« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH Cách tính tần suất tai nạn lao động


Tóm tắt Xem thử

- BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.
- HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG, VIỆC MIỄN GIẢM CÁC NỘI DUNG HUẤN LUYỆN ĐÃ HỌC ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.
- TÍNH TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI HÀNH Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;.
- Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;.
- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
- hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành..
- Thông tư này hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội..
- Tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức đánh giá)..
- Chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là chuyên gia đánh giá)..
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động..
- BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÍNH TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
- Đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cơ hữu của tổ chức đánh giá có nhu cầu trở thành chuyên gia đánh giá của một tổ chức đánh giá..
- Nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động.
- a) Kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động..
- b) Quy trình tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động..
- c) Triển khai thực hiện hoạt động đánh giá theo từng nội dung quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động..
- d) Tổng hợp cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá và dự thảo báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động..
- Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá: Thời gian bồi dưỡng là 40 giờ, không bao gồm thời gian sát hạch..
- Nguyên tắc, hình thức, nội dung và cơ cấu điểm sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
- Học viên được tham gia sát hạch nếu bảo đảm tham gia tối thiểu 80% thời gian khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá theo chương trình khung quy định tại Thông tư này..
- Hình thức, nội dung sát hạch đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
- b) Sát hạch xử lý tình huống: Học viên bốc thăm và trình bày 01 tình huống giả định trong quá trình đánh giá trước hội đồng sát hạch trong thời gian không quá 20 phút/học viên..
- Học viên tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động được sát hạch lý thuyết và sát hạch xử lý tình huống lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu.
- Người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật thì được miễn toàn bộ nội dung bồi dưỡng..
- Hội đồng sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
- Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định thành lập Hội đồng sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Hội đồng sát hạch)..
- toàn, vệ sinh lao động, trong đó Chủ tịch Hội đồng sát hạch là lãnh đạo Cục An toàn lao động..
- Hội đồng sát hạch có trách nhiệm tổ chức thực hiện sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động..
- b) Xây dựng, điều chỉnh đề thi sát hạch phù hợp với từng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động..
- d) Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định công nhận kết quả sát hạch.
- đ) Tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của học viên và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức, thực hiện sát hạch và đề xuất Cục trưởng Cục An toàn lao động xem xét, giải quyết..
- Tính tần suất tai nạn lao động.
- Tần suất tai nạn lao động làm căn cứ để được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính theo công thức:.
- K i là tần suất tai nạn lao động của năm i.
- N i là số lượt người bị tai nạn lao động và số người chết vì tai nạn lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm thứ i;.
- P i là số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 trong năm thứ i..
- Tần suất tai nạn lao động trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất được tính như sau:.
- K tb là tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất;.
- K 1 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất (năm thứ nhất);.
- K 2 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ nhất (năm thứ hai);.
- K 3 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ hai (năm thứ ba)..
- Trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
- Ngoài các trách nhiệm của tổ chức đánh giá được quy định tại Nghị định số 58/2020/NĐ- CP, tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm như sau:.
- Thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại nơi có hoạt động đánh giá bằng hình thức văn bản, fax hoặc thư điện tử trước 07 ngày kể từ ngày bắt đầu triển khai đánh giá..
- Bảo đảm tính chính xác trong quá trình đánh giá..
- Lưu giữ hồ sơ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động..
- Trách nhiệm của Cục An toàn lao động.
- Tổ chức bồi dưỡng, sát hạch, công nhận kết quả sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động..
- Công bố danh sách chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức đánh giá đã được sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động, các vi phạm liên quan đến hoạt động đánh giá, điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (http://antoanlaodong.gov.vn)..
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động..
- Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Báo cáo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục An toàn lao động) ngay sau khi tiến hành xử phạt, đình chỉ, tịch thu, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và các hành vi liên quan đến hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động..
- Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./..
- CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.
- I Kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động đánh giá.
- 1 Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá và phân công trách nhiệm trong hoạt động đánh giá 2 Giao tiếp trong hoạt động đánh giá.
- 4 Kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động 0 4 4 II Quy trình thực hiện hoạt động đánh giá.
- Yêu cầu hoạt động đánh giá tại doanh nghiệp:.
- a) Đánh giá hồ sơ, tài liệu.
- b) Đánh giá trực tiếp tại nơi làm việc và phỏng vấn người lao động, người quản lý.
- 2 Thu thập hồ sơ, tài liệu, hồ sơ liên quan đến sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
- 3 Phân tích cơ sở dữ liệu hồ sơ thu thập, đối chiếu với quy định của pháp luật, điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp và dự thảo báo cáo đánh giá.
- 4 Tổ chức thông qua dự thảo báo cáo đánh giá và tiếp thu thêm thông tin, hồ sơ, giải trình và hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá.
- 5 Thông qua báo cáo đánh giá an toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các bước tiếp theo.
- III Nội dung đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động 1 Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động.
- 2 Công tác lập các kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động 3 Xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động 4 Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 5 Quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện.
- về an toàn, vệ sinh lao động và việc xây dựng văn hóa an toàn lao động.
- a) Thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- b) Tổ chức nhận diện và đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
- c) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.
- đ) Việc cải thiện điều kiện lao động.
- Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động:.
- b) Đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động và thực hiện chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- d) Chế độ khám sức khoẻ, điều trị bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ người lao động.
- nghề nghiệp và việc thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động và tính tần suất tai nạn lao động:.
- b) Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- c) Tính tần suất tai nạn lao động.
- 9 Thực hiện chính sách về an toàn, vệ sinh lao động với các đối tượng lao động đặc thù.
- 10 Thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc 11 Chấp hành quy định về thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tai nạn lao động 12 Chấp hành kết luận, kiến nghị, xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan có thẩm quyền IV Báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁT HẠCH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.
- HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH.
- Kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động 1.
- THÔNG TIN VỀ KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.
- Thời gian, địa điểm tổ chức sát hạch..
- Công tác tổ chức sát hạch.
- KẾT QUẢ SÁT HẠCH.
- Số học viên đủ điều kiện sát hạch.
- Số học viên sát hạch đạt yêu cầu.
- CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH.
- DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC SÁT HẠCH VÀ KẾT QUẢ SÁT HẠCH.
- STT Họ và tên Tên tổ đánh giá chức.
- Kết quả sát hạch Đánh giá (Đạt/.
- MẪU CÔNG BỐ DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG SÁT HẠCH ĐẠT YÊU CẦU VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VI PHẠM.
- TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ.
- Danh sách chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động sát hạch đạt yêu cầu.
- đánh giá Tên chuyên gia đánh giá.
- Danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động và điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp