được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10 m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên.
- c) Nhà ở của các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ phải bảo đảm vệ sinh môi trường, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết.
- Yêu cầu về tổ chức xây dựng nhà ở: a) Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở.
- để giảm giá thành xây dựng.
- Sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở mà có thay đổi về diện tích nhà ở, nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Tổ chức thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở đúng quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm việc hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả.
- Căn cứ vào Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và quy định tại Thông tư này, tổ chức lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh và gửi về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 8 năm 2013 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
- Bố trí kinh phí quản lý để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Ngoài nguồn vốn và số vốn quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, tùy điều kiện thực tế, các địa phương hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương, huy động từ các nguồn hỗ trợ khác để nâng cao chất lượng nhà ở cho các hộ gia đình được hỗ trợ.
- Báo cáo tình hình và tiến độ thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng 3 tháng một lần.
- báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ trong năm 2013 và khi kết thúc Chương trình về Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong báo cáo cần nêu rõ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động khác, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
- Trong năm 2013 phải hoàn thành việc hỗ trợ các hộ gia đình người có công với cách mạng có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này đối với các hộ gia đình theo số liệu mà UBND cấp tỉnh đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012.
- Đối với các trường hợp hộ gia đình người có công với cách mạng có nhà ở đủ điều kiện được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này nhưng mới được các địa phương thống kê, rà soát trong năm 2013 thì tiếp tục thực hiện hỗ trợ trong năm 2014.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này.
- Tổng hợp và phê duyệt danh sách người có công được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này.
- Tổ chức rà soát, lập danh sách các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn.
- Niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư này tại trụ sở của UBND cấp xã.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở.
- Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở, bao gồm.
- Đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở của hộ gia đình.
- Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn (01 bản.
- Các chứng từ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ.
- Chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, bảo đảm chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình và các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện trên địa bàn).
- Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên phạm vi toàn quốc.
- MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở.
- ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở.
- Đại diện cho hộ gia đình có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Ủy ban nhân dân xã (hoặc phường, thị trấn.
- Hiện trạng nhà ở của gia đình: ghi rõ là nhà ở bị hư hỏng cả 3 phần (nền móng, khung-tường và mái) cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc nhà ở chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường và mái) cần hỗ trợ sửa chữa .
- Tên vật liệu xây dựng.
- Đề nghị hỗ trợ kinh phí để tự xây dựng nhà ở.
- Ghi chú: UBND cấp xã phải kiểm tra thực trạng nhà ở để xác nhận: hiện trạng nhà ở của hộ gia đình bị hư hỏng cả 3 phần nền móng, khung-tường và mái) phải phá dỡ để xây mới hoặc chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường và mái) hoặc không thuộc diện được hỗ trợ.
- nếu nhà ở thuộc diện được hỗ trợ thì mới xác nhận tiếp các nội dung đăng ký của hộ gia đình tại các mục 2, 3, 4 và 5.
- DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở.
- Tên người có công với cách mạng trong hộ gia đình và mối quan hệ với chủ hộ.
- Địa chỉ nhà ở được hỗ trợ.
- Tổng số hộ được hỗ trợ (bằng chữ.
- Tổng số tiền hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở (bằng chữ.
- Tổng số tiền hỗ trợ để sửa chữa nhà ở (bằng chữ.
- Năm báo cáo: Đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ trong năm 2013 thì ghi 2013 và lập riêng 01 danh sách.
- Đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng mới phát sinh do thống kê, rà soát trong năm 2013 thì ghi 2014 và lập riêng 01 danh sách để báo cáo vào tháng 10/2013.
- Cột 2: Ghi họ tên chủ hộ gia đình có ở nhà thuộc diện được hỗ trợ.
- Cột 3: Chỉ ghi họ tên một người có công với cách mạng hiện có hộ khẩu thường trú tại nhà ở được hỗ trợ và mối quan hệ với chủ hộ.
- Trong phần tổng cộng: tại cột 5 ghi tổng số hộ gia đình được hỗ trợ.
- cột 6 ghi tổng số tiền hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở.
- cột 7 ghi tổng số tiền hỗ trợ để sửa chữa nhà ở hiện có.
- TỔNG HỢP DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở.
- Tên phường, xã, thị trấn và tên người có công được hỗ trợ.
- Thuộc diện xây dựng mới nhà ở (40 triệu đồng/hộ).
- Cột 2: Ghi tên xã, phường, thị trấn và tên người có công có ở nhà thuộc diện được hỗ trợ của từng xã, phường, thị trấn.
- Cột 3: Ghi địa chỉ của từng nhà ở thuộc diện được hỗ trợ.
- Cột 4: Ghi số tiền hỗ trợ của từng hộ gia đình để xây dựng mới nhà ở.
- Cột 5: Ghi số tiền hỗ trợ của từng hộ gia đình để sửa chữa nhà ở.
- Phần tổng cộng trong biểu: Cột 3 ghi tổng số đối tượng được hỗ trợ về nhà ở.
- cột 4 ghi tổng số tiền hỗ trợ để xây dựng mới.
- cột 5 ghi tổng số tiền hỗ trợ để sửa chữa nhà ở.
- Khi Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi báo cáo theo mẫu này cho UBND cấp tỉnh thì phải gửi kèm theo bản sao danh sách báo cáo của từng xã trong huyện có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành theo Thông tư này.
- Tổng số hộ người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở.
- Tổng số tiền hỗ trợ đễ các hộ xây dựng mới nhà ở (40 triệu đồng/hộ).
- Tổng số tiền hỗ trợ để các hộ sửa chữa nhà ở (20 triệu đồng/hộ) 1.
- nơi có hộ gia đình có ở nhà thuộc diện được hỗ trợ.
- Cột 3: Ghi tổng số hộ người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở của từng huyện.
- Cột 4: Ghi tổng số tiền hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở của từng huyện.
- Cột 5: Ghi tổng số tiền hỗ trợ để sửa chữa nhà ở của từng huyện.
- Khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo theo mẫu này cho các Bộ thì phải gửi kèm bản sao danh sách báo cáo của các huyện trong tỉnh có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành theo Thông tư này.
- Xác nhận hoàn thành phần việc xây dựng nền móng và khung-tường nhà ở của chủ hộ gia đình (ông/bà.
- Đại diện hộ gia đình:.
- Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở xã (hoặc phường, thị trấn