« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 43/2012/TT-BGDĐT Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và thường xuyên


Tóm tắt Xem thử

- BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên,.
- Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên..
- HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN.
- Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp (gọi tắt là giáo viên chủ nhiệm) giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là hội thi) quy định: nội dung, hình thức thi, đối tượng và điều kiện tham dự hội thi, các ban hội thi, tổ chức hội thi..
- Mục đích, yêu cầu của hội thi.
- Hội thi là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức định kỳ, theo quy mô từng cấp dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương và trung ương..
- a) Tuyển chọn, công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp;.
- Việc tổ chức hội thi phải đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học sinh..
- Các cấp tổ chức hội thi.
- Hằng năm tổ chức bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường.
- Hội thi cấp huyện do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức 2 năm một lần.
- Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức hội thi theo các quy định của điều lệ này.
- Kế hoạch tổ chức hội thi phải được thông báo bằng văn bản đến các trường ít nhất là 1 tháng trước thời điểm diễn ra hội thi.
- Thời gian và địa điểm tổ chức hội thi cụ thể do trưởng phòng giáo dục đào tạo quyết định và được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học.
- Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi, hội thi có thể chia thành các cụm thi, điểm thi..
- Hội thi cấp tỉnh do sở giáo dục và đào tạo tổ chức 4 năm một lần.
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức hội thi theo các quy định của điều lệ này.
- Kế hoạch tổ chức hội thi phải được thông báo bằng văn bản đến các trường trực thuộc và phòng giáo dục và đào tạo ít nhất là 2 tháng trước thời điểm diễn ra hội thi.
- Liên hoan giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 5 năm một lần và sẽ có các quy định cụ thể riêng..
- Công nhận danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi 1.
- Giáo viên có đầy đủ hồ sơ tham gia bình bầu và đạt yêu cầu về điểm đánh giá các nội dung theo quy định tại điểm d, khoản 2, điều 5 của điều lệ này thì được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi và được cấp giấy chứng nhận của nhà trường..
- Giáo viên tham gia đủ các nội dung hội thi và đạt các yêu cầu theo quy định về đánh giá kết quả của giáo viên dự thi theo từng cấp quy định tại điều 14 của điều lệ này thì được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức hội thi..
- NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM DỰ HỘI THI Điều 5.
- Nội dung, quy trình và cách thức bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường.
- a) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác chủ nhiệm của giáo viên theo quy định thể hiện ở các thành tích đạt được và sự tiến bộ của lớp chủ nhiệm;.
- a) Giáo viên nộp hồ sơ đăng kí dự bình bầu gồm: số chủ nhiệm của ít nhất 1 năm học gần nhất năm tổ chức hội thi.
- Nhà trường nhận xét, đánh giá hồ sơ cho những giáo viên được tham dự hội thi cấp huyện, tỉnh;.
- Tổng điểm của giáo viên đạt được là điểm trung bình cộng của các thành viên..
- d) Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường phải đạt tổng điểm 5 nội dung từ 40 điểm trở lên, trong đó không có nội dung nào đạt điểm dưới 8..
- Nội dung và hình thức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Mỗi giáo viên dự thi phải thực hiện 4 phần thi bao gồm:.
- a) Thi hồ sơ giáo viên chủ nhiệm: giáo viên nộp cho ban tổ chức hội thi hồ sơ giáo viên chủ nhiệm có kèm theo nhận xét, đánh giá của nhà trường.
- Hồ sơ giáo viên chủ nhiệm gồm có: số chủ nhiệm của ít nhất 1 năm học gần nhất năm tổ chức hội thi.
- Ban tổ chức hội thi đánh giá và cho điểm hồ sơ giáo viên chủ nhiệm;.
- Trưởng ban tổ chức hội thi quyết định hình thức thi, thời gian làm bài thi;.
- c) Thi ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp: giáo viên thi ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm theo tình huống do ban tổ chức hội thi đưa ra;.
- Đối tượng và điều kiện tham dự hội thi.
- Tham dự bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường là những giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường..
- Tham dự hội thi cấp huyện là giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm trong các trường thuộc cấp tiểu học và trung học cơ sở..
- Giáo viên tham dự hội thi cấp huyện phải đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường trong 2 năm trước liền kề, được nhà trường chọn cử tham gia hội thi cấp huyện.
- Số lượng giáo viên của mỗi trường tham gia hội thi cấp huyện do ban tổ chức hội thi cấp huyện quy định theo từng năm..
- Tham dự hội thi cấp tỉnh là giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm trong các nhà trường..
- Giáo viên tham dự hội thi cấp tỉnh phải đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường 2 lần trong 4 năm trước liền kề (đối với giáo viên ở các trường thuộc cấp trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên), đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện 2 lần trong 4 năm trước liền kề (đối với giáo viên trong các nhà trường thuộc cấp tiểu học và trung học cơ sở).
- được nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo chọn cử tham gia hội thi cấp tỉnh, số lượng giáo viên của mỗi trường và phòng giáo dục và đào tạo tham gia hội thi cấp tỉnh do ban tổ chức hội thi cấp tỉnh quy định theo từng năm..
- CÁC BAN HỘI THI Điều 8.
- Ban bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường do hiệu trưởng, giám đốc trung tâm ra quyết định thành lập, gồm có trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên..
- c) Thành viên: là toàn thể giáo viên của trường..
