« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 18/2018/TT-BCT Kiểm soát thủ tục hành chính Bộ Công Thương


Tóm tắt Xem thử

- BỘ CÔNG THƯƠNG.
- QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG.
- Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;.
- Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;.
- Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;.
- Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương..
- Thông tư này quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi là lĩnh vực Công Thương), bao gồm: kiểm soát việc ban hành thủ tục hành chính.
- kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính.
- xử lý, phản ánh kiến nghị về quy định hành chính trong lĩnh vực Công Thương.
- rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương..
- tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan..
- Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương 1.
- Bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính và góp phần cải cách hành chính trong lĩnh vực Công Thương..
- Bảo đảm quy định thủ tục hành chính công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
- tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
- kịp thời loại bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà..
- KIỂM SOÁT VIỆC BAN HÀNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
- Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp..
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về việc đề nghị thẩm tra thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật dự kiến xây dựng do các đơn vị gửi đến, Văn phòng Bộ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ quan điểm đối với nội dung liên quan đến thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật được đề nghị xây dựng (nếu có)..
- Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá tác động, lấy ý kiến, gửi thẩm định thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số.
- 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ- CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan..
- Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến riêng đối với nội dung có quy định thủ tục hành chính dưới các hình thức phù hợp (tham vấn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, bằng văn bản.
- a) Nội dung văn bản còn nhiều ý kiến khác nhau về sự cần thiết, hình thức của thủ tục hành chính, cách thức thực hiện quy định có liên quan đến mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương hoặc nhiều Bộ, ngành;.
- b) Nội dung thủ tục có chi phí tuân thủ lớn nhưng xét thấy chưa được đánh giá một cách đầy đủ, thấu đáo..
- KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Mục 1.
- CÔNG BỐ, NIÊM YẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
- Công bố thủ tục hành chính.
- Các thủ tục hành chính phải công bố của Bộ Công Thương bao gồm các thủ tục được quy định tại Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương..
- Việc công bố thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng Bộ Công Thương..
- Quy trình, thời hạn xây dựng và ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 02/2017/TT- VPCP..
- Văn phòng Bộ có trách nhiệm công khai Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng Bộ Công Thương trên trang thông tin điện tử http://kstthc.moit.gov.vn của Bộ Công Thương và gửi cho các cơ quan, đơn vị có liên quan..
- Niêm yết thủ tục hành chính.
- Phạm vi, yêu cầu, cách thức niêm yết công khai các thủ tục hành chính theo quy định tại Chương III Thông tư số 02/2017/TT-VPCP..
- Các đơn vị thuộc Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm niêm yết công khai các thủ tục này theo quy định..
- Văn phòng Bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong niêm yết công khai thủ tục hành chính..
- KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG.
- Nguyên tắc kiểm tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính.
- Việc kiểm tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương phải đảm bảo thực hiện các quy định tại Chương VII Thông tư số 02/2017/TT-VPCP..
- Nội dung và cách thức kiểm tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính 1.
- Trách nhiệm kiểm tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính 1.
- a) Chủ trì đề xuất Kế hoạch kiểm tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính hàng năm trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành;.
- b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương theo quy định của pháp luật;.
- c) Phối hợp, đôn đốc các đơn vị trong kiểm tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương;.
- đ) Định kỳ tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác kiểm tra nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền..
- a) Theo dõi việc thực hiện thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản;.
- XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG.
- Văn phòng Bộ là đầu mối tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương..
- Phản ánh, kiến nghị bằng văn bản:.
- Phản ánh, kiến nghị thông qua phiếu lấy ý kiến hoặc các tham luận, các ý kiến phát biểu (có tên người, nơi làm việc, công tác) tại hội thảo, hội nghị liên quan đến quy định hành chính, thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương được coi là các phản ánh, kiến nghị hợp lệ của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính, thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương..
- Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương theo Quyết định của Bộ trưởng..
- Xử lý phản ánh, kiến nghị.
- Đối với phản ánh, kiến nghị về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, của công chức Bộ Công Thương, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng Bộ chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan, đơn vị được phản ánh, kiến nghị hoặc cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công chức có hành vi được phản ánh, kiến nghị để xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu báo cáo Bộ trưởng kết quả xử lý trong thời hạn cụ thể..
- Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính:.
- a) Phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính không thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Bộ nhận được phản ánh, kiến nghị, Văn phòng Bộ hướng dẫn tổ chức, cá nhân gửi phản ánh, kiến nghị đó đến các cơ quan có liên quan;.
- b) Các văn bản phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương: Văn phòng Bộ chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giúp Bộ soạn thảo quy định hành chính để nghiên cứu xử lý và yêu cầu báo cáo lại kết quả xử lý trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
- d) Văn phòng Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ để chủ trì xử lý một số phản ánh, kiến nghị về quy định thủ tục hành chính có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, hoặc đã được xử lý nhưng cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục kiến nghị..
- kịp thời báo cáo và tham mưu cho Bộ trưởng các biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức..
- Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính..
- RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG.
- Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương.
- Văn phòng Bộ có trách nhiệm thống kê, tập hợp đầy đủ các thủ tục hành chính, các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương để làm cơ sở cho việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính..
- Sau khi lấy ý kiến các đơn vị có thực hiện thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính hàng năm trong lĩnh vực Công Thương và đăng tải trên trang thông tin điện tử.
- Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.
- Căn cứ ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính:.
- c) Chương trình công tác, cải cách hành chính hàng năm của Bộ và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ;.
- d) Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính..
- Nội dung kế hoạch phải xác định rõ thủ tục hành chính cần rà soát, đánh giá, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, căn cứ lựa chọn và dự kiến sản phẩm..
- a) Các đơn vị thuộc Bộ rà soát thủ tục hành chính có liên quan đến phạm vi quản lý của mình theo nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch rà soát, gửi kết quả cho Văn phòng Bộ tổng hợp;.
- Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổng hợp và thống nhất với các đơn vị về kết quả rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương, báo cáo Lãnh đạo Bộ và các cơ quan có liên quan..
- Kết quả rà soát là một trong những cơ sở chính để lên phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương..
- CƠ CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG.
- Hệ thống công chức đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính Bộ Công Thương.
- Bộ Công Thương thiết lập hệ thống công chức đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị có liên quan..
- Nhiệm vụ của công chức đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
- Công chức đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính có các nhiệm vụ sau:.
- a) Thực hiện công bố, niêm yết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;.
- c) Chủ trì thực hiện việc rà soát thủ tục hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình theo Kế hoạch rà soát do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;.
- d) Tổng hợp, báo cáo theo quy định về công tác kiểm soát thủ tục hành chính của đơn vị mình theo yêu cầu của Văn phòng Bộ;.
- đ) Tham gia phổ biến, tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ tổ chức..
- Quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong kiểm soát thủ tục hành chính.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương thống nhất chỉ đạo công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bộ Công Thương..
- Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương..
- Việc phối hợp thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương được thực hiện thông qua:.
- a) Hệ thống công chức đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính;.
- b) Công tác phổ biến, tập huấn, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính, quy định hành chính của Bộ Công Thương..
- Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về công tác kiểm soát thủ tục hành chính của đơn vị mình..
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương..
- Viêc thực hiện quy định về kiểm soát thủ tục hành chính là một trong những căn cứ đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với cá nhân, đơn vị thuộc Bộ..
- Căn cứ vào kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét đề nghị Lãnh đạo Bộ khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính..
- Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật không được bình xét thi đua, khen thưởng trong năm khi có văn bản do đơn vị đó chủ trì soạn thảo có nội dung liên quan đến thủ tục hành chính nhưng không thực hiện đánh giá thủ tục hành chính hoặc chậm công bố thủ tục hành chính mà không có lý do chính đáng..
- Văn phòng Bộ không được bình xét thi đua, khen thưởng trong năm khi không có ý kiến bằng văn bản về thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị, thẩm tra, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến thủ tục hành chính, trừ trường hợp có lý do chính đáng..
- Kinh phí bảo đảm cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
- Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm của Bộ theo quy định hiện hành..
- Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương..
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;.
- Website Bộ Công Thương;