« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ


Tóm tắt Xem thử

- BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:.
- Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- QUẢN LÝ NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
- Văn bản này quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương) bao gồm: xác định, xét chọn, thẩm định nhiệm vụ.
- tổ chức triển khai và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ..
- Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, (sau đây gọi chung là các đơn vị) được xét chọn hoặc được giao thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài nhằm giải quyết vấn đề khoa học có tính hệ thống, được thực hiện theo một hoặc nhiều giai đoạn.
- Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương 1.
- Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết.
- Thời gian tối đa để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là 6 năm..
- Căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương 1.
- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong từng giai đoạn của ngành và của quốc gia.
- Tiêu chuẩn chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương 1.
- Có trình độ từ thạc sỹ trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ.
- Có ít nhất một công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực gần với vấn đề nghiên cứu của nhiệm vụ.
- Không là chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ hoặc dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Chương II XÁC ĐỊNH, XÉT CHỌN VÀ THẨM ĐỊNH NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG.
- Xác định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Hàng năm, theo tiến độ xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ, dựa vào các căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương nêu tại Điều 5 của Quy định này, các đơn vị chủ động đề xuất các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương (theo Mẫu 1 Phụ lục I) và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét duyệt..
- Cơ quan chủ trì nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng bên tham gia nhiệm vụ, các nội dung hợp tác nghiên cứu, đặc biệt là cam kết hỗ trợ tài chính của phía đối tác nước ngoài để triển khai các nội dung nghiên cứu thuộc trách nhiệm của phía đối tác, lập kế hoạch triển khai chi tiết và đảm bảo các điều kiện để triển khai nhiệm vụ..
- Hồ sơ xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương 1.
- Hồ sơ xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương gồm: a) Công văn đề nghị của cơ quan chủ trì nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương..
- b) Đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương (theo Mẫu 1 Phụ lục I).
- c) Quyết định thành lập nhóm nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chủ trì..
- d) Thỏa thuận về nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu.
- cam kết hỗ trợ tài chính của đối tác nước ngoài về nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu..
- đ) Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương (theo Mẫu 2 Phụ lục I)..
- Hồ sơ xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được đóng thành quyển gồm 12 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
- Xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trên cơ sở xem xét đề xuất hằng năm của các đơn vị.
- Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được ưu tiên đưa vào danh mục xét chọn:.
- a) Nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thỏa thuận với đối tác nước ngoài cam kết tổ chức thực hiện..
- b) Nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ cấp thiết đang được quan tâm trong nước nhưng chưa được triển khai nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa có kết quả..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Hội đồng họp và đánh giá đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo Phiếu đánh giá (Mẫu 4 Phụ lục I).
- Căn cứ kiến nghị của hội đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Danh mục nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương để đưa ra xét chọn..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng tư vấn xét chọn các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trong Danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt.
- Hội đồng họp và đánh giá nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo Phiếu đánh giá (Mẫu 6 Phụ lục I).
- Tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương 1.
- Tên nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, khái quát được mục tiêu, nội dung nhiệm vụ, có tính mới so với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã và đang nghiên cứu..
- Sản phẩm của nhiệm vụ đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ.
- Kinh phí phù hợp với nội dung nhiệm vụ và quy định tài chính hiện hành.
- đối tác nước ngoài cam kết hỗ trợ tối thiểu 50% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ..
- Nhiệm vụ có hiệu quả về khoa học, về giáo dục và đào tạo, về kinh tế - xã hội..
- Phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp lý, khả thi.
- nội dung hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài phù hợp với nội dung và mục tiêu của nhiệm vụ..
- Chủ nhiệm nhiệm vụ có năng lực, kinh nghiệm, uy tín về nghiên cứu, năng lực tổ chức quản lý..
- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ..
- Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương 1.
- Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.
- Thành viên hội đồng là các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của nhiệm vụ.
- Hội đồng tư vấn xét chọn có trách nhiệm đánh giá Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo các tiêu chí quy định tại Điều 10..
- Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương có từ 7 đến 11 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và các uỷ viên, trong đó, có 2 thành viên (đối với hội đồng có 7 thành viên) hoặc 3, 4 thành viên (đối với hội đồng có 9, 11 thành viên) là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.
- Trong trường hợp nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được thực hiện theo nhiều giai đoạn thì Hội đồng tư vấn xét chọn đánh giá Thuyết minh nhiệm vụ giai đoạn sau kết hợp với kết quả nghiệm thu nhiệm vụ giai đoạn trước..
- Các thành viên hội đồng đánh giá Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo phiếu đánh giá Thuyết minh (Mẫu 6 Phụ lục I).
- Quy trình làm việc của hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu nội dung, yêu cầu của việc xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt Thuyết minh nhiệm vụ.
- Hai ủy viên phản biện trình bày ý kiến nhận xét Thuyết minh nhiệm vụ.
- Hội đồng nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm nhiệm vụ và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá được quy định tại Điều 10..
- Hội đồng thảo luận, thống nhất về các nội dung, yêu cầu chủ nhiệm nhiệm vụ phải chỉnh sửa, bổ sung trong bản Thuyết minh..
- Thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Căn cứ kết quả họp Hội đồng tư vấn xét chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo quy định hiện hành (Mẫu 8 Phụ lục I)..
- Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm bổ sung, hoàn chỉnh Thuyết minh nhiệm vụ theo biên bản thẩm định, trình cơ quan chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt..
- Chương III TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG.
- Triển khai nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được thực hiện theo Hợp đồng ký giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ (theo Mẫu 10 Phụ lục I).
- Bản Thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt là một phần không tách rời của Hợp đồng.
- Chủ nhiệm nhiệm vụ và nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Hợp đồng và Thuyết minh được phê duyệt.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền cho cơ quan chủ trì quyết định việc đón tiếp cán bộ khoa học nước ngoài vào Việt Nam làm việc và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo kế hoạch đã phê duyệt trong Thuyết minh nhiệm vụ và Hợp đồng.
- Trường hợp có thay đổi về nội dung, dự toán, tiến độ và thời gian thực hiện nhiệm vụ, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ phải có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét.
- Văn bản trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh nội dung, dự toán, tiến độ và thời gian thực hiện nhiệm vụ là một bộ phận của Hợp đồng..
- Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định trong Hợp đồng.
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiến độ thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ (theo Mẫu 11 Phụ lục I).
- Tổ chức thanh lý hợp đồng, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về tài chính.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện, nội dung khoa học, tình hình sử dụng kinh phí và những vấn đề liên quan khác của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản (theo Mẫu 12 Phụ lục I) và được lưu vào hồ sơ nhiệm vụ..
- Kết quả kiểm tra là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét điều chỉnh hoặc đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Chương IV ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được đánh giá, nghiệm thu theo hai cấp: đánh giá ở cấp cơ sở và đánh giá, nghiệm thu ở cấp Bộ.
- Trong trường hợp nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương thực hiện theo nhiều giai đoạn thì nhiệm vụ ở giai đoạn tiếp theo được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho tiếp tục triển khai nếu kết quả nghiệm thu nhiệm vụ ở giai đoạn trước được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt loại “Khá” trở lên.
- Hội đồng đánh giá cấp cơ sở kết luận đánh giá nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo hai mức: “Đạt” hoặc “Không đạt”.
- Đối với nhiệm vụ được đánh giá ở mức “Không đạt”, cơ quan chủ trì nhiệm vụ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả đánh giá cấp cơ sở, tiến hành làm thủ tục chấm dứt hợp đồng..
- Đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương ở cấp Bộ 1.
- Trong thời gian 45 ngày sau khi đánh giá cấp cơ sở, chủ nhiệm nhiệm vụ và cơ quan chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm nộp mười hai (12) bộ hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiến hành tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp Bộ (gọi tắt là Hồ sơ đánh giá), trong đó có ít nhất một (01) bộ gốc.
- Hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp Bộ gồm: a) Công văn của cơ quan chủ trì đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp bộ đối với nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, kèm theo Danh sách giới thiệu thành viên hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương (theo Mẫu 15 Phụ lục I)..
- d) Sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ với số lượng và yêu cầu như đã quy định trong Thuyết minh nhiệm vụ và Hợp đồng..
- e) Các báo cáo định kỳ của chủ nhiệm nhiệm vụ, cơ quan chủ trì nhiệm vụ và các biên bản kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ trì..
- g) Báo cáo về kết quả thử nghiệm hoặc ứng dụng các sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ (thiết bị, công nghệ, quy trình công nghệ.
- ý kiến nhận xét của đơn vị sử dụng và/hoặc các tài liệu về đo đạc, kiểm tra, đánh giá thử nghiệm các sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ của cơ quan đo lường, thử nghiệm có thẩm quyền..
- h) Báo cáo tổng hợp quyết toán tài chính của nhiệm vụ..
- i) Báo cáo của chủ nhiệm nhiệm vụ đánh giá về các nội dung hợp tác quốc tế (theo Mẫu 16 Phụ lục I)..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh lý hợp đồng (theo Mẫu 19 Phụ lục I) với đại diện của cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương sau khi chủ nhiệm nhiệm vụ đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương đạt kết quả xuất sắc, được áp dụng vào thực tiễn, sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả phát triển ngành giáo dục, phát triển kinh tế, xã hội được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét khen thưởng