- b) Tổ chức bình bầu danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường theo quy định của điều lệ này;.
- c) Tổng hợp kết quả bình bầu, đề xuất danh sách giáo viên được công nhận giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường và danh sách giáo viên tham dự hội thi cấp huyện..
- Ban tổ chức hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Ban tổ chức hội thi do thủ trưởng của cơ quan tổ chức hội thi ra quyết định thành lập gồm có trưởng ban, phó trưởng ban và thành viên..
- Hội thi cấp huyện: là trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc phó trưởng phòng được ủy quyền;.
- Hội thi cấp tỉnh: là giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc phó giám đốc được ủy quyền..
- Hội thi cấp huyện: là phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc cán bộ phụ trách chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách tổ chức;.
- Hội thi cấp tỉnh: là trưởng phòng chuyên môn hoặc trưởng phòng tổ chức cán bộ;.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của ban tổ chức hội thi.
- Giúp trưởng phòng, giám đốc sở giáo dục và đào tạo triển khai kế hoạch hội thi và điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi theo quy định của điều lệ này..
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng ban tổ chức hội thi.
- a) Điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi.
- Các ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng ban tổ chức hội thi;.
- b) Quyết định tước bỏ quyền dự thi của giáo viên nếu vi phạm những quy định trong điều lệ hội thi..
- Ban đề thi của hội thi do trưởng phòng, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập, gồm có trưởng ban và các thành viên..
- Trưởng ban: là cán bộ phụ trách chuyên môn của đơn vị tổ chức hội thi, có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức việc ra đề thi phục vụ hội thi theo nội dung, hình thức thi đã được quy định..
- Thành viên: là các chuyên viên phụ trách chuyên môn của các cấp học thuộc các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo hoặc là giáo viên các cấp học có kinh nghiệm và uy tín trong công tác chủ nhiệm, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Ban giám khảo hội thi do trưởng phòng, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập, gồm có trưởng ban và các thành viên..
- liên hệ thường xuyên với trưởng ban tổ chức hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Thành viên: là các chuyên viên phụ trách chuyên môn của các cấp học thuộc các phòng giáo dục và đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo hoặc là giáo viên các cấp học có kinh nghiệm và uy tín trong công tác chủ nhiệm, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có khả năng nhận xét, đánh giá các bài thi của giáo viên chủ nhiệm.
- Ban thư ký hội thi do trưởng ban tổ chức hội thi ra quyết định thành lập, gồm trưởng ban và các thành viên..
- Ban thư ký hội thi giúp trưởng ban tổ chức hội thi:.
- a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh theo đúng quy định về điều kiện dự thi trình trưởng ban tổ chức hội thi để xét duyệt danh sách thí sinh;.
- c) Chuẩn bị các văn bản cần thiết của hội thi và ghi biên bản các cuộc họp của hội thi;.
- d) Quản lý chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí của hội thi;.
- Căn cứ thực tế công việc của hội thi, trưởng ban tổ chức hội thi có thể thành lập các ban khác để phục vụ hội thi..
- TỔ CHỨC HỘI THI Điều 13.
- Kế hoạch hội thi do cơ quan tổ chức hội thi xây dựng, bao gồm:.
- a) Mục đích, yêu cầu của hội thi;.
- d) Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức hội thi;.
- đ) Cụ thể hóa và quy định cách tính điểm các nội dung bình bầu đối với cấp trường và các nội dung thi của hội thi cấp huyện, tỉnh;.
- e) Tổ chức hội thi;.
- g) Cơ cấu giải thưởng của hội thi..
- Danh sách trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các giáo viên đăng ký dự thi;.
- Hồ sơ giáo viên chủ nhiệm của các giáo viên tham dự hội thi (có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cử giáo viên dự thi)..
- Tổ chức thi.
- Ban tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi, thông báo lịch thi cho các đơn vị tham gia, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự giờ thi ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm và thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm..
- Các nội dung thi được đánh giá theo thang điểm 10, theo hướng dẫn chấm thi của ban tổ chức hội thi và được các giám khảo chấm độc lập.
- Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi.
- Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau:.
- a) Hồ sơ giáo viên chủ nhiệm đạt từ 8 trở lên;.
- Tổng kết và công bố kết quả hội thi.
- Kết quả bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường được thông báo công khai tại trường và báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp..
- Kết quả hội thi cấp huyện, cấp tỉnh được công bố tại buổi tổng kết hội thi và được gửi đến các đơn vị dự thi..
- Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai hội thi được đề nghị xét khen thưởng theo quy định tại Luật thi đua khen thưởng..
- Trường hợp chưa đồng ý với đánh giá của ban giám khảo về từng nội dung thi và kết quả hội thi hoặc phát hiện gian lận, vi phạm pháp luật, giáo viên hoặc đơn vị có giáo viên dự thi có quyền khiếu nại với ban tổ chức hội thi hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền..
- Kinh phí tổ chức hội thi.
- Nguồn kinh phí thực hiện tổ chức hội thi được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp hiện hành của Luật ngân sách và các nguồn thu hợp pháp khác để đảm bảo tổ chức hội thi..
- Sử dụng kết quả hội thi.
- Kết quả hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị và cá nhân tham gia hội thi..
- Danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi là căn cứ để xem xét, thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.
- Căn cứ điều kiện cụ thể, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, các trường tham mưu để Ủy ban nhân dân các cấp quy định chế độ chính sách đối với giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi.