« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 12/2018/TT-BTP 12 biểu mẫu mới trong hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý


Tóm tắt Xem thử

- HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.
- Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;.
- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý;.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý..
- Thông tư này hướng dẫn về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý..
- Địa điểm tiếp người có yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bố trí địa điểm thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Trong trường hợp nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý cần được giữ bí mật thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí địa điểm phù hợp..
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm phân công cán bộ tiếp người được trợ giúp pháp lý trong giờ làm việc..
- Các nội dung cần niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung sau đây:.
- a) Lịch tiếp người được trợ giúp pháp lý;.
- b) Nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý;.
- c) Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;.
- d) Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm;.
- Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý..
- Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý..
- Nghĩa vụ tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc của Trợ giúp viên pháp lý.
- Các nội dung tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc cho Trợ giúp viên pháp lý bao gồm:.
- a) Kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý;.
- b) Các kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý;.
- c) Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý..
- b) Được cử biệt phái đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không có nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý;.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 5.
- Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý (bao gồm trường hợp thụ lý ngay quy định tại Điều 6 Thông tư này), tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh) vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này..
- Thời điểm thụ lý được tính từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được ghi vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý..
- Thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Các trường hợp thụ lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý bao gồm:.
- d) Các trường hợp để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định..
- Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý:.
- a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
- b) Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện.
- Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý..
- Theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý và công tác báo cáo.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý trong Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Mỗi Chi nhánh có Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý do Chi nhánh thực hiện và báo cáo về Trung tâm.
- Trung tâm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.
- báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.
- Thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý.
- Khi nhận được đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý..
- Xác định vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc.
- Vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:.
- Thực hiện xong yêu cầu hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý theo hình thức trợ giúp pháp lý thể hiện trong đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý..
- Thuộc một trong các trường hợp không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Trợ giúp pháp lý..
- Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Mỗi hồ sơ vụ việc có một mã số riêng, được lập và phân loại theo từng hình thức trợ giúp pháp lý.
- Trường hợp vụ việc do Chi nhánh thực hiện thì tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là chữ viết tắt của tên Chi nhánh (ví dụ CN1.TGTT.01.2018).
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh có trách nhiệm tạo hồ sơ vụ việc và người thực hiện trợ giúp pháp lý cập nhật lên phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý..
- a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Trợ giúp pháp lý;.
- b) Quyết định cử người thực hiện trợ giúp pháp lý.
- quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (nếu có);.
- c) Bản bào chữa hoặc bản bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý;.
- văn bản tố tụng khác liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan tiến hành tố tụng cấp;.
- đ) Văn bản thông báo không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (nếu có);.
- e) Giấy tờ, tài liệu khác thể hiện quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý;.
- g) Phiếu lấy ý kiến người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ..
- b) Văn bản tư vấn pháp luật có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý..
- c) Bản báo cáo về những công việc đã thực hiện và kết quả đạt được trong phạm vi đại diện ngoài tố tụng có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý..
- Thẩm định thời gian thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Lãnh đạo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc Trưởng Chi nhánh (nếu được.
- giao) phân công người thẩm định tính hợp lý về thời gian, các công việc đã thực hiện để thanh toán thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định..
- Người được phân công thẩm định căn cứ vào hồ sơ vụ việc để tiến hành thẩm định và báo cáo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho lãnh đạo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý..
- Một số biểu mẫu trong hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau đây:.
- Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý (Mẫu số 01-TP-TGPL)..
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu số 02-TP-TGPL)..
- Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu số 04-TP-TGPL)..
- Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu số 05-TP-TGPL)..
- Thông báo về việc từ chối thụ lý yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu số 08-TP-TGPL)..
- Thông báo về việc chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu số 09-TP-TGPL)..
- Hình minh họa biểu tượng trợ giúp pháp lý (Mẫu số 10-TP-TGPL)..
- Phiếu lấy ý kiến người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích (Mẫu số 11-TP-TGPL)..
- Báo cáo công tác trợ giúp pháp lý 6 tháng/1 năm (Mẫu số 12-TP-TGPL)..
- QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.
- Trách nhiệm thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý 1.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm tổ chức thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình thực hiện để có giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Kết quả thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thể hiện bằng văn bản và lưu hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý..
- Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý có trách nhiệm quản lý và tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng..
- Đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Căn cứ tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 16.
- tỷ lệ vụ việc, bảo đảm người thực hiện trợ giúp pháp lý có vụ việc được đánh giá.
- cách thức tiến hành đánh giá và các điều kiện cần thiết khác (nếu có) để thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý..
- Kết quả đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thể hiện bằng văn bản..
- Tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được dựa trên các tiêu chí và cơ cấu điểm sau đây:.
- Tiêu chí về trách nhiệm nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý (30 điểm).
- b) Giải thích, hướng dẫn, cung cấp thông tin kịp thời về vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý (10 điểm);.
- Tiêu chí về thực hiện trợ giúp pháp lý (60 điểm).
- a) Thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với yêu cầu trợ giúp pháp lý và phạm vi được phân công (05 điểm);.
- c) Nghiên cứu và áp dụng đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan để bảo đảm nội dung trợ giúp pháp lý đúng và phù hợp với pháp luật (20 điểm);.
- d) Tham gia các hoạt động tố tụng hoặc tham gia các hoạt động đại diện ngoài tố tụng để kịp thời có giải pháp bảo vệ bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý (20 điểm);.
- đ) Quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý (05 điểm)..
- Tiêu chí về sự hài lòng của người được trợ giúp pháp lý trên cơ sở ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích (10 điểm)..
- Xếp loại chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Vụ việc không đạt chất lượng: Vụ việc có tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc vụ việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý vi phạm điều cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý..
- Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý;.
- Thông tư số 02/2013/TT-BTP ngày của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;