« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO.
- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VỀ TIẾNG ANH THỰC HÀNH.
- Người học của Chương trình này đa dạng về lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích, thói quen và điều kiện học tập..
- Chương trình giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh, giúp mọi người vừa học vừa làm, học thường xuyên, học suốt đời nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước..
- Chương trình bao gồm 6 bậc trình độ được xây dựng căn cứ Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), theo hướng tiếp cận phát triển năng lực giao tiếp cho người học thông qua hệ thống các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới hình thức các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phù hợp với ngữ cảnh và tình huống giao tiếp cụ thể, trong đó kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành năng lực giao tiếp.
- Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu, mối quan tâm và khả năng của người học nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình..
- Chương trình được xây dựng căn cứ trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam nhằm phát triển năng lực cho người học, lấy năng lực giao tiếp là năng lực đặc thù của quá trình dạy học.
- kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết..
- Chương trình đảm bảo xây dựng nội dung dạy học theo hướng tiếp cận đa thành phần, bao gồm (i) các đơn vị năng lực giao tiếp.
- (ii) hệ thống kiến thức ngôn ngữ (iii) hệ thống chủ điểm, chủ đề được chọn lọc, có ý nghĩa, phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt và công việc của người học, với việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi giai đoạn học tập..
- Chương trình đảm bảo lấy hoạt động học của người học làm trung tâm trong quá trình dạy học.
- Năng lực giao tiếp tiếng Anh của người học được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Tính liên thông và tiếp nối được thể hiện cụ thể là sau mỗi giai đoạn, người học đạt một bậc trình độ của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định trong Chương trình..
- MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 3.1.
- Chương trình hình thành và phát triển cho người học năng lực giao tiếp tiếng Anh thông qua trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết về tiếng Anh thực hành dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, từ đó giúp người học có thể sử dụng tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của công việc và cuộc sống, theo đuổi các mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể làm việc ngay sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ Chương trình..
- Sau khi hoàn thành Chương trình, người học:.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất.
- Chương trình góp phần hình thành và phát triển cho người học năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học và khả năng giải quyết vấn đề.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù.
- Các năng lực đặc thù cần đạt đối với người học được mô tả theo từng bậc và theo bốn kĩ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam..
- Hiểu được các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, công việc, bạn bè;.
- và, nhưng, vì về các chủ đề đơn giản, quen thuộc;.
- Hiểu và tham gia thảo luận, làm việc nhóm theo các chủ đề đơn giản:.
- Đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình;.
- Trình bày một chủ đề phức tạp một cách tự tin và rành mạch.
- Sử dụng.
- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 5.1.
- Nội dung dạy học trong Chương trình được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: (5.1.1) các đơn vị năng lực giao tiếp thể hiện qua các nhiệm vụ và chức năng giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
- (5.1.3) hệ thống các chủ điểm, chủ đề.
- (5.1.4) các năng lực khác..
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp là khả năng áp dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kiến thức ngôn ngữ-xã hội, kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và các chiến lược giao tiếp phù hợp để thực hiện các hoạt động giao tiếp trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội.
- Trong Chương trình, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Danh mục năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, mang tính thực hành cao, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề và chỉ mang tính gợi ý.
- Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung danh mục các năng lực giao tiếp trên cơ sở phù hợp với chủ điểm, chủ đề, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình..
- Kiến thức ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Hệ thống chủ điểm, chủ đề.
- Nội dung dạy học của Chương trình được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm, chủ đề phù hợp với mỗi giai đoạn học tập và đối tượng người học.
- Các chủ điểm, chủ đề được lựa chọn theo hướng mở, phù hợp với các giá trị văn hoá, xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho mỗi giai đoạn học tập cũng như mục tiêu định hướng nghề nghiệp của người học.
- Dưới chủ điểm là tập hợp các chủ đề liên quan đến chủ điểm.
- Người biên soạn học liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ điểm, chủ đề nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình..
- Các năng lực khác.
- Các năng lực khác như năng lực giao tiếp liên văn hoá, năng lực tự học, học tập suốt đời được dạy học lồng ghép trong năng lực giao tiếp, kiến thức ngôn ngữ và hệ thống các chủ điểm, chủ đề, phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt được qui định trong từng bậc năng lực theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam..
- Nội dung dạy học cụ thể của Chương trình được thiết kế theo các bậc năng lực của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể như sau:.
- Chủ điểm/Chủ đề Năng lực giao tiếp Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ.
- Nghe hiểu các câu đơn giản, các đoạn hội thoại ngắn về những chủ đề đã học..
- Nói từ và cụm từ đơn giản về các chủ đề quen thuộc..
- Hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản về các chủ đề quen thuộc..
- điểm/chủ đề Bậc 1.
- Đọc hiểu các văn bản ngắn, đơn giản về các chủ đề đã học..
- Viết các từ quen thuộc, cụm từ và câu đơn giản về các chủ đề đã học..
- Nghe hiểu thông tin chính nội dung chương trình phát thanh hoặc truyền hình về các chủ đề quen thuộc được nói chậm và rõ ràng..
- Các từ liên quan đến chủ điểm/chủ đề Bậc 2.
- Viết các câu đơn giản, liền mạch về các chủ đề quen thuộc..
- Thảo luận tương đối chi tiết về những chủ đề quen thuộc..
- Đọc hiểu các bài báo và báo cáo đơn giản về các chủ đề quen thuộc..
- Các từ liên quan đến chủ điểm/chủ đề Bậc 3 Ngữ pháp.
- Viết các câu mạch lạc, chi tiết, có liên kết về các chủ đề đã học..
- Chủ điểm/Chủ đề Năng lực giao.
- Nói về những chủ đề phức tạp hơn và đưa ra lập luận..
- Các từ liên quan đến chủ điểm/chủ đề Bậc 4.
- về các chủ đề phức tạp hơn..
- Chủ điểm/Chủ đề Năng lực giao tiếp Trọng tâm kiến thức ngôn ngữ Các chủ điểm: Cá nhân, Giáo dục,.
- Các chủ đề: thiên văn học, tôn giáo, quê hương, trải nghiệm, học tập suốt đời, cá thể hóa và sự khác biệt, năng lực sáng tạo, độ tuổi và sự khác biệt văn hóa, thế hệ, giới, sự kiện mang tính thời.
- Các từ liên quan đến chủ điểm/chủ đề Bậc 5 Ngữ pháp.
- Ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức ngữ âm đã học ở các bậc năng lực từ Bậc 1 đến Bậc 5.
- Trình bày về các chủ đề.
- Ôn tập, củng cố, mở rộng các kiến thức ngữ âm đã học ở các bậc năng lực từ Bậc 1 đến Bậc 5.
- Các từ liên quan đến chủ điểm/chủ đề Bậc 6 Ngữ pháp.
- Chương trình tuân thủ theo hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, trong đó sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau nhằm phát huy vai trò chủ động của người học, lấy việc học làm trung tâm, giúp người học hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ giao tiếp, năng lực tự chủ, và các phẩm chất được xác định trong Chương trình thông qua những tình huống giao tiếp có ý nghĩa với những nguyên tắc chung theo hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, một số nhóm phương pháp chủ đạo, vai trò của người học và người dạy cho phép việc áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng và mục đích của người học như sau:.
- Đường hướng dạy học ngôn ngữ giao tiếp phát triển năng lực giao tiếp cho người học thông qua sử dụng ngôn ngữ phục vụ mục đích giao tiếp có ý nghĩa với người học.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo, năng lực tự học ở người học.
- Một số phương pháp giáo dục đặc thù cho đối tượng người học 6.2.1.
- Cá nhân hóa hoạt động học tập cho phép người học tham gia lựa chọn nội dung, phương pháp học tập, tạo điều kiện cho người học được học tập theo nhịp độ riêng của mình và theo cách thức học phù hợp với mình nhất, phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và mục đích học tập..
- Dạy học tích hợp là nhóm phương pháp giáo dục giúp người học huy động nhiều nhóm năng lực, kỹ năng, kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong đời sống, qua đó phát triển được năng lực ngôn ngữ giao tiếp cần thiết..
