« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh


Tóm tắt Xem thử

- Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;.
- phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;.
- Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;.
- Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Giáo dục nghề nghiệp;.
- Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,.
- Thông tư này hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- phòng, chống bạo lực học đường trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và các tổ chức, cá nhân có liên quan..
- Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan..
- XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN.
- Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần thực hiện tốt những việc sau:.
- a) Đảm bảo an ninh trật tự, nội vụ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- không để xảy ra ngộ độc, mất an toàn thực phẩm trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- d) Đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập và các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.
- không để xảy ra hành vi quấy rối, xâm hại tình dục đối với học sinh, sinh viên..
- đ) Phối hợp giữa nhà trường với địa phương trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho học sinh, sinh viên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp a) Trên cơ sở quy tắc ứng xử chung được quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng Bộ quy tắc ứng xử phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị..
- b) Bộ quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và của học sinh, sinh viên trước khi ban hành..
- c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên biết và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của đơn vị..
- d) Bộ Quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website của cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- Định kỳ khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử..
- Thiết lập kênh thông tin trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- a) Xây dựng và phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường trao đổi thông tin với cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cá nhân có liên quan khác về văn hóa ứng xử..
- b) Thiết lập hộp thư góp ý và công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- d) Tổ chức gặp gỡ, trao đổi thông tin với gia đình học sinh, sinh viên..
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.
- a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các hoạt động hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành, phù hợp với khả năng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của học sinh, sinh viên..
- c) Các hoạt động nêu tại Điểm a Khoản này phải đảm bảo đúng quy định pháp luật, phù hợp với độ tuổi, tâm lý của học sinh, sinh viên và không trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vùng, miền..
- d) Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường..
- Thực hiện công tác y tế trường học và trợ giúp học sinh, sinh viên.
- a) Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên theo quy định..
- c) Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên..
- d) Đảm bảo các điều kiện sơ, cấp cứu, hỗ trợ kịp thời nạn nhân khi xảy ra tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- a) An ninh, trật tự, an toàn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- b) An toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên..
- Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.
- a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của cán bộ, viên chức, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- b) Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác trong sinh hoạt cũng như học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- c) Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp..
- d) Cán bộ, nhà giáo, nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.
- Học sinh, sinh viên phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng và theo quy định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Cha mẹ học sinh, sinh viên và khách đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải sử dụng trang phục phù hợp, lịch sự..
- đ) Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích bị cấm khác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- e) Không phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trái thuần phong mỹ tục hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục dưới mọi hình thức..
- g) Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, hoặc đe dọa, bạo lực với người khác..
- c) Đối với học sinh, sinh viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, tôn trọng.
- c) Đối với học sinh, sinh viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, cử chỉ mẫu mực.
- Không có hành vi, lời nói xúc phạm, gây tổn thương, bạo hành, xâm hại hoặc thể hiện thái độ trù dập, định kiến, che dấu các hành vi vi phạm của học sinh, sinh viên..
- Ứng xử của học sinh, sinh viên.
- Không bịa đặt thông tin, xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm hoặc có hành vi bạo lực đối với người khác..
- b) Đối với học sinh, sinh viên khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt.
- Không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm học sinh, sinh viên khác..
- PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
- Hướng dẫn tuyên truyền môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước.
- Gương cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường..
- b) Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội..
- c) Các nội dung kiến thức, kỹ năng về: Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường.
- trách nhiệm phát hiện, thông tin, tố giác hành vi bạo lực học đường.
- biện pháp, kỹ năng ngăn ngừa bạo lực học đường.
- kỹ năng can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.
- kỹ năng phòng, chống xâm hại đối với cá nhân, kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường xã hội và trên môi trường mạng..
- d) Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ hoặc các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- đ) Các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về: Chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ.
- a) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền trên mạng xã hội..
- Lồng ghép giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức lồng ghép nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tại các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm, cuối năm học hoặc các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác..
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương.
- Phòng ngừa bạo lực học đường.
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên.
- phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên.
- giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên..
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường.
- Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường..
- Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra..
- Hỗ trợ khi có nguy cơ bị bạo lực học đường.
- Phát hiện kịp thời học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường thông qua các biện pháp quản lý, theo dõi và các kênh thông tin..
- Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể đối với học sinh, sinh viên..
- Tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu, cảnh báo đối với học sinh, sinh viên về nguy cơ bạo lực học đường có thể xảy ra.
- Tư vấn các biện pháp cần thiết để học sinh, sinh viên có thể phòng, tránh bạo lực học đường..
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, sinh viên và tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường..
- Xử lý khi xảy ra bạo lực học đường.
- Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn..
- Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật..
- Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn..
- Kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
- Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học.
- Tổ chức tuyên truyền về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp..
- Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các hoạt động chung của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Thông tư này..
- Lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do mình quản lý..
- Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.
- Tích cực, tự giác, trách nhiệm học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, tham gia tích cực các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp khi có bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường..
- Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về các trường hợp, hành vi xâm hại, bạo lực hoặc vi phạm pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.