« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 39/2012/TT-BGDĐT Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường Trung cấp chuyên nghiệp tư thục


Tóm tắt Xem thử

- Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của.
- Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.
- Tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.
- QUY ĐỊNH CHUNG.
- Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là TCCN) tư thục, bao gồm: tổ chức và nhân sự.
- tham gia xây dựng và thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động đầu tiên của nhà trường và có số vốn góp đáp ứng quy định của trường..
- a) Được Đại hội đồng cổ đông nhà trường quyết định việc sáp nhập, chia, tách hoặc thành lập phân hiệu của trường;.
- Cơ cấu tổ chức.
- Cơ cấu tổ chức của trường TCCN tư thục bao gồm:.
- Hội đồng quản trị..
- Các hội đồng tư vấn, cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học..
- Đại hội đồng cổ đông.
- Đại hội đồng cổ đông là đại hội toàn thể các cổ đông, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của trường..
- Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:.
- b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban Kiểm soát của trường.
- giải quyết các yêu cầu về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận;.
- d) Thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của trường;.
- đ) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại quy chế tổ chức hoạt động của trường..
- Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức bắt buộc mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị triệu tập trong 4 tháng đầu năm tài chính..
- Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp bất thường trong những trường hợp sau:.
- a) Theo quyết định của Hội đồng quản trị;.
- c) Trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng các quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, Ban Kiểm soát được quyền thông báo cho Hội đồng quản trị và triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường..
- Việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông phải bằng giấy mời họp.
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được coi là hợp lệ khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần trở lên tham dự họp.
- Tỷ lệ cụ thể do Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường quy định nhưng không thấp hơn tỷ lệ này..
- Nội dung và diễn biến cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được ghi vào sổ biên bản của trường và được thông qua ngay trước khi bế mạc.
- các quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp và chỉ được thông qua khi có số cổ đông chiếm quá nửa số vốn nhất trí.
- biên bản các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải có chữ ký của người chủ trì và thư ký cuộc họp..
- Chi phí cho việc triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông được tính vào kinh phí hoạt động của nhà trường.
- Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường TCCN tư thục.
- chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường phù hợp với quy định của pháp luật..
- Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông của trường bầu và được giám đốc sở giáo dục và đào tạo nơi trường đặt trụ sở công nhận.
- Hội đồng quản trị có từ 3 đến 11 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng.
- Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu cần thiết) và các thành viên.
- Hội đồng quản trị phải có ít nhất là 2/3 số thành viên có trình độ đại học trở lên..
- Thành viên Hội đồng quản trị trường TCCN tư thục phải là những người đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân có vai trò quan trọng trong điều hành hoạt động của trường hoặc có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường..
- Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm tính từ ngày có quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền..
- Việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua theo nguyên tắc bỏ phiếu kín..
- Trường hợp số thành viên của Hội đồng quản trị bị giảm quá 1/3 so với số lượng quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ khi số thành viên của Hội đồng quản trị giảm quá quy định nêu trên để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị..
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị:.
- Hội đồng quản trị trường TCCN tư thục thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường TCCN và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:.
- a) Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trình Đại hội đồng cổ đông thông qua;.
- c) Thực hiện quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông.
- g) Giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quy định pháp luật, quy chế và các quyết nghị của Hội đồng quản trị..
- Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do các thành viên sáng lập trường tổ chức bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và kết quả chỉ được thông qua khi có quá nửa số thành viên sáng lập nhất trí.
- Từ nhiệm kỳ thứ hai, 3 tháng trước khi hết nhiệm kỳ, Hội đồng quản trị tổ chức Đại hội đồng cổ đông để bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và kết quả bầu chỉ được thông qua khi có quá nửa số phiếu của cổ đông tham gia họp Đại hội cổ đông nhất trí..
- Hội đồng quản trị họp thường kỳ ba tháng một lần.
- Các cuộc họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.
- Nghị quyết của Hội đồng quản trị xây dựng theo nguyên tắc: mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết và kết quả bầu chỉ được thông qua khi được quá nửa số thành viên Hội đồng quản trị nhất trí.
- Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị..
- Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị.
- a) Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:.
- Các trường hợp khác được xác định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường..
- b) Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:.
- Vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường bị Đại hội đồng cổ đông đề nghị bãi nhiệm.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị và được giám đốc sở giáo dục và đào tạo công nhận.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Hiệu trưởng khi có đủ các tiêu chuẩn quy định đối với Hiệu trưởng..
- Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên..
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:.
- a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;.