- Ở cấp độ nội môn, đó là sự tích hợp các năng lực cấu thành năng lực ngôn ngữ giao tiếp (bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực xã hội, năng lực ngữ dụng, và năng lực sử dụng chiến lược giao tiếp), tích hợp các kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết, và tích hợp kiến thức ngôn ngữ, văn hóa xã hội và giao tiếp liên văn hóa..
- Phát triển năng lực tự học.
- Phát huy năng lực tự học, tính tự chủ học tập là một đặc điểm nổi bật trong các phương pháp dạy học cho các đối tượng người học người lớn và người học các chương trình giáo dục thường xuyên.
- Bồi dưỡng và phát triển phương pháp học, năng lực tự học, quyền tự chủ của người học sẽ giúp người học quản lý học tập tích cực độc lập, giúp người học đặt ra mục tiêu học tập, tự đưa ra các quyết định phù hợp với bản thân, kiểm soát việc học tập, quá trình nhận thức và nội dung học tập..
- Chương trình được thực hiện với nhiều đối tượng người học đa dạng.
- Vai trò của người học.
- Người học Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành đa dạng về độ tuổi, trình độ và mục tiêu học tập.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của khóa học và nhu cầu của người học, Chương trình này kết hợp các hoạt động đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá định kỳ theo chuẩn đầu ra kỳ vọng (theo các bậc năng lực ngôn ngữ tương ứng với khóa học) với định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ giao tiếp của người học thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh..
- Đánh giá định kỳ nhằm xác định mức độ hoàn thành khóa học của người học.
- Đánh giá định kỳ có thể được tổ chức thông qua các kỳ thi chuẩn hóa theo các bậc năng lực ngôn ngữ tương ứng với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam..
- Đánh giá cần đảm bảo tính toàn diện, khách quan, chính xác, bám sát yêu cầu cần đạt theo từng bậc năng lực của Chương trình tại thời điểm đánh giá và phải phù hợp với loại hình khóa học đang triển khai (ví dụ: nếu là khóa học nghe, nói thì kiểm tra đánh giá cần tập trung vào việc thể hiện năng lực nghe và nói của người học).
- Kết hợp giữa đánh giá năng lực ngôn ngữ giao tiếp và đánh giá từng năng lực riêng biệt cũng như kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ-xã hội..
- Phương pháp kiểm tra đánh giá định kỳ tập trung vào các bài kiểm tra viết, vấn đáp và các loại hình đánh giá khác nhằm xác định mức độ hoàn thành khóa học theo các yêu cầu cần đạt ở từng bậc năng lực trong Chương trình..
- Nội dung đánh giá thường xuyên cần bám sát nội dung yêu cầu cụ thể, mục tiêu của từng đơn vị bài học, góp phần hình thành bậc năng lực mà khóa học hướng đến..
- Nội dung kiểm tra định kỳ cần bám sát yêu cầu cần đạt của từng bậc năng lực và phù hợp với mục đích của khóa học..
- Hình thức đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua các bài kiểm tra, bảng tự đánh giá năng lực của người học về các tình huống dạy học, qua phân tích hồ sơ học tập của người học, qua các hoạt động trải nghiệm tiếng Anh trong và ngoài lớp học (hoạt động dự án, thuyết trình.
- Hình thức đánh giá thường xuyên phải phù hợp với người học, gắn với kinh nghiệm và các hoạt động sử dụng tiếng Anh trong bối cảnh của người học..
- Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được xây dựng theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Thời lượng dạy học để hoàn thành mục tiêu của mỗi bậc năng lực được đề xuất như sau:.
- Bậc năng lực Thời lượng đề xuất.
- Thời lượng đề xuất cho mỗi bậc năng lực là số giờ học mà người học thực hiện trong ngữ cảnh học tập chính quy (trong lớp học).
- Thời lượng dạy học đối với mỗi bậc năng lực có thể không giống nhau đối với những đối tượng người học khác nhau và phụ thuộc vào những yếu tố như: độ tuổi, động cơ học tập, trình độ văn hóa, thời gian tự học của mỗi cá nhân, và trình độ đầu vào..
- Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo..
- Công tác bồi dưỡng năng lực cho giáo viên phải được tổ chức thường xuyên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá quy định trong Chương trình..
- Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được triển khai thực hiện tùy theo nhu cầu của người học và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục đảm bảo mục tiêu cần đạt của Chương trình theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.