« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 10/2019/TT-BGTVT Quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải


Tóm tắt Xem thử

- QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;.
- Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải..
- Thông tư này quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải..
- Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam..
- Phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai..
- Khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực hàng hải là thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi lại tổn thất do thiên tai gây ra..
- CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI.
- Cục Hàng hải Việt Nam.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai trong lĩnh vực hàng hải hàng năm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Cục Hàng hải Việt Nam, quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai..
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng hải trong việc xây dựng và thực hiện phương án ứng phó thiên tai phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị này..
- Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra, đề xuất các biện pháp khắc phục, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định trong công tác phòng, chống thiên tai..
- Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai hàng năm..
- Cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải bao gồm các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải..
- PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Mục 1.
- PHÒNG NGỪA THIÊN TAI.
- Nhiệm vụ chung của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực hàng hải.
- quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng hàng hải, thiết bị, tài sản, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
- Tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng hải..
- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai gồm các nội dung chính như sau:.
- a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;.
- d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;.
- đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 của Thông tư này tổ chức phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam để tổng hợp, chỉ đạo..
- Tổ chức kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại đơn vị và các bộ phận trực thuộc, đặc biệt là các công trình trọng điểm, xung yếu..
- Tổ chức huấn luyện, diễn tập về nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về công tác phòng, chống thiên tai..
- Tổ chức hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ quan, đơn vị..
- Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của Cảng vụ hàng hải.
- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án huy động tàu thuyền trong khu vực tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra..
- Kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp hàng hải trong khu vực thực hiện các yêu cầu về phòng, chống thiên tai..
- Thực hiện chế độ báo cáo về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định..
- Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải Việt Nam.
- Các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải khu vực phải phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trong việc triển khai phương án ứng phó thiên tai tại khu vực..
- Đề xuất các phương án ứng phó thiên tai nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản..
- Đối với các tàu tìm kiếm cứu nạn, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này..
- Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam.
- Hướng dẫn thực hiện các chỉ thị của cấp trên về phòng, chống thiên tai đối với hệ thống các đài thông tin duyên hải..
- Xây dựng phương án duy trì thông tin liên lạc 24/24 giờ giữa các đài thông tin duyên hải với các Cảng vụ hàng hải, các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải khu vực và tàu thuyền phục vụ công tác phòng, chống thiên tai..
- Tổ chức trực canh, thu nhận và truyền phát theo chế độ quy định các thông tin về thiên tai..
- Thực hiện chỉ đạo của Cục Hàng hải Việt Nam trong việc tăng cường phát các bản tin thiên tai và các bản tin quan trọng khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền..
- Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các tổ chức hoa tiêu hàng hải.
- Phối hợp với doanh nghiệp cảng đề xuất phương án điều động tàu thuyền khi có nguy cơ thiên tai xảy ra..
- Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của các tổ chức bảo đảm an toàn hàng hải.
- Lập danh mục các công trình bảo đảm an toàn hàng hải xung yếu, chịu ảnh hưởng của thiên tai và kế hoạch duy tu, bảo dưỡng để chủ động phòng, chống thiên tai..
- Khi tổ chức thi công các công trình nạo vét, công trình xây dựng, phải có phương án, biện pháp phòng, chống thiên tai..
- Nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai của doanh nghiệp cảng biển.
- Sẵn sàng thực hiện yêu cầu của Cảng vụ hàng hải trong việc điều động các phương tiện tham gia khắc phục hậu quả thiên tai..
- áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm chống tác động xấu của thiên tai đối với kết cấu hạ tầng hàng hải..
- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai cụ thể trong trường hợp tàu thuyền neo đậu tại cầu cảng để phòng chống thiên tai..
- a) Theo dõi diễn biến của thiên tai để chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai phù hợp;.
- Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang xây dựng trong vùng nước cảng biển.
- Chủ đầu tư xây dựng phương án ứng phó thiên tai cụ thể cho công trường và công trình xây dựng và gửi Cảng vụ hàng hải để phối hợp kiểm tra, chỉ đạo khi xảy ra thiên tai..
- Yêu cầu về phòng ngừa thiên tai đối với tàu thuyền 1.
- Chuẩn bị phòng ngừa thiên tai đối với tàu thuyền:.
- a) Phải tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai đối với tàu thuyền;.
- a) Tuân thủ lệnh điều động tàu thuyền của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và yêu cầu tham gia khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan có thẩm quyền;.
- b) Khi nhận tin về thiên tai phải triển khai ngay phương án ứng phó thiên tai;.
- a) Tổ chức phòng, chống thiên tai theo phương án đã xây dựng để bảo đảm an toàn cho tàu, thuyền viên và hành khách;.
- ỨNG PHÓ THIÊN TAI Điều 16.
- Nhiệm vụ ứng phó thiên tai.
- Các cơ quan, đơn vị sau khi nhận được công điện từ Cục Hàng hải Việt Nam và các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai của khu vực (nếu có) có trách nhiệm:.
- a) Kịp thời triển khai biện pháp ứng phó thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai đã xây dựng;.
- b) Tổ chức trực canh, phân công lực lượng xung kích thường trực phòng, chống thiên tai tại các khu vực do cơ quan đơn vị quản lý.
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam và cấp có thẩm quyền để phối hợp chỉ đạo ứng phó thiên tai..
- Trực ban phòng, chống thiên tai 1.
- a) Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam và một số cán bộ giúp việc được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;.
- b) Lãnh đạo cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 của Thông tư này và cán bộ các bộ phận chức năng theo dõi và thực hiện công tác phòng, chống thiên tai..
- b) Phân tích và chỉ đạo cấp cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai;.
- Người tham gia công tác phòng, chống thiên tai được trang bị thiết bị bảo hộ và hưởng các chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật..
- Xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra.
- Khi thiên tai xảy ra, Lãnh đạo Cục hàng hải Việt Nam, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải chủ động trong việc điều hành bộ máy của mình thực hiện phương án đã chuẩn bị và.
- phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng, chống thiên tai tại địa phương để thực hiện..
- tổng hợp báo cáo nhanh diễn biến, sự cố thiên tai và thiệt hại đến cơ quan, đơn vị cấp trên theo quy định..
- KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI.
- Nhiệm vụ chung trong khắc phục hậu quả thiên tai 1.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, báo cáo rút kinh nghiệm..
- Lập dự toán kinh phí, thanh toán, quyết toán chi phí khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định..
- Nhiệm vụ cụ thể trong khắc phục hậu quả thiên tai 1.
- Tổ chức nạo vét đoạn luồng bị sạt lở, bồi lắng do ảnh hưởng của thiên tai.
- Ngay sau khi luồng hàng hải bị cạn do thiên tai gây sạt lở, bồi lắng gây ách tắc luồng phải thực hiện các công việc sau:.
- a) Cảng vụ hàng hải:.
- Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật và kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công nạo vét khắc phục sạt lở, bồi lắng do thiên tai gây ra..
- Sau khi thiên tai xảy ra các Tổng công ty Bảo đảm An toàn hàng hải phải tổ chức thực hiện:.
- b) Cảng vụ hàng hải phối hợp với cơ sở y tế thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai..
- Tổ chức thống kê thiệt hại, thanh toán, quyết toán chi phí khắc phục hậu quả thiên tai:.
- b) Cảng vụ hàng hải xác nhận thiệt hại, hậu quả thiên tai cho các đơn vị, doanh nghiệp hàng hải..
- QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI.
- Nguồn kinh phí cho phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải Nguồn kinh phí cho phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải bao gồm:.
- Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho phòng, chống thiên tai.
- Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải được quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật..
- THANH TRA, KIỂM TRA, BÁO CÁO TRONG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Điều 23.
- Hàng năm Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của nhà nước về phòng, chống thiên tai tại các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực hàng hải..
- Báo cáo trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra:.
- a) Trước khi thiên tai xảy ra: báo cáo về công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, tình trạng tàu thuyền trong khu vực (tổng số tàu thuyền, số lượng thuyền viên, khả năng tiếp nhận tàu thuyền neo đậu và bố trí nơi neo đậu cho tàu thuyền)..
- b) Trong khi thiên tai diễn ra: báo cáo về diễn biến của thiên tai và những sự cố nghiêm trọng (thiệt hại ban đầu về người, tàu thuyền, nhà cửa, công trình, kết cấu hạ tầng hàng hải)..
- c) Sau khi thiên tai xảy ra:.
- Ngay sau khi thiên tai kết thúc, các tổ chức cá nhân báo cáo ngay sơ bộ tình hình thiệt hại về Cảng vụ hàng hải để tổng hợp báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam..
- a) Các cơ quan, đơn vị: Cảng vụ hàng hải, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải Việt Nam, Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, các Tổng công ty Bảo đảm An toàn hàng hải tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án ứng phó thiên tai gửi Cục Hàng hải Việt Nam để báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 25 tháng 02 hàng năm;.
- b) Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng hải tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án ứng phó thiên tai gửi Cảng vụ hàng hải tại khu vực để báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.