- b) Chủ trì chuẩn bị chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;.
- c) Tổ chức việc thông qua quyết nghị của Hội đồng quản trị;.
- d) Chỉ đạo việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị sau khi được thông qua;.
- đ) Báo cáo, giải trình kết quả thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị, tính minh bạch về tài chính và việc sử dụng các nguồn lực khác của nhà trường;.
- e) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Quy chế này và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường..
- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt trong thời gian nhất định theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường thì phải ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có) hoặc cho một thành viên trong số các thành viên còn lại của Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong thời gian vắng mặt.
- Trường TCCN tư thục được áp dụng chế độ cử Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Việc cử và công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị được thực hiện như việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Thời gian công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị không quá 6 tháng, kể từ ngày được công nhận và không được áp dụng thực hiện hai lần công nhận liên tiếp đối với một cá nhân..
- Chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị.
- nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường TCCN tư thục theo quy định tại Điều lệ trường TCCN.
- Hiệu trưởng trường TCCN tư thục được Hội đồng quản trị đề cử khi có quá nửa các thành viên Hội đồng quản trị nhất trí thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín và được giám đốc sở giáo dục và đào tạo công nhận..
- Hiệu trưởng trường TCCN tư thục là người điều hành các hoạt động của trường, đại diện cho trường thực hiện các nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, cơ quan quản lý giáo dục và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao..
- Ban Kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán..
- Những người trong Ban Kiểm soát không được là thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng.
- đồng thời không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ của thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng của nhà trường..
- nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị..
- c) Định kỳ thông báo với Chủ tịch Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động.
- tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị về các báo cáo, kết luận và kiến nghị trước khi trình lên Đại hội đồng cổ đông;.
- d) Báo cáo tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động của nhà trường;.
- e) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Quy chế này và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường;.
- g) Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường về các nội dung trong báo cáo và các hoạt động của mình;.
- h) Được quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, các thành viên của Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý khác cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu về các hoạt động của nhà trường khi thực thi nhiệm vụ;.
- i) Việc kiểm soát theo quy định tại các điểm a và b của khoản 5 Điều này không được cản trở các hoạt động của Hội đồng quản trị và không gây gián đoạn các hoạt động của trường;.
- k) Trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng các quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, Ban Kiểm soát được quyền thông báo cho Hội đồng quản trị và triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường.
- Các phòng chức năng, các khoa và tổ bộ môn trực thuộc trường, các tổ bộ môn trực thuộc khoa, hội đồng khoa học, các hội đồng tư vấn đào tạo, các tổ chức khoa học công nghệ, các cơ sở phục vụ đào tạo, dịch vụ và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc trường.
- Chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền thành lập các phòng chuyên môn, các khoa và tổ bộ môn trực thuộc trường, các tổ bộ môn trực thuộc khoa, hội đồng khoa học, các hội đồng tư vấn đào tạo, các tổ chức khoa học công nghệ, các cơ sở phục vụ đào tạo, dịch vụ và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc trường của trường TCCN tư thục được quy định tại Điều lệ trường TCCN.
- Căn cứ vào quy mô đào tạo và đặc điểm ngành nghề đào tạo, Hiệu trưởng đề xuất để Hội đồng quản trị quyết nghị về số lượng và cơ cấu của các đơn vị và cơ sở của trường để bảo đảm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục của trường..
- thực hiện các quy định của Điều lệ trường TCCN, Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các quy định khác của pháp luật..
- Tài sản của trường TCCN tư thục bao gồm:.
- b) Tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường;.
- Tài sản do được hiến, tặng, cho, tài trợ hoặc tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường thuộc sở hữu chung của trường TCCN tư thục.
- Đại diện phần vốn thuộc sỡ hữu chung có đầy đủ các quyền như các cổ đông góp vốn là cá nhân khác, được tham dự đại hội đồng cổ đông và biểu quyết tất cả các vấn đề của đại hội đồng cổ đông.
- Nguồn tài chính của trường TCCN tư thục gồm có:.
- Trích tối thiểu 25% để lập quỹ đầu tư xây dựng phát triển nhà trường và trích lập các quỹ khác theo quyết nghị của Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông..
- Mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị quyết định trên cơ sở quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
- Trường hợp cổ đông có nhu cầu rút vốn hợp lý, việc rút vốn phải được chấp thuận bằng nghị quyết của cuộc họp Hội đồng quản trị với kết quả biểu quyết đạt được từ 2/3 phiếu thuận trở lên.
- Ra quyết định hủy bỏ việc công nhận Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.