« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 19/2017/TT-BTTTT Quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin truyền thông


Tóm tắt Xem thử

- QUY ĐỊNH CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG.
- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;.
- Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;.
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông,.
- Thông tư này quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông;.
- trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông..
- Thông tư này áp dụng với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân công tác trong ngành thông tin và truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông..
- Bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông.
- Tin, tài liệu về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói, hồ sơ và các nội dung liên quan khác được quy định tại danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật và danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành thông tin và truyền thông;.
- Tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong ngành thông tin và truyền thông đang quản lý, sử dụng, lưu giữ trong quá trình phối hợp công tác..
- Thu thập, lưu giữ, chuyển giao, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông..
- Trao đổi, cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- in, sao, chụp tài liệu có nội dung bí mật nhà nước khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt..
- Lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật.
- Truyền đưa nội dung bí mật nhà nước chưa mã hóa qua các thiết bị điện tử hoặc qua các dịch vụ bưu chính, viễn thông và các phương tiện truyền thông khác..
- Cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
- Văn bản cam kết bảo vệ bí mật nhà nước được lưu hồ sơ nhân sự của cơ quan, đơn vị chủ quản..
- kết bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bằng cách lập danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác và ký tên vào danh sách..
- Cá nhân được tiếp xúc (nghe phổ biến, nghiên cứu, sử dụng) với tin tức, tài liệu độ “Tuyệt mật”, “Tối mật” phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông bằng cách lập danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, những nội dung bí mật được tiếp xúc và ký tên vào danh sách.
- Cung cấp bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân lưu giữ bí mật nhà nước chỉ cung cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định sau:.
- Thẩm quyền cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân Việt Nam:.
- a) Bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” và độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;.
- b) Bí mật nhà nước thuộc độ “Mật” do Chánh Văn phòng, Thủ trưởng Cục, Vụ, đơn vị và các cấp tương đương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;.
- Thẩm quyền cung cấp tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài:.
- a) Bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;.
- b) Bí mật nhà nước thuộc độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;.
- c) Bí mật nhà nước thuộc độ “Mật” do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc người được ủy quyền phê duyệt;.
- Bảo vệ bí mật nhà nước trong thông tin liên lạc.
- Mọi nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông chuyển nhận bằng các phương tiện truyền thông đều phải mã hóa theo quy định của pháp luật về cơ yếu..
- Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động đối ngoại.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong ngành thông tin và truyền thông có quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tự ý tiết lộ bí mật nhà nước..
- Lập, sửa đổi, bổ sung, giải mật, thay đổi độ mật danh mục bí mật nhà nước.
- Hàng năm (trong quý I), Văn phòng Bộ rà soát danh mục bí mật nhà nước của ngành thông tin và truyền thông để xem xét lập danh mục không còn phù hợp, cần thay đổi độ mật, giải mật, hoặc xác định những nội dung bí mật mới gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ, sau đó tổng hợp báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định..
- Trong quá trình thực thi công vụ, khi phát hiện tin, tài liệu mang nội dung cần bảo mật ngoài danh mục bí mật nhà nước đã ban hành.
- Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đề xuất của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và báo cáo Bộ trưởng, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước theo quy định pháp luật..
- Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sẽ tự động giải mật trong các trường hợp sau:.
- Sau khi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tự động được giải mật, văn thư có trách nhiệm đóng dấu giải mật theo quy định..
- a) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cho phép in, sao chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật”;.
- b) Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng (hoặc tương đương) có thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tối mật”, “Mật”;.
- c) Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng (hoặc tương đương) được ủy quyền cho Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ phê duyệt việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Mật”;.
- d) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được ủy quyền cho Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phê duyệt in, sao, chụp tài liệu mang bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật”..
- Việc soạn thảo, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải tiến hành trong cơ quan, đơn vị tại nơi an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật chỉ định, không mang ra ngoài cơ quan, đơn vị..
- Đối với vật mang bí mật nhà nước phải được niêm phong, dán nhãn cảnh báo ngoài phong bì, có văn bản ghi rõ tên của vật mang bí mật nhà nước kèm theo và đóng dấu mức độ mật vào văn bản này..
- Cơ quan, đơn vị trình sẽ trực tiếp liên hệ với văn thư cơ quan để thực hiện quy trình, thủ tục phát hành văn bản theo đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước..
- Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, người hoặc cơ quan soạn thảo văn bản căn cứ quy định tại các danh mục bí mật nhà nước của ngành thông tin và truyền thông để đề xuất về mức độ mật của tài liệu.
- Đối với vật mang bí mật nhà nước phải có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu độ mật vào văn bản này..
- Mức độ mật xác định theo danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật và danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành thông tin và truyền thông..
- Dấu thu hồi tài liệu mang bí mật nhà nước sử dụng trong trường hợp tài liệu mật chỉ được phát ra trong một thời gian nhất định, người sử dụng chỉ được sử dụng trong thời hạn đó rồi nộp lại cho nơi phát tài liệu.
- Dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì” sử dụng trong trường hợp chuyển tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” mà chỉ người nhận có tên ghi trên bì mới được bóc bì để bảo đảm bí mật của tài liệu.
