« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 51/2017/TT-BGTVT Nâng chuẩn ngoại ngữ đối với đăng kiểm viên tàu biển


Tóm tắt Xem thử

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển..
- QUY ĐỊNH CHUNG.
- Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển..
- Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng kiểm tàu biển.
- các sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển và công trình biển (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp)..
- Đăng kiểm viên tàu biển là người được công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển và sản phẩm công nghiệp theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan.
- Đăng kiểm viên tàu biển bao gồm:.
- a) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế;.
- b) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra;.
- c) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá..
- Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm tàu biển và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm tàu biển..
- Hạng đăng kiểm viên tàu biển.
- Đăng kiểm viên tàu biển được phân thành 02 (hai) hạng, như sau:.
- Đăng kiểm viên tàu biển..
- Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao..
- Trách nhiệm của đăng kiểm viên tàu biển.
- Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp phù hợp với các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật..
- Quyền hạn của đăng kiểm viên tàu biển.
- Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định..
- Trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên nghiệp vụ.
- Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật..
- Đăng kiểm viên tàu biển.
- Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển.
- b) Hoàn thành các khóa tập huấn nghiệp vụ mới, bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức..
- đ) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển và đánh giá hàng năm..
- e) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển đủ 02 (hai) năm trở lên..
- Tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên thực hiện công tác đánh giá.
- Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc khai thác tàu biển đến trước khi được công nhận với thời gian đủ 05 (năm) năm trở lên và hoàn thành thực tập nghiệp vụ đánh giá như sau:.
- a) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM): Có ít nhất 04 (bốn) cuộc đánh giá quản lý an toàn, trong đó ít nhất 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn công ty và 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn tàu..
- b) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý an ninh hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Kế hoạch an ninh tàu biển (SSP)..
- c) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý lao động hàng hải theo quy định của Công ước Lao động hàng hải (Công ước MLC): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý lao động hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II (DMLC II)..
- Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế:.
- a) Duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển;.
- b) Thẩm định, lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến thiết kế trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;.
- c) Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm;.
- Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra:.
- c) Kiểm tra, đánh giá công nhận đủ điều kiện các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;.
- d) Kiểm tra, đánh giá công nhận năng lực các cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;.
- đ) Kiểm tra, đánh giá tay nghề thực tế để cấp giấy chứng nhận thợ hàn;.
- e) Giám định trạng thái kỹ thuật tàu biển phục vụ việc mua, bán, thuê tàu biển khi có yêu cầu;.
- g) Lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e Khoản này;.
- h) Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm;.
- Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá:.
- a) Duyệt tài liệu, hồ sơ và đánh giá hệ thống quản lý an toàn, an ninh, lao động hàng hải;.
- b) Lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến việc đánh giá theo quy định;.
- c) Tính các loại giá, phí và lệ phí đăng kiểm;.
- Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.
- Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.
- Ngoài việc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:.
- a) Hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ cho đăng kiểm viên tàu biển bậc cao về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức;.
- c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển bậc cao và đánh giá hàng năm;.
- d) Có tổng thời gian giữ hạng đăng kiểm viên tàu biển đủ 05 (năm) năm..
- Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.
- Ngoài những nhiệm vụ như đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao còn thực hiện những nhiệm vụ sau:.
- b) Chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;.
- c) Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp;.
- d) Tham gia tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, đánh giá đăng kiểm viên bậc cao theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị..
- TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ.
- Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ 1.
- Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam..
- Nhiệm vụ của nhân viên nghiệp vụ.
- Cấp phát hồ sơ đăng kiểm theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam..
- Ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm..
- Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm..
- TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ, ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU BIỂN.
- Tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển và tổ chức thực hiện tập huấn nghiệp vụ cho các đăng kiểm viên tàu biển..
- Chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển bao gồm các nội dung chính sau đây:.
- a) Các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến công tác đăng kiểm;.
- b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam;.
- d) Các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được giao;.
- Đánh giá, công nhận và công nhận lại đăng kiểm viên tàu biển.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức đánh giá, công nhận và công nhận lại đăng kiểm viên tàu biển;.
- tổ chức đánh giá hàng năm để xác nhận duy trì năng lực đối với các đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận..
- Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam:.
- a) Ban hành quy trình đánh giá, công nhận và công nhận lại đăng kiểm viên tàu biển;.
- b) Quyết định thành lập Hội đồng công nhận đăng kiểm viên tàu biển để thực hiện việc đánh giá đăng kiểm viên tàu biển;.
- c) Cấp giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển trên cơ sở kết quả đánh giá của Hội đồng công nhận đăng kiểm viên tàu biển..
- Giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển.
- Giấy chứng nhận đăng kiểm viên tàu biển có thời hạn 05 năm theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và được xác nhận hàng năm..
- Thẻ đăng kiểm viên tàu biển có thời hạn 05 năm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này..
- Thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển.
- Đăng kiểm viên tàu biển bị thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển một trong các trường hợp sau đây:.
- a) Không đáp ứng được các yêu cầu đánh giá xác nhận hàng năm;.
- c) Không được thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp tục giao nhiệm vụ đăng kiểm tàu biển..
- Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này..
- Bãi bỏ Thông tư số 65/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm viên tàu biển..
- Các hạng đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo Thông tư số 65/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tiếp tục được duy trì hạng đăng kiểm viên đến ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên và được miễn tiêu chuẩn ngoại ngữ khi xem xét công nhận lại theo quy định của Thông tư này..
- Nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các đơn vị đăng kiểm phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này từ ngày 01 tháng 3 năm 2021..
- Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./..
- 1 Mẫu Giấy chứng nhận đăng kiểm viên tàu biển Mẫu số 01.
- 2 Mẫu Thẻ đăng kiểm viên Mẫu số 02.
- CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN THE GENERAL DIRECTOR OF VIETNAM REGISTER CERTIFIES THAT Họ và tên đăng kiểm viên:.
- Date of Birth Số đăng kiểm viên:.
- Ngày ấn định đánh giá hàng năm:.
- Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm, xác nhận đăng kiểm viên có đủ năng lực thực hiện công việc nêu trong (các) phụ lục kèm theo Giấy chứng nhận này.