« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 10/2019/TT-BTP Tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp


Tóm tắt Xem thử

- BỘ TƯ PHÁP.
- THÔNG TƯ.
- QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG.
- Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;.
- Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;.
- Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;.
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương..
- QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1.
- Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)..
- Thông tư này áp dụng đối với người được xem xét, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thi tuyển, điều động, luân chuyển giữ chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện hoặc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thi tuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, biệt phái, miễn nhiệm, cho từ chức, đánh giá, thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp..
- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thi tuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, biệt phái, miễn nhiệm, cho từ chức, đánh giá, thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp phải đảm bảo tiêu chuẩn của chức danh tương ứng theo quy định của Đảng, Nhà nước và các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này..
- Thời gian công tác pháp luật.
- Thời gian công tác pháp luật áp dụng trong Thông tư này bao gồm:.
- Thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cử nhân luật đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.
- các cơ quan tòa án, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra, nội vụ, nội chính hoặc tại vị trí việc làm trực tiếp thực hiện công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị..
- Thời gian công tác được xếp ở các ngạch: Thư ký tòa án, thẩm tra viên ngành tòa án, thẩm phán.
- điều tra viên thuộc cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thời gian có trình độ cử nhân luật và giữ chức vụ lãnh đạo cấp ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên..
- Tiêu chuẩn chung của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp.
- Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng.
- ý thức tổ chức kỷ luật.
- a) Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân.
- kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước..
- sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;.
- gắn bó chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp;.
- c) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao.
- thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và có tinh thần giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp;.
- có tinh thần học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực công tác.
- Tiêu chuẩn về năng lực.
- tổng kết thực tiễn, phân tích, dự báo, đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và đề xuất các giải pháp, phương pháp quản lý nhà nước về công tác tư pháp tại địa phương phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác tư pháp của ngành Tư pháp và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;.
- có năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực, nhiệm vụ chuyên môn được phân công phụ trách và yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;.
- có khả năng tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và phối hợp với các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;.
- d) Có khả năng phổ biến, tuyên truyền, thuyết phục, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;.
- Tiêu chuẩn về hiểu biết.
- a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành Tư pháp;.
- b) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về ngành Tư pháp và các văn bản do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;.
- c) Hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp, pháp luật;.
- d) Nắm vững các nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc và mối quan hệ trong công tác của hệ thống chính trị trên địa bàn cấp tỉnh.
- QUY ĐỊNH CỤ THỂ.
- TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP Điều 5.
- Vị trí, chức danh.
- Giám đốc Sở Tư pháp là người đứng đầu Sở Tư pháp, lãnh đạo công tác của Sở.
- chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh..
- Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác 1.
- Tiêu chuẩn về trình độ.
- a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;.
- b) Đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên;.
- c) Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc tương đương theo quy định;.
- d) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;.
- e) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 trở lên của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;.
- g) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định để phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý..
- Tiêu chuẩn về kinh nghiệm công tác.
- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên và có ít nhất 03 năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng thuộc Sở hoặc tương đương trở lên.
- Được quy hoạch chức danh Giám đốc Sở hoặc tương đương trở lên..
- Tiêu chuẩn khác do cấp có thẩm quyền và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phù hợp với quy định tại Thông tư này..
- Tiêu chuẩn khác theo quy định chung của Đảng và Nhà nước..
- TIÊU CHUẨN CHỨC DANH PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP Điều 7.
- Phó Giám đốc Sở Tư pháp là chức danh lãnh đạo, quản lý, giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được Giám đốc Sở Tư pháp phân công.
- thay mặt Giám đốc Sở điều hành công việc của Sở Tư pháp khi được ủy quyền;.
- chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công..
- b) Đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;.
- c) Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc tương đương theo quy định;.
- e) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 trở lên của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;.
- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên và có ít nhất 03 năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo từ cấp phó trưởng phòng thuộc Sở hoặc tương đương trở lên, trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
- Được quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Sở hoặc tương đương trở lên..
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2020 và thay thế Quyết định số 07/2006/QĐ-BTP ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn Giám đốc Sở Tư pháp..
- Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này..
- Đối với các trường hợp đã bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí, tạo điều kiện, cử Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tham gia khóa học, dự thi nâng ngạch công chức để hoàn thiện tiêu chuẩn còn thiếu theo quy định tại Thông tư này và các văn bản khác có liên quan..
- Trách nhiệm thi hành.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm và trích ngang lý lịch của người được bổ nhiệm chức danh Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày quyết định bổ nhiệm để kiểm tra, theo dõi, phối hợp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý nhà nước về tư pháp và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp theo quy định..
- Sở Tư pháp căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác đánh giá, đề xuất quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị theo quy định..
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tham mưu, giúp Bộ trưởng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này./..
- Tòa án nhân dân tối cao;.
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;.
- Ban Tổ chức Trung ương:.
- Sở Nội vụ, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc TW;.
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.