- Mẫu con dấu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của tại Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.
- một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước..
- Gửi, nhận, thu hồi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
- Gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước:.
- a) Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đi không được gửi chung trong một bì với tài liệu thường.
- Bì gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải làm bằng giấy có chất lượng tốt, độ thấm nước thấp, chắc chắn, khó bóc, không nhìn thấu qua được, bì phải được dán kín;.
- b) Gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải dùng bằng hai lớp bì.
- Bì trong ghi rõ số, kí hiệu của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” ở ngoài bì.
- c) Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được gửi bằng một lớp bì, bên ngoài bì có đóng dấu chữ “B” hoặc “C” tương ứng với độ mật của tài liệu bên trong bì;.
- Nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước:.
- a) Mọi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước từ bất cứ nguồn nào gửi đến đều phải qua bộ phận văn thư cơ quan, đơn vị vào sổ “Sổ đăng ký văn bản mật đến” để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết;.
- b) Trường hợp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến mà phong bì trong có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, văn thư vào sổ theo số công văn, tài liệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì.
- c) Trường hợp thấy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đến mà nơi gửi không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì bộ phận văn thư chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời thông tin lại nơi gửi để tránh thiếu sót trong những lần tiếp theo.
- Khi phát hiện tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bị bóc, mở bao bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải lập biên bản và báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời..
- Thu hồi tài liệu mật, vật mang bí mật nhà nước:.
- Những tài liệu mật, vật mang bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, “Vật thu hồi” văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng thời hạn.
- Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
- Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao liên ngoại giao thực hiện..
- Mọi trường hợp vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong..
- Việc giao, nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong mọi trường hợp đều phải vào sổ chuyển giao, có ký nhận giữa bên giao và bên nhận trực tiếp tại văn thư hoặc bộ phận bảo mật của đơn vị..
- Khi vận chuyển tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải có kế hoạch, phương tiện để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển..
- Sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
- Việc sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu (sau đây gọi chung là sử dụng) tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt và chịu trách nhiệm theo quy định..
- Khi sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải thông báo cho cá nhân hoặc bộ phận thực hiện biết mức độ mật của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
- cá nhân được giao thực hiện không được làm lộ nội dung tài liệu, vật mang bí mật nhà nước..
- Sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải đúng phạm vi, đối tượng, địa chỉ, tại nơi đảm bảo an toàn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định..
- Cá nhân phổ biến việc sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho các đối tượng khác phải thực hiện đúng nội dung cấp trên giao và có trách nhiệm phổ biến đến người nghe, người tìm hiểu, nghiên cứu về việc phải giữ bí mật theo quy định..
- Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình tài liệu, vật mang bí mật nhà nước khi được sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
- Cá nhân được nghe, được tìm hiểu, ghi chép, ghi âm, quay phim, chụp ảnh tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người chủ trì.
- phải bảo quản, sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được phổ biến như tài liệu gốc.
- Việc quản lý, sử dụng các bản ghi âm, bản ghi hình, phim, ảnh có nội dung bí mật nhà nước phải được bảo vệ như chế độ quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước..
- Việc sửa chữa, thay thế các máy tính dùng để soạn thảo, lưu trữ thông tin bí mật nhà nước chỉ được tiến hành trong trụ sở cơ quan, đơn vị và phải do cá nhân có trách nhiệm đối với những thông tin bí mật này thực hiện hoặc giám sát.
- Khi thay thế ổ đĩa cứng của máy vi tính có thông tin về tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải xóa, hủy thông tin trong ổ đĩa cũ, khi bị hỏng thì được tiêu hủy theo quy định..
- Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
- Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lưu giữ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có trách nhiệm quản lý, bảo quản và cung cấp thông tin về tài liệu, vật mang bí mật nhà nước một cách kịp thời, trung thực, đúng quy định..
- Cá nhân trước khi nghỉ hưu, chuyển công tác phải bàn giao các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị..
- Tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
- Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quy định như sau:.
- Kiểm tra thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
- Văn phòng Bộ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc kiểm tra, báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước, định kỳ 02 năm một lần hoặc khi có chỉ đạo của Bộ trưởng..
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị..
- Công chức, viên chức, người lao động của Bộ khi phát hiện vấn đề có dấu hiệu lộ, lọt bí mật nhà nước phải kịp thời báo cáo Chánh Văn phòng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị để đề xuất trình Bộ trưởng có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời..
- Chế độ báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
- Văn phòng Bộ trình Bộ trưởng báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Công an bao gồm các báo cáo sau:.
- Báo cáo những vụ, việc đột xuất làm lộ bí mật nhà nước vừa xảy ra.
- Báo cáo định kỳ hàng năm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước..
- Báo cáo tổng kết 5 năm một lần về công tác bảo vệ bí mật nhà nước..
- Việc bảo vệ bí mật nhà nước của ngành thông tin và truyền thông là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành.
- Văn phòng Bộ chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong toàn ngành thông tin và truyền thông, báo cáo Bộ trưởng..
- Kiểm toán Nhà nước;